Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lập báo cáo khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm của  Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh
PREMIUM
Số trang
67
Kích thước
715.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1788

Lập báo cáo khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

SVTH: Lê Thị Hồng Hạnh GVHD: Th.s Trịnh Đặng Khánh Toàn

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN TRẠM TRỘN

BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM

LỜI MỞ ĐẦU

 Cơ sở hình thành đề tài:

Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu về

phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển đó đòi hỏi cơ sở hạ tầng cũng phải phát triển

để kịp đáp ứng. Những năm gần đây ngày càng nhiều công trình được xây dựng

nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Các công trình nhà cao tầng, công

trình giao thông công chánh cũng như cải thiện môi trường đã và đang góp phần phát

triển cơ sở hạ tầng thành phố. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc quản lý chất lượng

công trình (đặc biệt là chất lượng bê tông), tiến độ thi công cũng như chi phí thực

hiện các công trình còn nhiều hạn chế do sử dụng nguồn bê tông tự trộn hoặc kém

chất lượng đã dẫn đến nhiều công trình mới xây dựng đã nứt hoặc đổ vỡ. Rất nhiều

công trình hiện đang trễ tiến độ làm ảnh hưởng đến đời sống của dân cư trong khu

vực xung quanh cũng như phát sinh tăng chi phí của dự án như dự án xây dựng Đại

lộ Đông Tây, dự án cải thiện môi trường kênh Nhiêu Lộc (Nguồn:

www.xaydungvietnam.vn). Làm thế nào để các công trình xây dựng được hoàn thành

đúng tiến độ, chi phí và chất lượng ban đầu đã đề ra trở thành một vấn đề cần được

quan tâm. Đê giải quyết vấn đề này Công ty Cổ phần Xây dựng& Kinh doanh Địa ốc

Hòa Bình đang nghiên cứu xây dựng trạm trộn bê tông thương phẩm để đáp cho các

công trình xây dựng của Hoà Bình cũng như cung ứng nhu cầu thị trường.

Hiện nay Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình đang

nghiên cứu và chuẩn bị đầu tư trạm trộn bê tông thương phẩm công suất 120m3/h tại

nhà máy Xi Măng Sài Gòn tại ấp Long Sơn, phường Long Bình, Quận 9, Thành Phố

Hồ Chí Minh. Dự án này sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2011.

1

SVTH: Lê Thị Hồng Hạnh GVHD: Th.s Trịnh Đặng Khánh Toàn

Mục tiêu của công ty sẽ hướng đến trong tương lai là sản xuất ra các chủng

loại bê tông chất lượng cao, tăng sản lượng lên gấp nhiều lần để nhằm đáp ứng được

các yêu cầu về mặt chất lượng và số lượng của các công trình lớn. Tạo ra được doanh

thu và lợi nhuận đáng kể cho Công ty. Ngoài ra còn tạo thêm việc làm cho xã hội.

Các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng là những trung tâm tiêu thụ

lớn bê tông tươi so với cả nước. Bê tông tươi cũng được sử dụng ở các công trình

công nghiệp và hạ tầng lớn.

Tốc độ tăng trưởng bê tông tươi là từ 15%-20% năm trong 15 năm qua và dự

đoán mức tăng trưởng là mạnh trong tương lai mặc dù nền kinh tế có dấu hiệu suy

giảm.

Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long

An, Cần Thơ là thị trường chính của bê tông tươi và sẽ phục vụ các trung tâm tiêu thụ

lớn trên toàn địa bàn TP Hồ chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An trong các

giai đoạn tiếp theo của việc phát triển thị trường.

Sự ra đời của ngành bê tông tươi Hoà Bình là để cung cấp nguồn cung bê tông

chất lượng cao cho các công trình mà Hoà Bình xây dựng cũng như thị trường, cốt

liệu chiến lược của công ty Hoà Bình được thiết lập thật chặt chẽ, được chia xẻ và

truyền bá đến hai bộ phận bộ phận xây dựng công trình và bộ phận kinh doanh bê

tông tươi.

 Mục tiêu của đề tài:

Mục tiêu của đề tài “ Lập báo cáo khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm”

của Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình ở khu vực Nam để

thấy được sự cần thiết phải đầu tư dự án trạm trộn bê tông thương phẩm..

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2

SVTH: Lê Thị Hồng Hạnh GVHD: Th.s Trịnh Đặng Khánh Toàn

Đề tài chỉ tập trung vào việc lập báo cáo khả thi dự án trạm trộn bê tông thương

phẩm để đưa ra sự cần thiết phải đầu tư dự án. Đồng thời chỉ gói gọn ở cấp độ phân

tích khả thi của d ự án.

 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp sẽ sử dụng khi thực hiện đề tài:

• Phương pháp quan sát và phương pháp chuyên gia được sử dụng trong việc

tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc

Hòa Bình.

• Áp dụng kiến thức về quản trị dự án đã được học, đồng thời tiếp thu kinh

nghiệm từ thực tế để lập báo cáo khả thi dự án trạm trộn bê tông thương

phẩm..

