Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

lâm - nông - công nghiệp thương mại, dịch vụ
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1161

lâm - nông - công nghiệp thương mại, dịch vụ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LUẬN VĂN:

Lâm - Nông - Công nghiệp -

Thương mại, dịch vụ

mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

ở nước ta, trước mắt cũng như lâu dài, nông nghiệp và kinh tế nông thôn luôn

luôn là một ngành kinh tế cơ bản và quan trọng, nông nghiệp và nông thôn nước ta tập

trung hơn 80% dân cư, 70% lực lượng lao động xã hội, nơi đáp ứng nhu cầu đời sống

tất yếu cho toàn xã hội, là nguồn nội lực để phát triển bền vững nông nghiệp và kinh

tế quốc dân, là chỗ dựa để các ngành, các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh phát

triển, là nơi có lợi thế so sánh nguồn nhân lực và vật lực để cạnh tranh tham gia vào

thị trường thế giới.

Thực tiễn trải qua 20 năm (1986-2006) một loạt chủ trương, chính sách, cơ chế

quản lý mới trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước; bộ mặt nông nghiệp, nông thôn

Việt Nam đã và đang có những thay đổi theo hướng tích cực. Vấn đề lương thực đã giải

quyết được cơ bản; cơ cấu ngành, nghề nông nghiệp bước đầu chuyển dịch theo hướng sản

xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh lớn trồng cây công nghiệp và cây ăn quả,

thúc đẩy chăn nuôi gia súc, gia cầm. Việc trồng, bảo vệ rừng được chú trọng. Cơ sở hạ

tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.

Chương trình xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm trong nông nghiệp, nông thôn và đẩy

mạnh định canh, định cư, xoá nhà tạm cho đồng bào các dân tộc miền núi được tích cực

triển khai…

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn là một vấn đề

chiến lược hàng đầu, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Nghị quyết Ban Chấp

hành Trung ương 7 Khoá VII chỉ rõ : " Trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có

hạn, nhu cầu công ăn việc làm rất cấp bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình

hình kinh tế - xã hội chưa thật sự ổn định vững chắc. Vì vậy, cần tập trung, nỗ lực đẩy

mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, ra sức phát triển các ngành công

nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, các

ngành du lịch, dịch vụ.." [10].

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn cần phải có những nguồn lực nhất

định, trong đó vốn là một trong những nhân tố hết sức cần thiết. Do vậy, phải nâng cao tỷ

lệ huy động, sử dụng vốn một cách hợp lý và có hiệu quả, mà hệ thống Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức huy động tập trung

và cho vay vốn đối với lĩnh vực này.

Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam là một huyện miền núi, nông dân chiếm 95%

dân số, cơ sở vật chất kỹ thuật trong những năm gần đây tuy có tập trung đầu tư cải tạo và

xây dựng mới nhưng vẫn còn lạc hậu so với yêu cầu phát triển, nền kinh tế chủ yếu là nông

nghiệp, sản xuất phân tán, manh mún, năng suất thấp, sản phẩm hàng hoá ít, đời sống nhân

dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phước Sơn lần thứ XVIII (tháng 10 năm 2005) đã

nêu là : Phát triển bền vững nền kinh tế theo cơ cấu " Lâm - Nông - Công nghiệp -

Thương mại, dịch vụ". Tiếp tục ổn định ĐCĐC, sắp xếp lại dân cư, hỗ trợ nhà ở, đất ở,

đất sản xuất và nước sinh hoạt cho những hộ còn khó khăn. Nhằm tăng ổn định giá trị sản

xuất nông - lâm nghiệp mỗi năm từ 5 - 6%. Tạo thêm việc làm để tăng thu nhập cho nhân

dân. Tích cực huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, tiếp nhận các kênh đầu tư vốn từ cấp

trên, để đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX (tháng 2 năm 2006) đã xác

định : "Phát triển kinh tế miền núi, trung du vừa nhằm mục tiêu giảm nghèo, vừa làm chức

năng chỗ dựa, tác động trở lại đối với sự phát triển của vùng đồng bằng ven biển, đảm bảo

nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp điện, xi măng, các loại nguyên liệu xây dựng

và tạo thế liên kết với Lào, Thái Lan, để tham gia vào tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây"

[15].

