Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------------
ĐẶNG CHÍ THÔNG
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƢỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG
Chuyên ngành : Nhân học văn hoá
Mã số : 62 31 65 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC VĂN HOÁ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS.Phạm Quang Hoan
2. PGS.TS. Hà Đình Thành
Hà Nội - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận án là kết quả điều tra thực địa và thu thập tƣ liệu của
tác giả luận án.
Nghiên cứu sinh
Đặng Chí Thông
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Tiến sĩ về đề tài : Lễ hội truyền thống của ngƣời
Cao Lan ở Tuyên Quang, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
- Thƣờng vụ Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Văn hóa Nghệ
thuật Quân đội – nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện về thời gian để tôi
hoàn thành chƣơng trình học tập và bản luận án này;
- Học viện Khoa học xã hội và Khoa Dân tộc học đã tận tình giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án;
- Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, Lãnh đạo và
đồng bào Cao Lan ở các địa phƣơng nơi tôi đã tiến hành nghiên cứu đã nhiệt
tình giúp đỡ và cộng tác giúp tôi thu thập thông tin, tƣ liệu của luận án;
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã chia sẻ, khích lệ tôi trong thời
gian thực hiện luận án;
- Tập thể hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Quang Hoan và PGS.
TS. Hà Đình Thành đã tƣ vấn, định hƣớng khoa học rõ ràng cho tôi trong quá
trình học tập và thực hiện luận án. Tập thể hƣớng dẫn đã có những ý kiến gợi
mở và đóng góp trực tiếp vào các nội dung nghiên cứu của luận án.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2013
Nghiên cứu sinh
Đặng Chí Thông
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2
3. Đối tƣợng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu ...................................................3
4. Nguồn tƣ liệu của luận án................................................................................5
5. Đóng góp của luận án.......................................................................................6
6. Cấu trúc của luận án ........................................................................................6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁT QUÁT VỀ
NGƢỜI CAO LAN .................................................................................. 7
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................7
1.1.1.Tổng quan nghiên cứu về người Cao Lan ở Việt Nam ...................... 7
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về lễ hội và lễ hội của người Cao Lan........ 13
1.2. Cơ sở lý thuyết..............................................................................................17
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................. 17
1.2.2. Hướng tiếp cận................................................................................. 21
1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu ........................................................................ 21
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................24
1.4. Khái quát về ngƣời Cao Lan ở Việt Nam và tỉnh Tuyên Quang ..........25
1.4.1. Một số đặc điểm về dân số và địa bàn cư trú ................................. 25
1.4.2. Một số đặc điểm về kinh tế............................................................... 28
1.4.3. Một số đặc điểm về văn hoá vật chất............................................... 30
1.4.4. Một số đặc điểm về văn hoá xã hội.................................................. 33
1.4.5. Một số đặc điểm về văn hoá tinh thần ............................................. 36
Tiểu kết chương 1....................................................................................... 45
Chƣơng 2: CÁC LỄ HỘI Ở ĐÌNH VÀ NGOÀI ĐÌNH CỦA NGƢỜI
CAO LAN .............................................................................................. 47
2.1. Các lễ hội ở đình ..........................................................................................47
2.2.1. Lễ hội đình Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn..................... 47
2.2.2. Lễ hội đình làng Minh Cầm, xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn............... 62
2.2.3. Lễ hội đình làng Mãn Hoá, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương............ 78
2.2.4. So sánh lễ hội đình làng của người Cao Lan ở điểm nghiên cứu.... 80
2.3. Các lễ hội ngoài đình ...................................................................................81
2.3.1. Lễ hội ngoài đình của người Cao Lan ở xã Kim Phú ..................... 81
2.3.2. Lễ hội ngoài đình của người Cao Lan ở xã Đội Cấn .................... 83
2.3.3. Lễ hội ngoài đình của người Cao Lan ở xã Đại Phú....................... 90
2.4. Các lễ hội đình làng của ngƣời Cao Lan ở các địa phƣơng khác.........91
2.4.1. Lễ hội đình làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quang, huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ............................................................................................... 91
2.4.2. Lễ hội xuống đồng ở Xóm Mới, xã Quang Yên, huyện Sông Lô,
