Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lập Quy Trình Kiểm Tra Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Cơ Cấu Phân Phối Khí Xe Kia Moring Bản Si Đời 2016
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
942

Lập Quy Trình Kiểm Tra Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Cơ Cấu Phân Phối Khí Xe Kia Moring Bản Si Đời 2016

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG TRÌNH

------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LẬP QUY TRÌNH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CƠ CẤU

PHÂN PHỐI KHÍ XE KIA MORNING BẢN SI ĐỜI 2016

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ÔTÔ

MÃ NGÀNH: 7510205

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Bá Vũ

Sinh viên thực hiện : Bùi Như Quyền

Mã sinh viên : 1651110425

Lớp : K61-KOTO

Hà Nội: 2020

i

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian làm việc khẩn trương và nghiêm túc, đến nay tôi đã

hoàn thành đề tài “Xây dựng quy trình kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu

phân phối khí xe KIA Morning SI 2016”. Đề tài được hoàn thành với sự cố

gắng của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.

Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

Thầy giáo Nguyễn Bá Vũ đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi tận tình

trong suốt quá trình làm khóa luận.

Tập thể cán bộ, giáo viên Khoa Cơ Điện và Công trình đã giúp đỡ tôi

rất nhiều trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô cùng các bạn sinh viên đã

góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành tốt bản khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2020

Sinh viên

Bùi Như Quyền

ii

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 2

1.1. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu................................... 2

1.2. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................... 2

1.3. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 3

1.4. Tổng quan về xe kia morning ................................................................. 3

1.4.1. Giới thiệu về xe kia morning ............................................................ 3

1.4.2 Đánh giá chi tiết kia morning si 2016................................................ 4

1.5. Tổng quan về cơ cấu phân phối khí........................................................ 7

1.5.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại.......................................................... 7

1.5.2. Cấu tạo của các bộ phận chủ yếu.................................................... 12

1.5.3. Bố trí xupap và dẫn động của cơ cấu phân phối khí....................... 16

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH THÁO LẮP CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ XE

KIA MORING SI 2016 VÀ NHỮNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG

CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA................................................ 20

2.1. Quy trình tháo lắp cơ cấu phân phối khí............................................... 20

2.1.1. Quy trình tháo cơ cấu phối khí ....................................................... 20

2.1.2. Các bước lắp lại .............................................................................. 23

2.1.3. Yêu cầu ........................................................................................... 24

2.2. Những văn bản và quy định phát luật về công tác chẩn đoán kỹ thuật và

bảo dưỡng kỹ thuật....................................................................................... 24

2.2.1 Quy định chung................................................................................ 24

2.2.2. Bảo dưỡng ô tô................................................................................ 25

2.2.3. Sửa chữa.......................................................................................... 28

2.3. Nội dung về các văn bản và quy định công tác bảo dưỡng kỹ thuật .... 33

2.3.1. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật ô tô hàng ngày ................................ 33

2.3.2. Công tác bảo dưỡng định kỳ (BDĐK)............................................ 34

2.3.3. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật rơ moóc, nửa rơ moóc .................... 39

iii

2.3.4. Quy định về sử dụng và bảo dưỡng ô tô trong thời kỳ chạy rà ...... 41

2.3.5. Nội dung, quy định sửa chữa lớn tổng thành ô tô........................... 42

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA, SỬA CHỮA, KHẮC

PHỤC HƯ HỎNG CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ XE KIA MORNING SI 2016

......................................................................................................................... 46

3.1. Các hư hỏng của cơ cấu phân phối khí. ................................................ 46

3.1.1. Một số dạng hư hỏng chính ............................................................ 46

3.2. Xây dựng quy trình kiểm tra sửa chữa, khắc phục hư hỏng cơ cấu phân

phối khí......................................................................................................... 48

3.2.1. Xupap.............................................................................................. 48

3.2.2. Ổ đặt................................................................................................ 51

3.2.3. Rà nấm xupap ................................................................................. 54

3.2.4. Ống dẫn hướng................................................................................ 56

3.2.5. Lò xo xupap .................................................................................... 58

3.2.6. Con đội............................................................................................ 60

3.2.7. Móng hãm và đĩa chặn lò xo........................................................... 62

3.2.8. Trục cam và bạc lót......................................................................... 63

3.2.9. Bộ truyền động đai xích.................................................................. 68

3.2.10. Đặt cam và điều chỉnh khe hở nhiệt ............................................. 69