Từ đó vấn đề huy động tập trung vốn và cho vay vốn để phát triển nông nghiệp tại địa bàn

huyện có ý nghĩa hết sức thiết thực. Vì vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại

vùng đồng bào dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo

định hướng XHCN. Đồng thời có vai trò tác dụng trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước, là giải pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự

túc khép kín tại địa phương thành nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lý phát triển theo

hướng sản xuất hàng hoá, vận động theo cơ chế thị trường.

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao có thể huy động được tối đa các nguồn vốn và sử

dụng vốn một cách hợp lý, phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp tại địa bàn một cách

hiệu quả nhất. Điều này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở lý luận đã

học và thông qua thực tiễn công tác tại địa phương trong lĩnh vực Ngân hàng. Tôi chọn đề

tài :

Huy động, cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để

phát triển nông nghiệp tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nhằm tiếp tục nêu ra

các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động, cho vay vốn tín dụng ở khu vực nông thôn,

đặc biệt là khu vực nông thôn miền núi phía tây của tỉnh Quảng Nam hiện nay, góp phần

giải quyết các yêu cầu bức xúc trước mắt cũng như lâu dài về vốn đối với các thành phần

kinh tế trên địa bàn, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng bền

vững. Do vậy, đề tài này không chỉ có ý nghĩa lý luận nói chung mà đang còn là vấn đề

bức xúc đối với địa phương và đối với bản thân trong công tác thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu

Hoạt động huy động và cho vay vốn của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng để phát triển nông nghiệp, nông thôn

đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu và đề cập đến dưới nhiều góc độ, khía

cạnh khác nhau và nhiều đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đã được công bố như :"

Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp, nông

thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam", Luận văn thạc sĩ của Võ Văn Lâm. " Một số giải pháp

nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hải

Dương", Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh. " Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông

nghiệp ở huyện miền núi Lập Thạch - Vĩnh Phúc", Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Đức Tiến.

" Huy động vốn trong nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước " ,

Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Văn Phúc. " Làm gì cho nông thôn Việt Nam", của Phạm Đỗ

Chí - Đặng Kim Sơn - Trần Nam Bình - Nguyễn Tiến Triển. Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh

- Trung tâm kinh tế Châu á -Thái Bình Dương ( VAPEC ) - Thời báo kinh tế Sài Sòn,

2003. " Nghị quyết Trung ương IV khoá VIII về vấn đề tín dụng nông nghiệp, nông thôn".

Nxb CTQG,1998. Công trình được tuyển chọn từ những ý kiến đóng góp của hơn 200 nhà

khoa học, cán bộ quản lý, những người làm công tác thực tiễn, tham gia cuộc hội thảo

khoa học, do Tạp chí cộng sản và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

Nam phối hợp tổ chức. " Một số vấn đề về công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam", của

GS. TS. Đỗ Hoài Nam. Nxb Khoa học xã hội,2004…Tuy nhiên, với một huyện miền núi

phía tây của tỉnh Quảng Nam mà cụ thể là ở huyện Phước Sơn thì đến nay vẫn chưa có tác

giả nào nghiên cứu sâu, toàn diện và có hệ thống dưới góc độ kinh tế chính trị. Vấn đề "

Huy động, cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển

nông nghiệp tại huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam" vẫn là mới mẻ, cần được tiếp cận,

nghiên cứu.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :

- Mục đích : Góp phần đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và cho

vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp tại

địa bàn huyện Phước Sơn - giai đoạn 2006 - 2010.

- Nhiệm vụ : Làm rõ cơ sở lý luận về vốn và vai trò của vốn đối với quá trình phát

triển nông nghiệp, nông thôn; phân tích, đánh giá tình hình huy động và cho vay vốn để

phát triển nông nghiệp và đề xuất các giải pháp cơ bản về hoạt động huy động, cho vay

vốn để phát triển nông nghiệp tại huyện Phước Sơn giai đoạn 2006- 2010 và những năm

tiếp theo.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động huy động và cho vay vốn của Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp tại huyện Phước Sơn

, tỉnh Quảng Nam.

- Phạm vi nghiên cứu hoạt động huy động, cho vay vốn của Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng

Nam từ năm 2001 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống của chủ nghĩa Mác - Lênin :

Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, thống

kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để rút ra kết luận về những vấn đề xem xét.