tỉnh Vĩnh Phúc............................................................................................ 96
Tiểu kết chương 2..................................................................................... 104
Chƣơng 3: CÁC GIÁ TRỊ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI
CAO LAN Ở TUYÊN QUANG TRONG BỐI CẢNH MỚI............ 106
3.1. Bối cảnh mới và quan điểm bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội
truyền thống ......................................................................................................106
3.1.1. Bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập .... 106
3.1.2.Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tỉnh Tuyên Quang về bảo tồn
và phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống ....................................... 108
3.2. Các giá trị lễ hội của ngƣời Cao Lan trong bối cảnh hiện nay...........114
3.2.1. Giá trị văn hoá ............................................................................... 114
3.2.2. Giá trị lịch sử ................................................................................. 116
3.2.3. Giá trị kinh tế ................................................................................. 117
3.2.4. Giá trị xã hội trong đời sống đương đại........................................ 118
3.3. Biến đổi của lễ hội truyền thống ..............................................................119
3.3.1. Biến đổi về không gian và hình thức tổ chức lễ hội...................... 119
3.3.2. Biến đổi của các nghi lễ và các trò chơi........................................ 122
3.3.3. Biến đổi trong nhận thức về vị trí, vai trò của lễ hội trong đời sống
cộng đồng ................................................................................................. 124
3.4. Một số giải pháp phát huy các giá trị lễ hội truyền thống của ngƣời
Cao Lan..............................................................................................................125
3.4.1. Nhóm giải pháp về chính sách ....................................................... 126
3.4.2. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội ................................................ 129
3.4.3. Nhóm giải pháp về văn hoá............................................................ 130
3.4.4. Tiếp tục đẩy mạnh sưu tầm, nghiên cứu ........................................ 131
Tiểu kết chương 3..................................................................................... 131
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................... 133
4.1. Vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của cộng đồng ngƣời Cao Lan..133
4.2. Phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống phục vụ phát triển.........136
4.3. Vai trò của cộng đồng ngƣời Cao Lan trong quản lý lễ hội.................142
Tiểu kết chương 4..................................................................................... 145
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 152
PHỤ LỤC........................................................................................................ 162
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng không thể
thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Lễ hội là dịp bày tỏ sự
tôn vinh, tƣởng niệm những ngƣời đã đƣợc cộng đồng suy tôn, bao gồm các
vị nhân thần, thiên thần và cả những hiện tƣợng tự nhiên - xã hội khác.
Lễ hội chứa đựng các giá trị văn hoá truyền thống đã đƣợc chắt lọc, kết
tinh qua nhiều thế hệ nhƣ lối sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngƣỡng,
văn hoá nghệ thuật... Các giá trị ấy có tác động sâu sắc đến việc hình thành
cốt cách, tình cảm, diện mạo văn hoá của cộng đồng, là những thành tố quan
trọng cấu thành nền văn hoá truyền thống Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhiều năm qua, lễ hội truyền thống ở Việt Nam đã trải qua những bƣớc
thăng trầm: có khi lắng xuống, có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức.
Trong những nguyên nhân của thời kỳ lắng xuống ấy có thể kể đến những
nguyên nhân khách quan nhƣ chiến tranh hay kinh tế đất nƣớc còn nhiều
khó khăn; trong những nguyên nhân chủ quan phải kể đến việc nhận thức và
cách thức quản lý của các nhà quản lý văn hóa - xã hội; có lúc ngƣời ta coi
tổ chức lễ hội là một sự lãng phí, tốn kém tiền của của nhân dân, là mê tín dị
đoan… nên đã đƣa ra những quyết định quản lý lễ hội nặng về cấm đoán
hành chính, thiếu căn cứ khoa học. Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thống
không đƣợc vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nhiều giá trị văn hóa
đặc sắc của lễ hội theo đó cũng bị mai một dần.
Trong những năm gần đây, tình hình dƣờng nhƣ có xu hƣớng ngƣợc
lại, lễ hội phát triển ồ ạt, không đƣợc định hƣớng một cách có tổ chức, khoa
học và nhiều yếu tố ngoại lai đã xuất hiện trong lễ hội. Các nhà quản lý văn
hóa đã nhận thức rõ hơn về lễ hội và coi lễ hội là nhu cầu thực sự, khách
quan của nhân dân; nhu cầu này cần phải đƣợc thoả mãn một cách chính
đáng. Tuy nhiên, họ lại phải đứng trƣớc một tình huống quản lý không hề
đơn giản: không thể đƣa ra những quyết định cấm nhƣ thời kỳ trƣớc đây,
2
nhƣng cũng chƣa thể đƣa ra những quyết định khác có thể định hƣớng, điều
chỉnh tình trạng phát triển ồ ạt của lễ hội hiện nay.