3.3. Kiểm nghiệm các thông số sửa chữa .................................................... 75

3.3.1. Các dụng cụ kiểm tra, kiểm nghiệm các thông số sau khi sửa chữa75

3.3.2. Thông số kiểm tra điều chỉnh ......................................................... 75

3.3.3. Mô men xiết quy định..................................................................... 77

KẾT LUẬN..................................................................................................... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 79

i

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo ............................................. 8

Hình 1.2 Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo .............................................. 9

Hình 1.3: Hệ thống phân phối khí dùng xupap đặt......................................... 11

Hình 1.4: truyền động bánh răng .................................................................... 18

Hình 1.5: Dẫn động bằng đai ......................................................................... 19

Hình 1.6 . Truyền động xích ........................................................................... 19

Hình 3.1: Làm sạch xupap .............................................................................. 49

Hình 3.2: Kiểm tra xupap................................................................................ 49

Hình 3.3: Kiểm tra và sửa chữa ổ đặt.............................................................. 51

Hình 3.4: Doa ổ đặt ......................................................................................... 52

Hình 3.5: Góc doa ổ đặt .................................................................................. 53

Hình 3.6: Kiểm tra ống dẫn hướng ................................................................. 56

Hình 3.7: Kiểm tra và sửa chữa ống ............................................................... 57

Hình 3.8: Ép ống dẫn hướng dẫn hướng......................................................... 57

Hình 3.9: Kiểm tra lò xo bằng eke .................................................................. 59

Hình 3.10: Kiểm tra lò xo bằng thước cặp...................................................... 59

Hình 3.11: Kiểm tra độ côn của con đội ........................................................ 60

Hình 3.12: Kiểm tra độ ô van của con đội ..................................................... 60

Hình 3.13. Kiểm tra độ mòn của cam ............................................................. 64

Hình 3.14. Kiểm tra độ cong trục cam........................................................... 64

Hình 3.15: Kiểm tra độ rơ dọc trục của trục cam. .......................................... 65

Hình:3.16 Kiểm tra bạc .................................................................................. 66

Hình 3.17 Nắp bạc vào ổ đỡ........................................................................... 67

Hình 3.18 Đặt cam trên nắp máy .................................................................... 70

Hình 3.19 Đặt cam trong thân động cơ........................................................... 71

Hình 3.20 Điều chỉnh cam trên nắp máy ........................................................ 72

Hình 3.21. Dùng dụng cụ SST A nén con đội xuống...................................... 73

Hình 3.22. Lấy vòng đệm ra............................................................................ 73

Hình 3.23. Đo chiều dày của đĩa đệm............................................................. 74

Hình 3.24 Điều chỉnh khe hở nhiệt thông qua vít côn .................................... 74

1

LỜI NÓI ĐẦU

Ô tô là một phương tiện vận tải quan trọng của hệ thống giao thông

đường bộ. Trong hoạt động của cộng đồng, ô tô được sử dụng hết sức đa dạng

và linh hoạt để chuyên chở người hàng hóa với các khoảng cách khác nhau,

trên nhiều địa hình.

Ngành công nghiệp ô tô ngày càng phát triển với nhiều ứng dụng mới,

công nghệ mới và ngày càng thân thiện với môi trường.

Nhiều loại nhiên liệu được dùng cho ô tô, nhưng Xăng và dầu Diesel vẫn

được dùng phổ biến. Một cơ cấu không thể thiếu trên ô tô là cơ cấu phối khí :

sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho động cơ,giúp động cơ làm việc tốt ở các

tải trọng và điều kiện khác nhau.

Nghiên cứu về cơ cấu phối khí là rất quan trọng, giúp mọi người hiểu

được sự hoạt động của động cơ ở nhiều chế độ làm việc, giúp tiết kiệm nhiên

liệu đồng thời làm giảm các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.

Nội dung của đồ án gồm 3 chương:

Chương I. Cơ sở lý luận của đề tài

Chương II. Quy trình tháo lắp cơ cấu phân phối khí và những quy phạm pháp

luật trong chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa

Chương III. Xây dựng quy trình kiểm tra, sửa chữa, khắc phục hư hỏng cơ

cấu phân phối khí xe KIA Morning SI 2016

Do kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế, bài làm của em không thể

tránh khỏi sự thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp,

cũng như những chỉ bảo tận tình của thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Bá Vũ đã giúp em hoàn thành

đồ án này.

