Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ thuật khai thác part 6 doc
MIỄN PHÍ
Số trang
16
Kích thước
651.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
993

Kỹ thuật khai thác part 6 doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

81

Nếu cho rằng SL = Ln/Lp, thì chiều dài L cho ván lưới mới phải là:

L = 2 x 0,82 = 1,64 m

và chiều cao H là: H = 1 x 0,82 = 0,82 m.

4.8Chuẩn bị bản vẽ và các chi tiết kỹ thuật

Các tính toán cho các thông số cơ bản của ngư cụ mới được thực hiện trong suốt

giai đoạn thiết kế ban đầu sẽ là cơ sở cho việc mô tả chi tiết các thành phần ngư cụ tiếp

theo và chuẩn bị cho việc vẽ ra các bản vẽ chi tiết và kỹ thuật để thi công ngư cụ. Các

bản vẽ nên được vẽ theo tỉ lệ càng theo đúng tỉ lệ chung càng tốt.

Đối với lưới kéo, lưới rùng, tiêu chuẩn ISO (1975e) đề nghị rằng các độ rộng

(phần ngang của lưới) của các phần trước và sau của mỗi phần lưới, được vẽ theo tỉ lệ

E1 = 0,5; độ sâu hoặc chiều dài của mỗi phần lưới được vẽ theo tỉ lệ E2 = 1,0.

Còn theo tiêu chuẩn (ISTPM-FAO-ACTIM) của Pháp (Neléléc & ctv, 1979) có

khác biệt nhỏ so với tiêu chuẩn ISO, trong đó độ sâu hoặc chiều dài của mỗi phần lưới

được vẽ theo E2 = 0,9 và độ rộng ở trước và sau được vẽ tương ứng là

1 (0,9) 0,436 2 E1 = − = . Tiêu chuẩn của Pháp thì có vẽ hơi khó áp dụng hơn một chút

so với phương pháp ISO, nhưng bản vẽ cho các hệ số rút gọn trung bình thì gần xấp xĩ

với thực tế. Mặt khác, các kích thước của các phần lưới thì không bị méo và chúng

tương ứng chính xác hơn cho giềng miệng có cùng tỉ lệ và các cạnh bên cũng chính

xác hơn. Theo cách này, các kích thước có thể tỉ lệ trực tiếp với bản vẽ. Tỉ lệ của các

tấm lưới này thường phải theo ”từng bước” của các phần lưới dựa trên độ lớn của từng

phần, làm cho hệ số rút gọn của mỗi phần lưới là khác nhau.

Đối với lưới rê, chiều dài được vẽ theo chiều dài của giềng phao. Khi lưới có các

giềng biên, thì chiều sâu được vẽ theo chiều dài thực tế của nó; Tuy vậy, nó nên được

vẽ theo độ sâu dãn xuống của lưới.

Đối với lưới vây rút chì, hoặc lưới rùng thì chiều dài được vẽ theo chiều dài của

giềng phao và độ sâu theo lưới mở rộng sâu xuống thực tế của nó. Nhưng nếu khi đó

các kích thước thể hiện là quá nhỏ so với không gian của bản vẽ kỹ thuật, nó sẽ làm

khó khăn cho việc thể hiện các chi tiết kỹ thuật, thì bản vẽ thứ hai cho phép bóp méo

bản vẽ có tỉ lệ theo phương đứng lớn hơn tỉ lệ theo phương ngang ở nơi nào chi tiết kỹ

thuật cần được thêm vào.

Tất cả các chiều dài nên theo đơn vị SI. Các kích thước lớn hơn có thể được diễn tả

theo đơn vị mét với 2 số lẽ, các kích thước nhỏ hơn có thể được diễn tả theo mm.

Nhưng nếu cần phải theo khác với qui ước này thì nên chỉ rõ ra đơn vị sử dụng.

Ngoài ra để cho các bản vẽ về lưới và dây giềng đạt được tỉ lệ chính xác này, thì

các ký hiệu hoặc đơn vị sau đây cần phải được thêm vào bản vẽ để bản vẽ không mơ

hồ, khó hiểu:

1. Đối với mỗi phần lưới:

1.1 Các chiều dài ở phần trước (hoặc gờ trên) và phần sau (hoặc gờ dưới) theo số

mắt lưới (M) hoặc theo mét lưới kéo căng (m);

1.2 Số mắt lưới (M) hoặc chiều dài lưới kéo căng (m) cho khoảng cách giữa phần

trước (hoặc gờ trên) và phần sau (hoặc các gờ thấp hơn);

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!