Văn hoá của ngƣời Cao Lan ở Tuyên Quang, trong đó có lễ hội truyền
thống đã có từ lâu đời, trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá
các dân tộc ở Việt Nam. Những giá trị văn hoá trong lễ hội đã hình thành
nên cốt cách tình cảm, diện mạo của cộng đồng ngƣời Cao Lan. Những lễ
hội ấy đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác, trải qua những thăng trầm
biến động của lịch sử, đƣợc chắt lọc, bổ sung trở thành bản sắc văn hoá rất
riêng của ngƣời Cao Lan. Việc nhận diện đầy đủ và nghiên cứu chuyên sâu,
có hệ thống về lễ hội truyền thống của ngƣời Cao Lan ở Tuyên Quang sẽ
góp phần làm cho bản sắc văn hoá Việt Nam càng thêm rõ nét “đa dạng và
thống nhất, thống nhất trong đa dạng”.
Thông qua việc nghiên cứu lễ hội truyền thống của ngƣời Cao Lan ở
Tuyên Quang, luận án còn cung cấp những luận cứ khoa học, giúp các cấp
chính quyền địa phƣơng nhận rõ những giá trị đích thực của nó để có hƣớng
bảo tồn, kế thừa và phát huy một cách phù hợp các giá trị văn hoá truyền
thống nhằm phục vụ việc xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở cơ sở.
Đồng thời góp phần vào việc xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế hiện nay.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn Lễ hội truyền thống của người
Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học văn hoá
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở tập hợp, khảo tả và phân tích các tƣ liệu, luận án tập trung
làm rõ những đặc điểm cùng những giá trị văn hoá trong lễ hội truyền thống
của ngƣời Cao Lan.
3
- Chỉ ra những biến đổi của lễ hội truyền thống của ngƣời Cao Lan
trong quá trình giao lƣu, tiếp biến văn hoá với các tộc ngƣời khác cùng cƣ
trú trong vùng.
- Bƣớc đầu so sánh những tƣơng đồng và khác biệt trong lễ hội truyền
thống của ngƣời Cao Lan giữa các địa phƣơng trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang.
- Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống, đồng thời đề xuất một số giải
pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống Cao Lan
trong bối cảnh phát triển và hội nhập.
3. Đối tƣợng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
- Luận án đi sâu tìm hiểu các loại hình lễ hội, những biến đổi của lễ hội
truyền thống của ngƣời Cao Lan ở một số địa phƣơng trong tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Phạm vi nghiên cứu là lễ hội truyền thống của ngƣời Cao Lan ở
Tuyên Quang, trong đó chú trọng nghiên cứu bối cảnh không gian, diễn biến
và những biến đổi của lễ hội. Nghiên cứu lễ hội theo lịch đại và đồng đại để
thấy rõ những nét đặc trƣng, các giá trị văn hoá, xã hội của lễ hội cả trong
truyền thống và hiện nay.
3.3. Địa bàn nghiên cứu
Luận án chọn địa bàn nghiên cứu chính là tỉnh Tuyên Quang. Vì Tuyên
Quang là tỉnh có ngƣời Cao Lan cƣ trú đông nhất trong cả nƣớc và nhiều lễ
hội truyền thống của ngƣời Cao Lan vẫn còn duy trì cho đến ngày nay.
Nghiên cứu đƣợc tập trung thực hiện tại hai huyện có ngƣời Cao Lan
cƣ trú tập trung nhất: Yên Sơn và Sơn Dƣơng.
- Huyện Yên Sơn
+ Làng Giếng Tanh, xã Kim Phú: Làng Giếng Tanh, nơi có lễ hội đình
Giếng Tanh nổi tiếng của ngƣời Cao Lan vẫn đƣợc duy trì cho đến ngày
nay.
