Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ thuật chế tác câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực trong dạy học hóa học phần hợp chất hữu cơ có một loại nhóm chức lớp 11 trung học phổ thông.
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1470

Kỹ thuật chế tác câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực trong dạy học hóa học phần hợp chất hữu cơ có một loại nhóm chức lớp 11 trung học phổ thông.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

ĐẶNG THỊ BÍCH LÀI

Tên đề tài:

KỸ THUẬT CHẾ TÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC HÓA

HỌC PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ MỘT LOẠI

NHÓM CHỨC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân sư phạm

Đà Nẵng, 2018

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

Tên đề tài:

KỸ THUẬT CHẾ TÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC HÓA

HỌC PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ MỘT LOẠI

NHÓM CHỨC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân sư phạm

Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Bích Lài

Lớp : 14SHH

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phan Văn An

Đà Nẵng, 2018

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Đặng Thị Bích Lài

Lớp : 14SHH

1. Tên đề tài:

“ KỸ THUẬT CHẾ TÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG KIỂM TRA ĐÁNH

GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC

PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ MỘT LOẠI NHÓM CHỨC LỚP 11 TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG”

2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển phương pháp dạy học hóa học ở

trường trung học phổ thông.

- Kỹ năng chế tác câu hỏi trong dạy học hóa học phần hữu cơ một chức lớp 11

THPT.

- Một số đề kiểm tra tham khảo.

4. Giáo viên hướng dẫn: Ths. PHAN VĂN AN

5. Ngày giao đề tài: 1/10/2017

6. Ngày hoàn thành: 20/4/2018

Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn

(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày……tháng……năm 2018

Kết quả điểm đánh giá:

Ngày …… tháng ……. năm 2018.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Kí và ghi rõ họ tên)

LỜI CẢM ƠN

Lần đầu thực hiện công việc nghiên cứu em đã gặp không ít khóa khăn trong quá

trình thực hiện. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Thầy

giáo – Thạc sĩ Phan Văn An đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên em trong suốt

quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo giảng dạy – công tác tại trường Đại

học Sư phạm Đà Nẵng đã nâng đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá

trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.

Vì nhiều lí do khách quan và chủ quan nên khóa luận này không tránh khỏi có

những hạn chế và thiếu sót nhất định, kính mong sự góp ý, đánh giá của các thầy cô

và toàn thể các bạn sinh viên.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2018

Sinh viên

ĐẶNG THỊ BÍCH LÀI

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................11

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................11

2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................................................12

3. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................12

4. Nhiệm vụ của đề tài.............................................................................................12

5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................13

6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................13

7. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................13

NỘI DUNG ..............................................................................................................14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................14

1.1. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC................14

1.1.1. Định hướng đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục phổ thông sau 2015 ....14

1.1.2. Khái niệm năng lực .......................................................................................15

1.1.3. Cấu trúc của năng lực...................................................................................15

1.1.4. Quá trình hình thành năng lực ....................................................................17

1.1.5. Năng lực của học sinh ...................................................................................18

1.1.6. Các năng lực cốt lõi của học sinh.................................................................19

1.1.7. Chương trình dạy học phải được xây dựng và phát triển theo hướng phát

triển năng lực học sinh............................................................................................20

1.2. BÀI TẬP HÓA HỌC .......................................................................................21

1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học............................................................................21

1.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của BTHH trong giảng dạy hóa học.............................22

1.2.3. Phân loại chi tiết bài tập hoá học ở trường phổ thông ..............................22

1.3. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ BÀI TẬP..........25

1.3.1. Nguyên tắc thiết kế câu hỏi và bài tập tự luận ...........................................25

1.3.2. Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập...............................................................25

1.4. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH

QUAN .......................................................................................................................32

1.4.1. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.................................................32

1.4.2. Xây dựng công cụ đáng giá ..........................................................................37

1.5. THIẾT KẾ BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP...............41

1.5.1. Xây dựng bản đặc tả đề kiểm tra.................................................................41

1.5.1.1. Khái niệm....................................................................................................41

1.5.1.2. Cấu trúc bản đặc tả đề kiểm tra (bảng trọng số)....................................41

1.5.2. Kỹ thuật viết câu hỏi đánh giá kết quả học tập.........................................43

1.5.2.1. Ba nguyên tắc cơ bản viết câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập..43

1.5.2.2. Một số nguyên tắc khi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn .44

CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT CHẾ TÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM PHẦN

HỮU CƠ MỘT CHỨC LỚP 11 THEO KIỂU NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC CHO HỌC SINH...........................47

2.1. NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH PHẦN HỮU CƠ CÓ

MỘT NHÓM CHỨC LỚP 11 THPT [8] ..............................................................47

2.1.1. Nội dung chương trình phần hữu cơ có một nhóm chức lớp 11...............47

2.1.2. Cấu trúc chương trình phần hóa học hữu cơ có một nhóm chức lớp 11 .48

2.2. KỸ THUẬT CHẾ TÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

...................................................................................................................................49

