Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

LỊCH SỬ GD-ĐT CAM LÔ.
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
95.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1916

LỊCH SỬ GD-ĐT CAM LÔ.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CAM LỘ

CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN.

( Bài viết nhân dịp kỷ niệm ngày Cam Lộ giải phóng 2/4/1972 -2/4/2009)

Cho đến thời điểm này, tính từ ngày quê hương được giải phóng năm 1972, Giáo dục Cam

Lộ đã trải qua chặng đường gần 40 năm. Bốn mươi năm chỉ là một khoảnh khắc của thời gian,

nhưng 40 năm ấy là đã gần 1/2 thế kỷ các thế hệ cán bộ quản lý ngành, cùng các thầy giáo, cô giáo

gắn bó với sự nghiệp trồng người trên địa bàn huyện Cam Lộ, chứng kiến những đổi thay lớn lao

của sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở một vùng quê nghèo khó nhưng hiếu học này.

Dõi theo dòng thời gian, với bao biến thiên của lịch sử, Giáo dục Cam Lộ cũng đã có những

bước chuyển mình, đóng góp phần công sức không nhỏ cho sự nghiệp chung của cả nước.

Ngày 02/4/1972 Cam Lộ được hoàn toàn giải phóng và đến ngày 1/5/1972 bước chân của

đoàn quân vệ quốc đã tiến về giải phóng thêm một nửa quê hương Quảng Trị. Từ đó, nền giáo dục

Cách mạng được xác lập và đảm đương nhiệm vụ ở vùng mới giải phóng. Phòng giáo dục Cam Lộ

cũng chính thức được thành lập, đóng tại thôn Thượng Viên, xã Cam Thành cũ. Trong bộn bề khó

khăn, nhưng chỉ sau 2 năm giải phóng, giáo dục Cam Lộ phát triển với tốc độ nhanh.

Là một vùng giáp ranh, vừa trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc, tất cả hầu như bị san bằng,

đổ nát; mọi chuyện bắt đầu từ con số 0 nên sự nghiệp giáo dục cũng đối mặt với bao cam go, thử

thách. Lúc này, văn phòng cơ quan chỉ có 1 đ/c phụ trách cùng một vài đ/c khác từ phòng văn hoá

thông tin tăng cường sang, đội ngũ CBGV đứng lớp còn rất mỏng, cả huyện chỉ tuyển chọn được 25

anh chị em có trình độ lớp 5 để bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Sau này được Ty giáo dục Vĩnh Linh

và các tỉnh Miền Bắc chi viện vào thêm.

Với niềm khát khao của nhân dân mong muốn con em mình sớm được cắp sách tới trường,

các cấp uỷ Đảng và chính quyền đã thể hiện quyết tâm chỉ đạo xây dựng phong trào giáo dục huyện

nhà, đồng thời được toàn xã hội hưởng ứng và chăm lo, giáo dục Cam Lộ từ trong hoang tàn đổ nát

của chiến tranh cũng dần ươm hoa kết trái.

Hơn bao giờ hết, ngành giáo dục được đảm nhận một sứ mệnh lịch sử cao cả, có ý nghĩa

mang tầm chiến lược trong sự nghiệp trồng người. Đó là đào tạo cả một thế hệ vừa học, vừa bảo vệ

thành quả cách mạng, đấu tranh giải phóng miền Nam và lao động tái thiết quê hương. Những lớp

bình dân học vụ, bổ túc văn hoá, giáo dục mầm non và phổ thông được mở ra. Hàng loạt vấn đề

như xây dựng trường lớp, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên cấp tốc, tuyên truyền mở mang dân

trí đến việc lo cái ăn, nơi ở ... được tổ chức khẩn trương, tận tâm, tận lực, với niềm phấn chấn và

nhiệt tình cao độ, thấm đẫm chất anh hùng ca cách mạng. Một thế hệ cán bộ làm công tác giáo dục

dày dạn kinh nghiệm, giàu đức hy sinh, không nề hà gian khó đã trực tiếp về ăn ở với dân, bám

chắc cơ sở để chỉ đạo phong trào, giáo viên thường trực với trường với lớp, tận tuỵ với công việc,

tất cả vì học sinh thân yêu của mình. Mọi chuyện họ tự lực làm lấy, từ những trang giáo trình, giáo

án không có tài liệu nào tham khảo ngoài cái tâm, cái lực của người thầy, người cô. Họ đã thổi bùng

lên ngọn lửa tri thức làm sáng lòng con trẻ. Lực lượng ngày càng được tôi luyện, phát triển và

trưởng thành.

Với nỗ lực và quyết tâm chung của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân mà nồng cốt là lực

lượng của ngành giáo dục, mạng lưới trường lớp được mở rộng, từng bước đi vào hệ thống chính

quy. Chỉ sau 2 năm giải phóng, giáo dục Cam Lộ phát triển với tốc độ nhanh: Năm học 1973 -

1974, các xã trong huyện đều tổ chức khai giảng cho các trường tiểu học mặc dầu ít lớp và ít học

sinh vì phần lớn số dân đi sơ tán xa chưa hồi hương được. Lúc này ngành BTVH cũng tiến hành mở

các lớp BTVH cấp 1, cấp 2 cho cán bộ huyện và xã theo học. Năm học 1974 - 1975 quy mô trường

lớp đã có bước phát triển, gồm ba trường tiểu học và một trường phổ thông cấp 2 của huyện đặt tại

thôn Thượng Viên cũng được khai giảng. Lúc đó mở được lớp, được trường cũng là một chiến công

lớn lao bởi cái gì cũng khó, cái gì cũng thiếu.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân lịch sử năm 1975 đã kết thúc thắng lợi "cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước" của nhân dân ta, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc

Việt Nam được thống nhất đi vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!