Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ky sinh trung
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng
Văn Dũng - K46
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là một nước nông nghiệp, lạc hậu. Nhưng nền kinh tế nông
nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thu nhập khá cao trong kinh tế quốc dân (43-44%).
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp nước ta đã có những bước đột phá,
từ thiếu sang đủ, từ đủ tiến tới thừa, làm cho đời sống nhân dân được nâng
cao. Trong Nông nghiệp ngành chăn nuôi cũng đã và đang góp phần quan
trọng vào sự phát triển đó .
Từ xưa đến nay vốn là đầu cơ nghiệp, trâu- bò đã có sự gắn bó mật
thiết với người nông dân, cung cấp sức kéo-phân bón cho nông nghiệp, còn
làm nguyên vật liệu cho các ngành thuộc da và kỹ nghệ: da, sừng,
móng...cung cấp thực phẩm: thịt, sữa. Những năm gần đây chúng ta đã tiến
hành nhập khẩu nhiều giống ngoại có năng suất chất lượng cao bảo đảm cung
cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu nâng cao được năng
suất cho người nông dân góp phần đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế nước
nhà. Đồng thời các cơ quan nghiên cứu Chăn nuôi - Thú y cũng bảo tồn duy
trì những gen quý của giống nội. Tuy vậy nhưng do người nông dân là những
người không được đào tạo cơ bản về chăn nuôi - Thú y, cho nên công tác
phòng chống bệnh - dịch gặp rất nhiều khó khăn, trong đó những bệnh phổ
biến thường xuyên xảy ra là bệnh Kí sinh trùng, bệnh này đã gây ra rất nhiều
thiệt hại cho người chăn nuôi, ví dụ : như tiêm mao trùng gây chết hàng loạt,
các bệnh khác như Sán-giun làm giảm tốc độ sinh trưởng gia súc gây còi cọc,
giảm sức đề kháng. Ngoài ra Kí sinh trùng còn tạo điều kiện cho các vi sinh
vật xâm nhập sau đó là các bệnh truyền nhiễm kí sinh kế phát lưu hành.
Xuất phát từ thực tế đó và được sự giúp đỡ của các thày trong bộ môn
KST- KNTS - VSTY đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phan Lục
1
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng
Văn Dũng - K46
cũng như sự giúp đỡ của một số lò mổ xung quang Hà Nội chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“Ký sinh trùng chủ yếu của Trâu ở một số lò mổ xung quanh Hà Nội.
Đặc điểm của Sarcocystis và thuốc điều trị.”
II- MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
- Điều tra tình hình nhiễm những kí sinh trùng chủ yếu của Trâu. Ở một
số lò mổ xung quanh Hà Nội.
+Xác định tỷ lệ nhiễm KST theo lớp
+Thành phần KST chủ yếu ở Trâu
+Biến động nhiễm KST theo tuổi Trâu
+Biến động nhiễm KST theo các vùng nuôi trâu.
- Xác định một số đặc điểm của Sarcocystis.
- Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh.
2
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng
Văn Dũng - K46
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ SÁN LÁ GAN (FASCIOLA)
2.1.1. Những nghiên cứu về sán lá gan trên Thế Giới.
Trên Thế giới việc nghiên cứu về kí sinh trùng đã có từ lâu. Và đã được
được đề cập trong kinh thánh Ai Cập (Ebersa.1550 TCN) về sán dây, giun
đũa. Ban đầu việc nghiên cứu chủ yếu bằng trực quan và đã xác định được
sán lá (từ thế kỷXIII và nửa đầu thế kỷ XIX) Giai đoạn này người ta xác
định được một số kí sinh trùng của người và gia súc. Năm 1808 Rudolphi xác
định được lớp sán lá (Trematoda ) đến năm 1885 thì Owen đặt tên là
Recholaria tiếp đó tác giả Carus đặt tên cho lớp này là Dienia vào năm 1863.
Đến năm 1964 Erchov gọi là Trematoides năm 1970 Schulz và Gvozdes đã
mô tả hình dạng kích thước màu sắc các giác bám vỏ ngoài như mô, hệ thống
cơ các hệ thống tiêu hoá, bài tiết, thần kinh, sinh dục...
Sau thời kì xác định trực tiếp bằng mắt thường là thời kì phân loại, thời
kỳ này kéo dài từ thế kỷ XVII - XIX người đầu tiên phân loại sán lá gan là
Linnaca, ông chia sán lá thành hai nhóm vào năm 1758, sau đó vào năm 1863
Duraclinchia chia lớp sán lá thành 5 nhóm: Octobothriens, Tritoniens,
Distoniens( trong nhóm Distoniens lại gồm Aspidogaster, Amphistoma,
Monotona, Holostomun, Distoma) Monogeneses và Digeneses . Đến lượt
Carus lại chia sán lá thành hai nhóm là Monogenea và Digennea.
Johan De Brie là người đầu tiên phát hiện và mô tả sán lá gan loài F.
hepatica, vào năm 1379 sau đó năm 1752 Swammerdam phát hiện được vĩ ấu
(Cercoria) của sán lá gan trong loài ốc Gaearopoda. Năm 1882 Thomas ở Anh
và Leukart ở Đức cùng lúc đã đồng thời xác định vòng đời phát triển của loài
F.hepica ở nhiêt độ khống chế 10 - 19o
c thì sau 14 - 16 ngày trứng nở ở nhiệt
độ 25 - 30o
c thì tỷ lệ trứng nở từ 70 - 80%.