6. Đóng góp của luận văn

- Luận văn làm rõ những luận cứ khoa học về các phương thức huy động, cho vay

vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp.

- Phân tích thực trạng huy động và cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn trong giai đoạn 2001 - 2005 tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu trong hoạt động huy động và cho vay vốn để phát

triển nông nghiệp, nông thôn tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, góp phần thúc đẩy

kinh tế - xã hội phát triển theo hướng bền vững.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận

văn gồm 3 chương, 6 tiết.

Chương 1 : Cơ sở lý luận về huy động và cho vay vốn của Ngân hàng

thương mại trong nền kinh tế thị trường

Chương 2 : Thực trạng huy động, cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam giai

đoạn 2001 - 2005

Chương 3 : Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và cho vay

vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để phát triển nông nghiệp ở huyện

Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2010.

Chương 1

cơ sở lý luận về huy động và cho vay vốn của ngân hàng thương mại trong nền

kinh tế thị trường

1.1. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ.

Ngày nay, người ta khó có thể hình dung nổi nền kinh tế thị trường mà lại vắng bóng

các tổ chức tài chính trung gian làm chức năng "cầu nối" giữa người có vốn và người cần

vốn. Trong thực tế, các tổ chức tài chính trung gian được hình thành ở rất nhiều dạng,

nhưng nội dung hoạt động của chúng lại đan xen lẫn nhau rất khó phân biệt rõ ràng. Trong

số các tổ chức tài chính trung gian, hệ thống các Ngân hàng Thương mại (NHTM) chiếm

vị trí quan trọng nhất cả về quy mô tài sản và về thành phần các nghiệp vụ.

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh tế tiền tệ hoạt động trên cơ sở " đi

vay " để "cho vay" thông qua nghiệp vụ tín dụng của mình. Việc "buôn" tiền của Ngân

hàng Thương mại suy cho cùng phải đạt được lợi nhuận.

Với tư cách là một trung gian tài chính, Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp

kinh doanh đồng vốn. Doanh nghiệp ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc thù. Chất liệu

kinh doanh chủ yếu của loại hình này là " quyền sử dụng các khoản tiền tệ". Đặc quyền

phát hành tiền thuộc về Ngân hàng trung ương. NHTM phải bỏ chi phí mua lại "quyền sử

dụng" của tiền này trong một thời gian nhất định. Do vậy, hầu hết các nghiệp vụ của

NHTM đều có kỳ hạn cụ thể và có hoàn trả. NHTM không thể bán "tiền" mà chỉ bán

quyền sử dụng của tiền, nên khi hết thời hạn sử dụng theo cam kết, tiền phải quay về ngân

hàng theo nguyên mệnh giá của nó. Ngân hàng vừa là người "cung cấp" đồng vốn, đồng

thời cũng là người "tiêu thụ" đồng vốn của khách hàng. Tất cả những hoạt động "mua bán"

này thường thông qua một số công cụ và nghiệp vụ ngân hàng. NHTM luôn tìm cách tối

đa hoá lợi nhuận. NHTM kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay và cho vay. Để thu hút tiền vào

ngân hàng đưa ra các điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền. Tiếp đó, ngân hàng phải tìm

ra những cách có lợi để đem cho vay những gì đã vay được [45.tr 28]. Xét về chức năng,

NHTM không trực tiếp tham gia vào sản xuất và lưu thông hàng hoá như các doanh nghiệp

thông thường, mà nó thực hiện các chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và

làm dịch vụ tiền tệ, tư vấn tài chính cho khách hàng… Ngân hàng kinh doanh tiền tệ chủ

yếu không phải bằng vốn tự có, mà chủ yếu bằng vốn của những người gửi tiền qua vai trò

trung gian tín dụng, làm môi giới cho các nhà đầu tư và những người có tích luỹ, Thực

hiện các chức năng trung gian của mình, NHTM nắm trong tay một bộ phận lớn nhất của

cải xã hội dưới dạng giá trị, nhưng không có quyền sở hữu chúng, mà chỉ có quyền sử

dụng với những điều kiện ràng buộc, đòi hỏi NHTM phải chịu trách nhiệm vật chất đối

với những người chủ sở hữu thực của các tài sản này và sử dụng tài sản vốn đúng với điều

kiện ràng buộc sao cho có hiệu quả nhất. Khi thực hiện chức năng trung gian tài chính,