2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

a. Mục tiêu nghiên cứu

- Chỉ ra được những lỗi hư hỏng thường gặp, xây dựng được quy trình

kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phân phối khí, từ đó phân tích và lựa

chọn được phương pháp khắc phục tối ưu hiệu quả nhất cho người sử dụng.

b. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu tập chung vào hệ thống phân phối

khí trên xe ô tô con nói chung và quy trình kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa chủ

yếu hiện nay.

c. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu: Sử dụng và kế thừa những

tài liệu đã có vấn đề nghiên cứu, dựa trên những thông tin tư liệu sẵn có để

xây dựng và phát triển thành cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng trong việc phân tích và

lựa chọn được quy trình hợp lý.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Là cơ sở để kiểm nghiệm quy

trình được xây dựng với tình hình thực tế.

1.2. Ý nghĩa đề tài

- Hệ thống phân phối khí là một trong những hệ thống quan trọng nhất

của động cơ và cũng là một trong những hệ thống được quan tâm hàng đầu

của các nhà nghiên cứu và chế tạo động cơ, trước các yêu cầu hết sức khắt

khe về tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải. nghiên cứu và khảo sát hệ

thống phân phối khí sẽ giúp chúng ta nắm vững những kiến thức cơ bản để

nâng cao hiệu quả khi sử dụng, sửa chữa, cải tiến… Ngoài ra việc tìm hiểu hệ

thống phân phối khí còn bổ sung thêm nguồn tài liệu để phục vụ cho việc học

tập cũng như công việc sau này

3

1.3. Cơ sở lý thuyết

- Công suất động cơ phụ thuộc rất lớn vào thành phần và khối lượng

khí nạp, rõ ràng rằng lượng không khí đi vào xilanh trong quá trình nạp sẽ

phụ thuộc vào xilanh động cơ được thải sạch ở mức độ nào đó trong chu kỳ

trước của động cơ. Trong chu trình làm việc của động cơ cần thải sạch sản

phẩm cháy của chu kỳ trước ra khỏi xilanh để nạp đầy môi chất mới vào

xilanh động cơ. Hai quá trình nạp thải này liên quan mật thiết với nhau vì vậy

kết cấu của hệ thống phân phối khí sao cho động cơ làm việc với hiệu quả cao

nhất

1.4. Tổng quan về xe kia morning

1.4.1. Giới thiệu về xe kia morning

- KIA Morning (hay còn có tên gọi KIA Picanto ở một số thị trường

khác nhau) là dòng xe đô thị của KIA, công ty sản xuất ô tô lớn thứ 2 của Hàn

Quốc (sau Hyundai và cùng thuộc chung tập đoàn Hyundai). Thế hệ đầu tiên

của dòng xe này bắt đầu xuất hiện từ năm 2003 tại Triển lãm ô tô Frankfurt,

được phát triển dựa trên thiết kế của dòng Hyundai Getz.

Cuối năm 2007, phiên bản tại Châu Âu được nâng cấp nhẹ, trong đó cụm đèn

trước sau, cản trước và lưới tản nhiệt được thay đổi thiết kế. Cùng với đó, hệ

thống trợ lực được chuyển sang dùng trợ lực điện thay cho thủy lực trước đó.

Kiểu lưới tản nhiệt mũi hổ đến năm 2010 mới được sử dụng

- Thế hệ thứ 2 của dòng xe này xuất hiện lần đầu tại Geneva Motor

Show năm 2011, thế hệ này dài hơn thế hệ đầu tiên về cả trục cơ sở lẫn chiều

dài tổng thể.

- Kia Morning đã có mặt trên toàn thế giới (trừ Bắc Mỹ, Venezuela,

Trung Quốc và Singapore) dưới dạng hatchback 5 cửa trong khi thị trường

châu Âu nhận được biến thể 3 cửa độc quyền. Phiên bản 3 cửa có cùng chiều

dài với mẫu 5 cửa, nhưng nó có cửa sổ và cửa ra vào mới, cản trước khác

nhau và lưới tản nhiệt phía trước với viền màu bạc hoặc đỏ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!