Địa bàn nghiên cứu chủ yếu của luận án là làng Giếng Tanh, xã Kim
Phú. Xã Kim Phú có số dân là 8.250 ngƣời, với 1.970 hộ trong đó ngƣời
4
Cao Lan là 6.325 ngƣời, chiếm gần 12% so với tổng số 54.095 ngƣời Cao
Lan có mặt tại Tuyên Quang. Ngƣời Cao Lan ở Kim Phú sống thành từng
thôn, cả xã có 22 thôn, trong đó một số thôn chủ yếu là ngƣời Cao Lan, rất ít
các dân tộc khác sống xen kẽ. Mặc dù chỉ cách thành phố Tuyên Quang
7km, nhƣng Kim Phú không bị ảnh hƣởng của lối sống đô thị. Kim Phú
đƣợc coi là nơi đầu tiên ngƣời Cao Lan đến sinh sống ở Tuyên Quang và
làng Giếng Tanh đƣợc coi là nơi đầu tiên ngƣời Cao Lan đặt chân đến
Tuyên Quang. Hiện nay, 100% các gia đình trong làng đều là ngƣời Cao
Lan và lễ hội ở đình làng Giếng Tanh luôn thu hút đƣợc đông đảo ngƣời Cao
Lan và các dân tộc khác trong vùng đến dự.
+ Làng Minh Cầm, xã Đội Bình: Làng Minh Cầm với lễ hội đình làng
Thiên Cầm đang có xu hƣớng đƣợc phục hồi và phát triển.
Làng Minh Cầm, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn cách thành phố Tuyên
Quang 15 km về hƣớng Tây – Nam, có dân số 7.639 ngƣời, chủ yếu là
ngƣời Kinh và ngƣời Cao Lan. Ngƣời Cao Lan có 1.864 ngƣời, cƣ trú tập
trung tại 3 làng, kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp. Làng Minh Cầm hiện
nay vẫn còn lƣu giữ đƣợc đình làng và các lễ hội đình làng truyền thống của
ngƣời Cao Lan.
- Huyện Sơn Dương
+ Làng Mãn Hóa, xã Đại Phú: Trên địa bàn làng Mãn Hoá, lễ hội đình
làng đã từng diễn ra trong lịch sử, nhƣng từ sau năm 1975, do nhiều yếu tố
chủ quan và khách quan, lễ hội đình làng Mãn Hoá không đƣợc duy trì cho
đến ngày nay.
Xã Đại Phú, huyện Sơn Dƣơng cũng là địa bàn cƣ trú lâu đời của
ngƣời Cao Lan. Mặc dù các lễ hội truyền thống không còn đƣợc tổ chức nhƣ
ở làng Giếng Tanh, xã Kim Phú, nhƣng ngƣời Cao Lan ở Đại Phú vẫn giữ
đƣợc nhiều nét đặc trƣng trong phong tục tập quán. Dân số của xã là 10.014
ngƣời, trong đó ngƣời Cao Lan có 6.550 ngƣời. Xã Đại Phú tuy không còn
5
đình làng nhƣng nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của ngƣời Cao Lan
vẫn còn đƣợc lƣu giữ.
Ngoài Tuyên Quang, Luận án còn nghiên cứu lễ hội của ngƣời Cao Lan ở
làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quang, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và xã
Quang Yên, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phúc.
Làng Ngọc Tân với 100% ngƣời Cao Lan, nằm cách Quốc lộ 70 đi
Yên Bái 2km. Làng vẫn còn giữ đƣợc ngôi đình đƣợc xây dựng từ năm
1880. Lễ hội đình làng Ngọc Tân vẫn đƣợc tổ chức hàng năm. Nhiều phong
tục tập quán của ngƣời Cao Lan ở Ngọc Tân vẫn còn đƣợc duy trì.
- Quang Yên là xã miền núi của huyện Sông Lô, giáp huyện Sơn
Dƣơng của tỉnh Tuyên Quang. Ngƣời Cao Lan ở Quang Yên có 370 hộ,
1450 nhân khẩu, chiếm 25% dân số toàn xã, cƣ trú tập trung ở 4 thôn: Xóm
Mới (Bản Mo), Đồng Dong, Đồng Dạ, Đồng Găng. Hoạt động kinh tế chủ
yếu của ngƣời Cao Lan là làm nông nghiệp. Đình của ngƣời Cao Lan chỉ
còn ở thôn Xóm Mới thờ Thành hoàng làng làng và 5 vị tƣớng. Các sinh
hoạt truyền thống của ngƣời Cao Lan trong vùng chủ yếu vẫn diễn ra ở đình
làng Xóm Mới.
