Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ký sinh trùng sán lá gan lớn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Sán Lá Gan Lớn (F.Hepatica,
F.Gigantica)
I. Hình thái
- Hình lá, dày
F.gigantica thuôn dài 75 x 15 mm
F.hepatica có phía trước rộng hơn phía sau 30x15 mm
- Có thể hình nón phía trước đĩa hút miệng
- Con trưởng thành triploid → không có tinh trùng
-Trứng có kích thước lớn nhất Kích thước trứng P.westermani lớn hơn
P.heterotremus
- Có nắp, phần vỏ đối diện nắp dày lên
- Chứa phôi bào→ Tiếp tục phát triển và nở trong nước trong các loài sán
- Trứng bầu dục 80 x 140 μm có nắp, vỏ dày màu nâu
- Có phôi bào → tiếp tục phát triển và nở trong nước
II. Bệnh lý
Giai đoạn xâm nhập:
-Triệuchứng thường rầm rộ: sốt, nổi mẩn/dị ứng, bạch cầu toan tính tăng
- Rối loạn tiêu hóa
- Sán non di chuyển từ ruột qua gan để đến túi mật gây tổn thương gan
(gan to, cứng, đau), có khi di chuyển lạc chỗ (mô dưới da, tụy, sinh dục,
mắt, não) gây viêm – xơ – hoại tử, sán bị calci hóa rồi vỡ
Giai đoạn sán trưởng thành
- Đau vùng gan, tổn thương gan (giãn ống mật, thành ống mật dày, niêm
mạc túi mật có nhú, tĩnh mạch cửa phù nề…) → Rối loạn tiêu hóa, vàng
da, thiếu máu, suy nhược… → Biến chứng viêm túi mật, xơ gan, nhiễm
trùng thứ cấp
III. Chẩn đoán
1. Tìm trứng trong phân, dịch tá tràng, dịch mật
- Phương pháp chẩn đoán chủ yếu
- Soi tươi – kỹ thuật lắng – kỹ thuật ước lượng
2. Miễn dịch: tìm kháng nguyên trong phân, tìm kháng thể/kháng
nguyên trong máu
3. PCR: tìm DNA sán trong phân
4. Chẩn đoán hỗ trợ: đánh giá tổn thương gan mật bằng siêu âm/CT/MRI,
công thức máu
5. Kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng ERCP: chẩn đoán và lấy sán mắc
kẹt trong đường mật ra, cầm máu nếu xuất huyết
IV. Điều trị: Triclabendazol