Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM - Ga Bàn Cờ ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT
NAM
Ga Bàn Cờ
Sau khi đường sắt quốc gia được nối thêm từ ga Uông Bí C xuống ga Hạ Long,
đường sắt (ĐS) khổ 1.435 mm nằm đè lên ĐS mỏ khổ 1000 mm, năm 1985, Trạm
ga Bàn Cờ ra đời. Đến ngày 15-10-1987, trạm này được công nhận là ga, Trưởng
ga đầu tiên là đồng chí Trần Đình Tụ (nay là Giám đốc Xí nghiệp Vận tải đường
sắt Hà Quảng). Ga Bàn Cờ nằm tại trung tâm thị xã Uông Bí, gọi là ga nhưng thực
tế chỉ có một dãy nhà tranh, cuộc sống của cán bộ công nhân viên (CBCNV) thiếu
thốn mọi thứ.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân địa phương, một đường ke tuy chưa đủ
chiều dài đã nhanh chóng được xây dựng để tàu khách 2057-2058 hàng ngày đỗ và
đi, đón trả hành khách. Chỉ sau một thời gian ngắn đoàn tàu, nhà ga đã trở nên
thân thuộc với nhiều bà con, công nhân viên về hưu làm thêm. Nơi đây đã trở
thành một trạm “trung chuyển” nhu yếu phẩm từ Kép đến Uông Bí, Hạ Long...
Nhiều bà con đi lại buôn bán trên tàu đều quen biết thân thiết với tất cả CBCNV
ga đến mức có thể “nợ cước” chiều đi và khi bán hết hàng, chiều về mới phải
thanh toán.
Bây giờ, nhà ga đã được xây dựng thành dãy 6 gian cấp 4. Ga hiện có 9 CBCNV,
đứng đầu là Trưởng ga Ngô Xuân Hãn. Suốt từ năm 1993 đến nay, do tính đặc thù
của nhà ga, hàng ngày ga chỉ đợi đôi tàu khách duy nhất 2057-2058, thi thoảng
mới có tàu hàng, tàu du lịch. Thời gian còn lại trong ngày ga đón các đoàn tàu từ
mỏ của Công ty than Vàng Danh chở than ra cảng Điền Công.
Có thể nói, trên toàn tuyến Hà Quảng, trực ban ga Bàn Cờ là vất vả nhất, bất kể
mùa nào, đêm hay ngày, bụi và gió lúc nào cũng phong tỏa nơi giao thẻ của trực
ban với tài xế tàu mỏ. Nhiều lúc tàu 2057 vừa chạy xuống Hạ Long, anh em trực
ban, gác ghi tay đang cầm bát cơm chưa kịp ăn, chuông lại réo, bạn lại xin đường.
Trực ban khi giao thẻ xong, quay lại nhà ăn, bát cơm đã nguội lạnh.
Ngành đường sắt Việt Nam đã trải qua bao năm đổi mới, ga ở tuyến Hà Quảng đã
được xây dựng lại, khang trang đổi mới. Riêng ga Bàn Cờ vẫn nếp nhà xưa, mái
ngói, tường quét ve màu vàng, cũ kỹ nhưng thân thuộc.