4. Nguồn tƣ liệu của luận án
Nguồn tƣ liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là tài liệu điền dã do tác
giả luận án thu thập tại địa bàn nghiên cứu. Tác giả đã kế thừa một phần nội
dung luận văn Thạc sĩ đã hoàn thành từ năm 2003. Trong thời gian thực hiện
luận án, tác giả đã tiến hành khảo sát nhiều đợt, ở nhiều địa bàn khác nhau
để tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội của ngƣời Cao Lan tại các địa phƣơng của
tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
Bên cạnh đó, tác giả luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp nhƣ
các văn bản về chủ trƣơng, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa của lễ hội truyền thống; các số liệu thống kê của Trung ƣơng và địa
phƣơng; các tài liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra, tác
6
giả còn thừa kế kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về dân tộc Sán
Chay và ngƣời Cao Lan đã công bố.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội truyền thống
của ngƣời Cao Lan nhằm góp phần làm rõ diện mạo và sắc thái văn hoá địa
phƣơng của ngƣời Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang.
- Luận án bƣớc đầu xác định những đặc trƣng cơ bản trong lễ hội
truyền thống của ngƣời Cao Lan cũng nhƣ những biến đổi của nó, từ đó rút
ra những giá trị văn hóa của lễ hội và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nƣớc và xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
- Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính
sách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội
của ngƣời Cao Lan phục vụ công cuộc phát triển hiện nay.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án có 4
chƣơng, gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phƣơng
pháp nghiên cứu và khái quát về ngƣời Cao Lan
Chương 2: Các lễ hội ở đình và ngoài đình của ngƣời Cao Lan
Chương 3: Phát huy vai trò của lễ hội truyền thống ngƣời Cao Lan ở
Tuyên Quang trong bối cảnh mới
Chương 4: Kết quả và bàn luận
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁT QUÁT
VỀ NGƢỜI CAO LAN
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1.Tổng quan nghiên cứu về người Cao Lan ở Việt Nam
1.1.1.1. Các nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử tộc người
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu khẳng định về nguồn gốc của ngƣời
Cao Lan là ở Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc. Nhƣng ngƣời Cao
Lan có nguồn gốc từ nhóm tộc ngƣời nào ở Trung Quốc là vấn đề đã đƣợc
đặt ra lâu nay và cần phải tiếp tục nghiên cứu. Trong cuốn Kiến văn tiểu lục
của Lê Quý Đôn, khi viết về xứ Tuyên Quang trong phần Về các giống
người, ông coi Cao Lan và Sơn Tử là 2 trong 7 chủng tộc Man [37, 1962,
tr.393]. Cũng theo quan điểm này, Sách Đại Nam nhất thống chí, khi đề cập
đến ngƣời Sơn Tử, Cao Lan cũng đƣợc coi nhƣ những nhóm Mán khác, khi
viết về Cao Lan cũng coi họ nhƣ những nhóm Mán Sơn Man, Mán Đại Bản,
Mán Đeo Tiền. Ở mục “Phong tục tỉnh Hƣng Hóa” có chép: “Châu Thủy Vĩ
có 3 giống Mán: Mán Sơn Tử, Mán Dao và Mán Gứng” [71, tr.15, 163, 298,
299].
Trong một tƣ liệu khác nhƣ Phong thổ ký Tuyên Quang, Vĩnh Yên,
Quảng Yên, Thái Nguyên (Minh đô sử) đều coi Cao Lan là Mán nhƣ Mán
Sơn Đầu, Mán Quần Trắng, Mán Quần Đen, Mán Đại Bản [67].
Các tác giả ngƣời Pháp cũng xếp Cao Lan vào các nhóm Mán và coi
Cao Lan nhƣ một ngành của Mán, gọi là Mán Cao Lan [9].
Theo những tài liệu do ngƣời Cao Lan cung cấp, tổ tiên của họ trƣớc
đây ở vùng Tây Hƣơng Sơn, thuộc tỉnh Quảng Đông. Từ thời Minh, họ rời
bỏ quê hƣơng đi đến Quảng Tây, từ Nam Ninh đi vào Việt Nam. Họ sinh cơ
lập nghiệp ở Sơn Dƣơng đƣợc khoảng 4 đời, một trong những việc đƣa cho
8
xem văn bằng do viên tri huyện đƣơng đạo cấp, có đóng dấu của viên quan
lại này, cho phép ngƣời Cao Lan làm ăn ở địa phƣơng. Văn bằng này đề
năm Quang Trung thứ 4 (tức năm 1791).