2.2.1. Nguyên tắc chung khi chế tác câu hỏi trắc nghiệm....................................49

2.2.2. Loại câu hỏi nhiều lựa chọn .........................................................................49

2.2.3. Cách chế tác loại câu hỏi nhiều lựa chọn....................................................51

2.2.3.1. Các kỹ năng cơ bản về viết câu hỏi nhiều lựa chọn ................................51

2.2.3.2. Một số chỉ dẫn cụ thể khi viết các câu hỏi nhiều lựa chọn .....................52

2.3. CHẾ TÁC CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN ..................................................61

2.3.1. Bảng trọng số (ma trận) cho chương trình hóa hữu cơ một nhóm chức

lớp 11 ........................................................................................................................61

2.3.2. Xây dựng bảng trọng số chi tiết các bài trong chương..............................62

2.3.3. Chế tác câu hỏi trắc nghiệm phần hóa hữu cơ có một nhóm chức lớp 11

...................................................................................................................................65

2.3.3.1. Chương 8: Ancol – Phenol.........................................................................65

2.3.3.2. Chương 9: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic ........................................77

3.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRONG LỚP HỌC.................................................83

3.1.1. Kỹ thuật đánh giá trong lớp học..................................................................83

3.1.2. Qui trình thiết kế và thực hiện kỹ thuật đánh giá trong lớp học..............83

3.2. MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TRONG LỚP HỌC .............................84

3.2.1. Nhóm kỹ thuật đánh giá mức độ nhận thức ...............................................84

3.2.2. Nhóm kỹ thuật đánh giá phát triển năng lực .............................................86

3.3. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA ...................................................87

3.3.1. Qui trình xây dựng đề kiểm tra minh họa ..................................................87

3.3.2. Đề kiểm tra minh họa ...................................................................................91

KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA..................................................................105

1. Mục đích khảo sát .............................................................................................105

2. Nhiệm vụ khảo sát.............................................................................................105

3. Tiến trình thực hiện ..........................................................................................105

3.1. Đối tượng khảo sát .........................................................................................105

3.2. Thời gian tiến hành khảo sát.........................................................................105

3.3. Các bước thực hiện ........................................................................................105

3.4. Các phương pháp khảo sát thực nghiệm .....................................................106

4. Đánh giá kết quả khảo sát ................................................................................106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................108

1. KẾT LUẬN........................................................................................................108

2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................108

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

KT – ĐG : kiểm tra đánh giá

THPT : trung học phổ thông

BTHH : bài tập hóa học

CH : câu hỏi

BT : bài tập

LT : lí thuyết

TH : thực hành

PTHH : phương trình hóa học

GV : giáo viên

HS : học sinh

TNKQ : trắc nghiệm khách quan

CH NLC : câu hỏi nhiều lựa chọn

ĐTN : đề trắc nghiệm

TNTL : trắc nghiệm tự luận

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1.3. Thành phần năng lực và trụ cột giáo dục theo UNESCO.....................17

Sơ đồ 1.1.4. Mô hình phát triển năng lực..................................................................18

Bảng 1.3.2. Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập .........................................................26

Bảng 1.4.1. Bảng so sánh các loại câu hỏi trắc nghiệm............................................35

Bảng 1.4.2. Ví dụ về câu thiết kế và cách chế tác thành các loại câu hỏi TNKQ.....38

Bảng 1.5.1.1. Ma trận trọng số nội dung và năng lực cần đánh giá có thể có ..........42

Bảng 1.5.1.2. Bảng ma trận trọng số nội dung và năng lực......................................42

Bảng 2.1.2. Cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ có một nhóm chức lớp 11 ........48

Bảng 2.2.3.1. Những lưu ý khi chế tác câu dẫn ........................................................52

Bảng 2.2.3.2. Những lưu ý khi chế tác các phương án chọn ....................................57

Bảng 2.3.1. Bảng trọng số chương trình hóa hữu cơ một nhóm chức lớp 11...........61

Bảng 2.3.2.1. Bảng trọng số chi tiết bài Ancol .........................................................62

Bảng 2.3.2.2. Bảng trọng số chi tiết bài Phenol........................................................63

Bảng 2.3.2.3. Bảng trọng số chi tiết bài Anđehit - Xeton.........................................63

Bảng 2.3.2.4. Bảng trọng số chi tiết bài Axitcacboxylic ..........................................64

Bảng 2.3.3.1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề Ancol ....................66

Bảng 2.3.3.2. Bảng mô tả các mức cần đạt cho chủ đề Phenol ................................75

Bảng 2.3.3.3. Bảng mô tả các mức cần đạt cho chủ đề Anđehit - Xeton..................78

Bảng 2.3.3.4. Bảng mô tả các mức cần đạt cho chủ đề Axitcacboxylic ...................80