NHTM làm chủ chính bản thân mình, không làm hộ ai, do đó ngân hàng có trách nhiệm

phải hoàn trả tiền cho người gửi và được tự mình sử dụng số tiền gửi đó. Hoạt động này

mang lại lợi ích thiết thực cho các bên hữu quan.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một doanh nghiệp nhà nước, được

nhà nước cấp vốn tự có, được quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính từ khâu lựa chọn các

phương thức huy động vốn, lựa chọn phương án đầu tư đến quyết định mức lãi suất với

quan hệ cung cầu trên thị trường vốn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

được quyền kinh doanh tổng hợp, đa năng, vừa làm chức năng kinh doanh thật sự, vừa làm

chức năng dịch vụ tài chính trung gian cho Chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội trong

nước và quốc tế. Đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân và các doanh nghiệp hoạt động

có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Trong những năm qua Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không ngừng vươn lên để phục vụ đắc lực, có hiệu

quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn [7, tr.16].

1.1.1. Vốn và vai trò của vốn đối với quá trình phát triển kinh tế

1.1.1.1. Khái niệm vốn

+ Vốn : Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết của bất cứ một doanh

nghiệp nào, ngành kinh tế và dịch vụ nào trong nền kinh tế quốc dân. Vốn là một hình

thái giá trị được biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực đi vào sản xuất kinh doanh, quá

trình hoạt động phải được bảo tồn và sinh lợi.

Vốn là yếu tố sản xuất khan hiếm nhất của nền kinh tế nước ta hiện nay.

Dưới dạng tiền tệ, vốn được định nghĩa là khoản tích luỹ, tức là một bộ phận của thu

nhập chưa được tiêu dùng. Dưới hình thức vật chất, vốn bao gồm các loại máy móc, thiết

bị, nhà xưởng, các công trình hạ tầng, các loại nguyên liệu, nhiên liệu, các sản phẩm trung

gian, các thành phẩm… Bên cạnh vốn tồn tại dưới dạng vật chất còn có các loại vốn vô

hình (bằng phát minh sáng chế…) không tồn tại dưới dạng vật chất nhưng có giá trị kinh tế

và cũng là yếu tố vốn cần thiết cho quá trình phát triển. Vốn là một loại nhân tố "đầu vào",

đồng thời bản thân nó lại là kết quả "đầu ra" của hoạt động kinh tế. Trong quá trình hoạt

động của nền kinh tế, vốn luôn luôn vận động và chuyển hoá về hình thái vật chất cũng

như từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ.

Vốn tiền tệ được vận động dưới nhiều hình thức khác nhau. Trên thực tế vốn có ba

phương thức vận động như sau :

T - T '

Là phương thức vận động của các tổ chức tài chính trung gian để huy động vốn trong

trường hợp đầu tư mua trái phiếu, cổ phiếu công ty, hoặc góp vốn liên doanh.

T - H - T '

Là phương thức vận động vốn của các doanh nghiệp lưu thông (thương mại - dịch

vụ). Trong công thức này H là hàng hoá - lao vụ cung ứng được lưu thông và được thực

hiện giá trị.

TLSX

T H … sản xuất …H ' T '

SLĐ

Là phương thức vận động vốn của các doanh nghiệp sản xuất.

Trong quá trình sản xuất, các tài sản vật chất bao giờ cũng hao mòn theo thời gian.

Xu hướng vận động của một nền sản xuất phải tăng thêm điều kiện sản xuất, kỹ thuật mới

đòi hỏi xã hội cần phải tiến hành thường xuyên việc bù đắp hao mòn, bổ sung thêm khối

lượng các tài sản vật chất, kỹ thuật mới. Những hoạt động đó gọi là hoạt động đầu tư. Như

vậy hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất, đồng thời

làm tăng thêm năng lực mới cho nền kinh tế. Thực chất là việc chuyển hoá tiền thành tài

sản phục vụ cho tái sản xuất mở rộng.

Theo tính chất sử dụng của vốn đầu tư, có thể chia thành vốn đầu tư sản xuất và vốn

đầu tư phi sản xuất. Vốn đầu tư cho sản xuất bao gồm vốn đầu tư thay thế tài sản cố định

bị loại thải để tăng thêm tài sản cố định mới và tăng thêm hàng hoá tồn kho.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!