 Kết cấu khóa luận:

• Chương 1: Cơ sở lý luận & Cơ sở pháp lý

• Chương 2: Sự cần thiết phải đầu tư

• Chương 3: Hình thức, mục tiêu, địa điểm, quy mô đầu tư, phân tích sơ bộ về

công nghệ, các điều kiện về cung cấp thiết bị, vật tư, NVL, hạ tầng kỹ thuật

• Chương 4: Phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư

3

SVTH: Lê Thị Hồng Hạnh GVHD: Th.s Trịnh Đặng Khánh Toàn

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN & CƠ SỞ PHÁP LÝ

A. Cơ sở lý luận

1.1. Khái niệm về dự án đầu tư

− Dự án đầu tư được hiểu là tổng thể các hoạt động và giải pháp để sử dụng hợp lý

nguồn lực cho mục đích đầu tư. Vậy, có thể định nghĩa như sau:

− Theo điều 5 của Nghị định số 52/199/NĐ-CP của Chính Phủ: “ Dự án đầu tư là

tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới hoặc cải tạo

những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc

duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một

khoảng thời gian xác định”.

− Theo Ngân hàng Thế Giới (WB-World Bank) định nghĩa: “ Dự án đầu tư là tổng

thể các hoạt động và các chi phí liên quan được hoạch định một cách có bài bản,

nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, trong một thời gian xác định.

1.2. Vai trò của dự án đầu tư

1.2.1. Do DAĐT là tài liệu được phân tích, tính toán và đánh giá một cách

toàn diện, khoa học và có hệ thống về kinh tế - kỹ thuật, lao động, tài chính, môi

trường….. cho mục đích đầu tư. Vì vậy: DAĐT là nền tảng có căn cứ khoa học và có

độ tin cậy cao để tiến hành công việc đầu tư.

1.2.2. Do mang tính pháp lý (vì được cơ quan thẩm quyền phê duyệt) nên

DAĐT là công cụ trong hoạt động quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư của

doanh nghiệp.

1.3. Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động quản trị DAĐT

1.3.1 Chức năng: có đầy đủ chức năng cơ năng bản:

4

SVTH: Lê Thị Hồng Hạnh GVHD: Th.s Trịnh Đặng Khánh Toàn

− Hoạch định – hoạch định dự án.

− Tổ chức – Tổ chức thực hiện dự án.

− Lãnh đạo, điều phối dự án.

− Kiểm tra, kiểm soát dự án

1.3.2 Nhiệm vụ: được nhìn nhận qua thực hiện các chức năng cơ bản. Vì vậy: nhiệm

vụ cơ bản của hoạt động quản trị là làm tốt các chức năng cơ bản đã nêu.

1.3.2.1. Hoạch định:

Xây dựng mô hình công việc, vạch ra các cơ hội cũng như các rủi ro có thể

gặp phải, đề cập đến các giải pháp nhằm khai thác triệt để các cơ hội và phòng tránh

rủi ro. Hoạch định không tốt có thể dẫn đến thất bại trong quản trị.

1.3.2.2. Tổ chức dự án:

− Bố trí nhân tài – vật lực & bộ máy để thực hiện dự án.

− Triển khai hoạt động và phối hợp hoạt động một cách tối ưu.

1.3.2.3. Lãnh đạo - điều khiển:

− Chỉ đạo toàn diện các hoạt động.

− Điều phối hoạt động ở tất cả các công việc và bước công việc.

− Tuân thủ nghiêm túc các quy trình, quy phạm kỹ thuật và công việc.

− Khích lệ động viên nhân tố tích cực, đoàn kết nội bộ.

1.3.2.4. Kiểm tra - kiểm soát dự án:

− Theo sát từng bước đi của tiến trình dự án.

5

SVTH: Lê Thị Hồng Hạnh GVHD: Th.s Trịnh Đặng Khánh Toàn

− Đo lường và đánh giá kết quả hoạt động: khối lượng, chất lượng, tiêu chuẩn, quy

trình – quy phạm theo tiêu chí quản lý: chất lượng – chi phí & thời gian.

1.4. Chu trình dự án đầu tư: c ó 3 công đoạn:

Chuẩn bị dự án Thực hiện dự án Vận hành khai thác

Nghiên

cứu cơ

hội đầu

Nghiên

cứu

tiền

khả

thi.

Tính

toán

chi tiết

Nghiên

cứu

khả

thi.

Tính

toán

chi tiết

Thẩm

định

nghiên

cứu.

Quyết

định

đầu tư

Mời

thầu

kết

hợp

đồng

Thiết

kế,

thẩm

định

thiết

kế

Thi

công

xây

lắp

công

trình

Chạy

thử và

cho

nghiệm

thu vận

hành

Khai

tác

một

phần

công

suất

Khai

thác

đầy

đủ

công

suất

Công

xuất

suy

giảm,

xem

xét tái

tạo bổ

sung

1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

− Tiến hành nghiên cứu dự án theo các cấp độ khác nhau:

+ Nghiên cứu cơ hội đầu tư: đi tìm những điều kiện cho việc đầu tư: có hay không có

các điều kiện đó? Từ đó xác định: sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư.

Để làm được điều này nghiên cứu cơ hội sẽ tiến hành khảo sát – điều tra kinh tế - xã

hội, thăm dò thị trường, tìm ra các yếu tố cơ hội hoặc rủi ro khi thực hiện dự án. Cấp

độ này chỉ nghiên cứu sơ bộ, chưa đi sâu vào chi tiết, các kết luận đưa ra mang tính

khái quát là chủ yếu.

+ Nghiên cứu tiền khả thi & Nghiên cứu khả thi của dự án. Trong các bước

nghiên cứu này, các khía cạnh vấn đề được phân tích, đánh giá một cách toàn diện,

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!