11

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống và học tập ở thế kỉ 21 – thế kỉ của nền khoa học công

nghệ tiên tiến, thế kỉ mà tri thức, năng lực sáng tạo của con người được coi là yếu tố

quyết định sự tồn tại và phát triển của con người. Để đáp ứng với sự phát triển

chung của xã hội là cố gắng đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với sự phát triển giáo

dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, hội nghị lần thứ 8 BCHTWĐ khóa

XI đã nhất trí thông qua nghị quyết số 29 NQ/TW với nội dung: “Đổi mới căn bản,

toàn diện Giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Phát triển phẩm

chất, năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định

hướng nghề nghiệp. Đổi mới giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng

lực”.Vấn đề phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh đã được đặt ra trong

ngành giáo dục nước ta từ năm 1960. Cũng ở thời điểm đó, trong các trường Sư

phạm đã có khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong

cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1980) “Phát huy tính tích cực” đã là một trong

các phương hướng cải cách nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo và biết

làm chủ đất nước.

Để thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội và chỉ thị số

14/2001/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới nội dung chương trình

sách giáo khoa phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học, định hướng đổi mới cách

kiểm tra – đánh giá kết quả dạy học (có sử dụng 30 – 40% câu hỏi trắc nghiệm

khách quan) thì ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới, cải tiến phương pháp dạy

học với mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, phát triển năng lực cho học

sinh đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Những năm gần đây, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng

phương pháp trắc nghiệm khách quan đã được các nhà giáo dục nghiên cứu và thử

nghiệm rộng rãi ở nhiều môn học. Đặc biệt đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia chuyển

từ hình thức trắc nghiệm tự luận sang trắc nghiệm khách quan đòi hỏi giáo viên phải

thay đổi phương pháp dạy, học sinh thay đổi phương pháp học, nhà trường thay đổi

12

cách tổ chức quản lý,… Việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra – đánh

giá có nhiều ưu điểm như kiểm tra được nhiều nội dung, kiến thức, đi sâu từng khía

cạnh khác nhau của kiến thức, kỹ năng; đánh giá kết quả học tập của học sinh một

cách khách quan. Đặc biệt cách kiểm tra – đánh giá này bồi dưỡng cho học sinh

năng lực tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, tự giác chủ động tích cực học

tập, tự giành lấy kiến thức cho mình, biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt

trong mọi tình huống.

Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đã có sự thay đổi tích cực trong kiểm tra đánh

giá, việc nghiên cứu xây dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn hóa

học có độ tin cậy cao trong kiểm tra – đánh giá và là một vấn đề cần thiết, phù hợp

với định hướng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy

học mà Bộ Giáo dục và đào tạo đề ra, tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài “KỸ

THUẬT CHẾ TÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC

PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ MỘT LOẠI NHÓM CHỨC LỚP 11 TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG”.

2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

- Đối tượng nghiên cứu: kỹ thuật chế tác câu hỏi trắc nghiệm phần hợp chất

hữu cơ có một loại nhóm chức lớp 11 nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong

dạy học ở trường trung học phổ thông.

3. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài:

+ Kỹ thuật chế tác câu hỏi trắc nghiệm.

+ Phương pháp KT-ĐG theo hướng phát triển năng lực người học.

+ Mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương trình Hóa hữu cơ có một loại nhóm

chức lớp 11 THPT.

- Nghiên cứu thực tiễn: xin ý kiến đóng góp của các thầy cô nhiều kinh

nghiệm, các chuyên gia để hoàn thiện kết quả nghiên cứu.

4. Nhiệm vụ của đề tài

13

- Nghiên cứu cơ sở lí luận phương pháp soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách

quan dùng trong việc KT–ĐG theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường

THPT.

- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ có

một loại nhóm chức lớp 11 THPT.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài:

+ Kỹ thuật chế tác câu hỏi trắc nghiệm.

+ Phương pháp KT-ĐG theo hướng phát triển năng lực người học.

+ Mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương trình Hóa hữu cơ có một loại nhóm

chức lớp 11 THPT.

- Nghiên cứu thực tiễn: xin ý kiến đóng góp của các thầy cô nhiều kinh

nghiệm, các chuyên gia để hoàn thiện kết quả nghiên cứu.

6. Giả thuyết khoa học

Nếu quán triệt và vận dụng đúng mức kỹ thuật chế tác câu hỏi trắc nghiệm

theo hướng phát triển năng lực dùng trong kiểm tra đánh giá thì sẽ góp phần nâng

cao hiệu quả dạy học hóa học.

7. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung các bài học hóa học thuộc chương 8 và 9 lớp 11 từ đó xây dựng các

câu hỏi và bài toán trắc nghiệm khách quan theo dạng nhiều lựa chọn.

8. Cái mới của đề tài

- Chế tác hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình Hóa hữu cơ có

một loại nhóm chức lớp 11 THPT dùng trong kiểm tra đánh giá.

- Thiết kế một số đề kiểm tra trong chương trình có tính khả thi trong việc

giảng dạy chương trình hóa hữu cơ có một loại nhóm chức lớp 11.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!