Nhƣ vậy, các tác giả thời phong kiến cũng nhƣ thời thuộc Pháp đều
cho Cao Lan thuộc các nhóm Mán. Cho tới những năm của thập niên 50, 60,
và đầu 70 của thế kỷ trƣớc, một số tác giả nhƣ Bùi Đình, Nguyễn Trắc Dĩ…
vẫn dựa vào những ghi chép trên mà cho rằng Cao Lan cũng là Mán nhƣ các
nhóm Mán khác [35].
Gần với các quan điểm trên, nhà nghiên cứu dân tộc học Lã Văn
Lô, Lê Văn lại không cho rằng ngƣời Cao Lan hiện tại thuộc nhóm
Mán, song trƣớc kia có thể cùng một nguồn gốc với ngƣời Mán. Để
chứng minh cho quan điểm Cao Lan có nguồn gốc Hán, Lã Văn Lô có
những kiến giải, có thể tóm tắt nhƣ sau: Người Cao Lan, một mặt tiếp
thu những kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, mặt khác vẫn tiếp
tục làm thêm một số nương rẫy theo phương pháp nguyên thủy của
người Mán. Người Cao Lan ở nhà sàn như người Tày, người Nùng,
khác với các Mán khác ở nhà đất hoặc nửa sàn nửa đất, nhưng bố trí
bên trong nhà Cao Lan vẫn tương tự như nhà người Mán, giữa các
gian không mấy khi có vách ngăn cách. Mặt khác nhà Cao Lan ít nhiều
vẫn mang tính chất nhà ngoãm, cột kèo đục lắp sơ sài, ít nhiều vẫn
mang tính tạm bợ như nhà người Mán.
Về ăn mặc, phụ nữ Cao Lan ăn mặc như phụ nữ Tày, duy có
chiếc khăn của họ thì quấn giống như kiểu khăn của phụ nữ Mán và
tóc búi ra đằng sau gáy khác với cách vấn tóc của phụ nữ Tày. Bên
cạnh đó người già còn giữ được những chiếc áo thêu kiểu cổ mặc
trong những ngày lễ trông tựa như áo phụ nữ Mán Thanh Y. Có người
còn giữ được những chiếc yếm hồng có cài ngôi sao bạc chín cánh
giống chiếc yếm của phụ nữ Mán Sơn Đầu. Phụ nữ Cao Lan ăn mặc
theo kiểu người Tày nhưng vẫn giữ được một số đặc điểm của phục
sức phụ nữ Mán.
9
Về ngôn ngữ, tiếng nói của người Cao Lan khác hẳn tiếng nói
của người Mán; tiếng Cao Lan và tiếng Tày trên căn bản giống nhau
khi làm thơ hay hát, họ dùng chữ Hán, phát âm theo một thứ thổ ngữ
Quảng Đông, y hệt tiếng nói của người Sán Chấy.
Về một số tín ngưỡng và tục thờ cúng, người Cao Lan có nhiều
điểm giống người Mán, họ đều có truyền thuyết về Bàn Hoành (tiếng
Mán gọi là Pàn hù, tiếng Cao Lan gọi là Piên hú). Người Mán và
người Cao Lan đều có tục kiêng ăn thit chó – con vật tổ của thị tộc từ
những thời đại xa xăm trong lịch sử. Tuy nhiên đối với người Cao Lan
thì truyền thuyết Bàn Hoành đã phai mờ trong trí nhớ, không mấy ai
nhắc đến nữa.
Người Mán và người Cao Lan đều có tục mỗi khi có người
chết, làm lễ đưa hồn về Dương Châu (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc). Lối
thờ cúng của họ cũng tương tự nhau, không có bàn thờ tổ tiên, mà tùy
từng họ, chọn một số vị thần lấy trong Phật giáo và Lão giáo thờ trong
nhà để phù hộ gia đình, chống ma tà quỷ quái [56].
Trong các nghiên cứu trƣớc đây, có khá nhiều ý kiến cho rằng ngƣời
Cao Lan vốn là nguồn gốc Mán, nhƣng do sống lâu đời xen kẽ với khối Tày
– Nùng, đã tiếp thu ngôn ngữ, tập quán sinh hoạt và sản xuất của ngƣời Tày
– Nùng, quên hẳn tiếng mẹ đẻ của mình, chỉ còn giữ lại một số tín ngƣỡng,
tập tục cũ chung với ngƣời Mán.
