Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM - Ga Đà Nẵng doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT
NAM
Ga Đà Nẵng
Với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, Đà Nẵng đang vươn lên trở thành trung
tâm thứ ba của cả nước. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua thành phố Đà Nẵng
có chiều dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân
Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Đường sắt Việt Nam.
Ga Đà Nẵng nằm trong nội thị thành phố, là một trong những ga quan trọng nhất
trên tuyến đường sắt Bắc - Nam. Hàng tuần có khoảng 30 chuyến tàu hỏa từ Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng. Từ ga Đà Nẵng, hành khách có thể
mua vé đến tất cả các ga trong cả nước.
Ga Đà Nẵng được xây dựng và khánh thành vào năm 1902 theo kiến trúc thống
nhất từ Nam chí Bắc. Từ khi thành lập đến nay, ga Đà Nẵng được sửa chữa và xây
dựng nhiều lần nên không còn dấu vết của lối kiến trúc xưa. Sau ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng, ga Đà Nẵng được mở rộng trở thành ga khu đoạn với 3 chức
năng: ga hàng, ga hành khách và ga tác nghiệp kỹ thuật.
Hiện nay, ga Đà Nẵng thuộc loại lớn và tốt nhất miền Trung. Nhà ga mới được
nâng cấp khang trang, sạch đẹp; có phòng đợi tàu được trang bị máy lạnh, đầy đủ
tiện nghi, sức chứa khoảng 200 người và nhiều dịch vụ bổ sung phục vụ hành
khách như: nhà hàng ăn uống, quầy bar, điện thoại công cộng, quầy bán sách báo,
khu vực tắm rửa, nhà vệ sinh..., an ninh trật tự khu vực nhà ga được đảm bảo.
Trong tương lai, đến năm 2010, ga hành khách, ga kỹ thuật lập tàu và hàng hóa sẽ
được thiết kế xây dựng chuyển ra ngoại vi thành phố ở khu vực Hòa Minh, Hòa
Phát, gần chân núi Phước Tường. Hiện các nhà khoa học ở Đà Nẵng đang ấp ủ
một dự án đưa phương tiện giao thông tramway vào mạng lưới giao thông vận tải
hành khách công cộng Đà Nẵng. Tuyến đường thí điểm đầu tiên sẽ tranh thủ chính
dự án di dời nhà ga và tuyến đường sắt hiện nay ra khỏi nội thị để thiết lập tuyến
đường sắt dùng cho xe điện chạy từ Nam Ô về ga Đà Nẵng cũ.
Tại giao lộ giữa tuyến đường sắt với các con đường nhánh chủ yếu ở khu vực
Thanh Khê, Liên Chiểu sẽ hình thành các trạm đỗ đón khách của loại xe điện này,