3
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng
Văn Dũng - K46
Một số tác giả nghiên cứu về vòng đời sán lá gan : Krull(1934)
Swles(1935) Cumaron và Swalls(1963)
Về đường di hành của ấu trùng sán lá gan: Kennth(1949),
Taylor(1968), Hansen và Peri(1994) đã cho biết con đường di hành của chúng
là chui qua thành bụng vào xoang bụng. Tác giả đã theo dõi sau 24h đã thấy
sán non trong xoang bụng.
Năm 1961 - Erhardofva đã xác định được vật chủ trung gian của sán lá
gan loài nhai lại tại vùng bắc Mỹ là loài ốc Ganbatracatula. ở Pakistan sự
cảm nhiễm F.giantica thường xảy ra nhiều nhất sau đợt gió mùa (Yasin 1958)
khi nước lụt làm cho vĩ ấu phát triển nhiều nhất sau đợt gió mùa ( tháng 1- 2)
khi thiiêú thức ăn gia súc phải ăn cỏ ở nơi đầm lầy nước đọng mà ở đó lại có
rất nhiều lang ấu tồn tại từ trước.
Dun và Dinnik ( 1959- 1978) phát hiện trong thiên nhiên một ốc nhiễm
từ 126 - 415 ấu trùng và với số lượng như vậy nó gấp 5- 7 lần so với gây
nhiễm thực nghiệm. ở t0<160
c lôi ấu( Redia) chỉ sinh ra Redi I rồi ngừng phát
triển ( không gây nhiễm được).
Năm 1968 Sumakovich đã xác định vòng đời sán lá gan và nó phát
triển theo 4 giai đoạn chính: Trứng ấu trùng kén, ở gian đoạn kén khi
gặp vật chủ cuối cùng sẽ phát triển thành dạng trưởng thành. Theo
Skeman( 1956) thì vòng đời của sán lá gan khoảng 92 - 117 ngày. Năm 1985
Tay và Geogi nghiên cứu về Faciola ở châu Mỹ thấy rằng F.giantica có dịch
hoàn phân nhánh mạnh.
Năm 1994, theo Hansen và perri nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá ở
trâu bò và tác hại của chúng gây ra cho chăn nuôi tại một số nước đang phát
triển ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ cho biết: Lớp Trematoda ký sinh ở gan
gồm F.giantica và F.hepatica. F.hepatica dài từ 18 - 51 mm rộng từ 4 - 13 mm
thân dẹp hình lá màu nâu nhạt. Phần đầu hình nón dài từ 3 - 4 mm có hai giác
bám là giác bụng và giác miệng trong đó giác bụng lớn hơn giác miệng, thân
to rồi thon nhỏ về phía cuối tại vai rõ rệt. Trứng hình elíp hai đầu hơi giống
4
Báo cáo tốt nghiệp Hoàng
Văn Dũng - K46
nhau, hai bên đối xứng, vỏ mỏng, phôi bào màu vàng hơi nâu và chứa đầy
trong trứng. Kích thước trứng 0,13 - 0,145 x 0,07 - 0,09 mm.
Tác giả Sumakovich(1968) đã cho biết Fasciola nói chung phải qua hai
vật thể ( vật chủ trung gian và vật chủ cuối cùng) ở ngoài môi trường là quá
trình hoặc giai đoạn phát triển của ấu trùng, khi phát triển thành nang ấu
( Adolescaria) lại ở ngoài môi trường. Vật chủ trung gian sẽ có vai trò
khuyếch tán mầm bệnh làm tăng số lượng mầm bệnh. Gia súc bị nhiễm sán lá
gan phụ thuộc vào mùa vụ trong năm.
Về diều trị: Từ trước tới nay người ta sử dụng nhiều loại hoá dược như
Tetraclorua ( CCl4): 4 -5 ml/100kgP; Hecxacloethan; Dertil - B - mg/kgP.
Năm 1983 Smed và Hallcho biết: Fascinesex liều 10mg/kgP hiệu lực đạt tới
99% đồng thời có tác dụng chống lại các giai đoạn sống của sán lá gan từ 1 -
12 tuần tuổi .
2.1.2. Nghiên cứu sán lá gan ở Việt Nam.
Từ xưa đất nước ta đã có những lương y giỏi như : Lương Y Lương
Tuệ Tĩnh thế kỷ XIV đã viết : “ Muôn loài trên trái đất có 4 cách sinh sản là:
thai sinh (đẻ ra con), noãn sinh (đẻ ra trứng) Thuỷ sinh hay thấp sinh (đẻ dưới
nước) và hoá sinh (hoá ra con) giun sán là loại hoá sinh “ . ở giai đoạn này
đó là giai đoạn tiến bộ và có ý thức.
Trước năm 1945, các nhà làm công tác thú y tại Việt Nam đã thu thập,
phát hiện để lại những hiểu biết về giun sán thú y tại các bệnh xá thú y, các
phòng thú nghiệm hay các lò sát sinh lớn ở các thành phố như Hà Nội, Hải
Phòng, Sài Gòn... Nhưng họ mới chỉ nghiên cứu chung trên đối tượng là vật
nuôi hoặc đại gia súc mà chưa đi sâu nghiên cứu từng loại giun sán trên từng
đối tượng riêng biệt. Đã có một số tác giả từng nghiên cứu về sán lá gan ở
Việt Nam : Giard Billet(1892)
GoMy(1896-1897) Bauche (1914) Lagrange(1923) Raillet(1925) Phan Huy
Quát, Đặng Văn Ngữ(1936) và Houdermer(1938) .
5