Khác với quan điểm cho Cao Lan thuộc các nhóm Mán hoặc có
nguồn gốc Mán, một số nhà nghiên cứu lại có những bài viết phản bác lại
quan điểm trên. Chu Quang Trứ cho rằng ngƣời Cao Lan ngày nay không
phải là một ngành của ngƣời Mán mà là một “tộc” ngƣời khác hẳn dân tộc
Mán [102, 1964]. Tác giả Nguyễn Nam Tiến đã có nhiều bài viết tƣơng đối
toàn diện từ nguồn gốc lịch sử, quá trình di chuyển cƣ đến những vấn đề
kinh tế, xã hội, văn hoá của ngƣời Cao Lan và Sán Chí và trình bày chung
cho cả hai nhóm [84, 85]. Do vậy, trong danh mục thành phần các dân tộc ít
ngƣời ở Việt Nam năm 1979, Cao Lan và Sán Chí đƣợc xếp chung vào dân
10
tộc Sán Chay. Cũng có ý kiến khác cho rằng, ngƣời Cao Lan có một lịch sử
tộc ngƣời riêng biệt, lâu đời [65; 75].
Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu Dân tộc học đã rất
quan tâm tới việc xác định thành phần dân tộc của ngƣời Cao Lan. Câu hỏi
đƣợc đặt ra là: Ngƣời Cao Lan và Sán Chí có phải là một dân tộc? Kết quả
thảo luận về tộc danh của ngƣời Cao Lan đã đi đến thống nhất, “mặc dù giữa
hai nhóm Cao Lan và Sán Chí có những nét tƣơng đồng, nhất là giữa Cao
Lan ở Sơn Dƣơng, Tuyên Quang và nhóm Sán Chí ở Đại Từ, Thái Nguyên,
nhƣng nhìn chung sự khác biệt giữa họ là rất đáng kể, vì vậy xếp họ thành
hai dân tộc thuộc hai hệ ngôn ngữ khác nhau có lẽ chỉ còn là vấn đề thời
gian” [32, tr.60, 61].
1.1.1.2. Những nghiên cứu về văn hóa của người Cao Lan ở Việt Nam
Một số công trình mô tả về nhà ở, trang phục và các công cụ sản xuất,
công cụ vận chuyển của ngƣời Cao Lan. Trong đó, các tác giả đều khẳng
định, xƣa kia ngƣời Cao Lan thƣờng ở nhà sàn. Nhà sàn Cao Lan ra đời và
tồn tại trong điều kiện mà họ đã thích ứng với những điều kiện thiên nhiên.
Cƣ trú ở gần các khu rừng với rất nhiều gỗ, tre, nứa, lá dồi dào là những
nguyên vật liệu tốt để dựng nhà sàn. Ngôi nhà là nơi tiềm ẩn những giá trị
văn hóa tốt đẹp của ngƣời Cao Lan nay đã hầu nhƣ thay đổi về cả hình thức
lẫn kết cấu. Cùng với sự thay đổi đó thì nhiều giá trị văn hóa đã mất đi.
Trong truyền thống, nhà của ngƣời Cao Lan là nhà sàn, vài chục năm trƣớc
đây một số chuyển sang nhà đất và hiện nay nhiều nơi đã chuyển sang ở nhà
xây gạch mái ngói theo lối kiến trúc nhà ở của ngƣời Kinh. Do đó, vấn đề
giữ gìn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc là rất cần thiết mà trong đó những
yếu tố mang tính văn hóa lạ càng không thể thiếu đƣợc [65; 29; 75].
Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu về trang phục truyền thống
của ngƣời Cao Lan. Từ các công đoạn trồng bông, dệt vải đến kỹ thuật cắt
may trang phục truyền thống, làm thành nét đẹp truyền thống đặc trƣng của
đồng bào Cao Lan. Cũng nhƣ hầu hết các dân tộc, trang phục của nữ Cao
Lan phong phú hơn nam và họ rất yêu thích đồ trang sức bằng bạc. Họ có
nhiều loại trang sức đƣợc chế tác tinh vi nhƣ khuyên tai, vòng cổ, vòng tay,