Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt tại TP.HCM
PREMIUM
Số trang
129
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1922

Kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt tại TP.HCM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Nguyên Phương

KỸ NĂNG TƯ VẤN TÂM LÍ

CỦA GIÁO VIÊN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Nguyên Phương

KỸ NĂNG TƯ VẤN TÂM LÍ

CỦA GIÁO VIÊN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tâm lí học

Mã số : 60310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. VÕ THỊ TƯỜNG VY

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và

kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình

nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Thị Nguyên Phương

LỜI CẢM ƠN

Không có sự thành công nào lại không có sự hỗ trợ từ những người quan tâm,

yêu thương mình. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi cảm thấy rất may mắn

và quý trọng sự hỗ trợ từ gia đình, thầy cô, bạn bè và các bạn đồng nghiệp.

Tôi muốn bày tỏ sự biết ơn trước hết đến ba mẹ, đã luôn quan tâm, lo lắng và

hết lòng ủng hộ con đường học tập tôi chọn. Cảm ơn ba mẹ đã tin tưởng và động

viên con phải luôn nỗ lực.

Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu, cán bộ phòng Sau đại học, quý thầy

cô khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo

điều kiện để tôi cũng như các bạn K27 có môi trường học tập, nghiên cứu và trưởng

thành về chuyên môn.

Tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành đến trung tâm chuyên biệt Từng Bước

Nhỏ, Trung Tâm Tư vấn Giáo dục và Trị liệu Trẻ em – ATC, Trung tâm Hỗ trợ

Phát triển Giáo dục Hòa nhập Thiên Thần đã cho tôi điều kiện để thực hiện nghiên

cứu. Cám ơn các anh chị giáo viên nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình khảo sát.

Lời cám ơn đặc biệt xin gửi đến TS. Võ Thị Tường Vy – người hướng dẫn

khoa học không những dành thời gian chỉ dẫn tôi hoàn thành nghiên cứu mà còn

khơi mở ở tôi nhiều vấn đề về giá trị bản thân, giúp tôi tự tin, mạnh dạn trong công

việc và học tập. Cuối cùng, tôi xin cám ơn những chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của thầy

cô trong Hội đồng khoa học giúp tôi hoàn thiện những hạn chế của bản thân trong

đề tài nghiên cứu này.

Tác giả

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục biểu đồ

MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA

GIÁO VIÊN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT .................................................7

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................7

1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng tư vấn tâm lý ở nước ngoài............................7

1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng tư vấn tâm lý ở trong nước ..........................11

1.2. Lý luận về kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt ...............15

1.2.1. Lý luận về kỹ năng ..................................................................................15

1.2.2. Kỹ năng tư vấn tâm lý .............................................................................19

1.2.3. Kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt ..........................26

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo

dục đặc biệt..............................................................................................38

Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA GIÁO

VIÊN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI TP.HCM..................................43

2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ............................................................43

2.1.1. Mẫu nghiên cứu .......................................................................................43

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................43

2.1.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá ........................................................45

2.2. Thực trạng kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt tại Tp.

Hồ Chí Minh ..................................................................................................50

2.2.1. Nội dung của tư vấn tâm lý.....................................................................50

2.2.2. Mức độ kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt .............52

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo

dục đặc biệt..............................................................................................68

Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................74

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................78

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐLC Độ lệch chuẩn

ĐTB Điểm trung bình

GDĐB Giáo dục đặc biệt

GV Giáo viên

KN Kỹ năng

KTTT Khuyết tật trí tuệ

Tp Thành phố

TVTL Tư vấn tâm lý

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu...........................................................43

Bảng 2.2. Thang đánh giá mức độ hiểu biết về KN ..............................................46

Bảng 2.3. Thang đánh giá mức độ thực hiện KN..................................................46

Bảng 2.4. Thang đánh giá mức độ KN TVTL của GV GDĐB.............................47

Bảng 2.5. Đánh giá mức độ KN TVTL của GV GDĐB .......................................49

Bảng 2.6. Độ tin cậy của các thang đo KN TVTL của GV GDĐB ......................50

Bảng 2.7. Mức độ kỹ năng chung của GV GDĐB................................................52

Bảng 2.8. Mức độ KN TVTL của GV GDĐB ......................................................52

Bảng 2.9. Tương quan giữa nhận thức của KN TVTL với KN TVTL chung

của GV GDĐB......................................................................................56

Bảng 2.10. KN TVTL chung của GV GDĐB biểu hiện qua mặt hành vi...............58

Bảng 2.11. Kỹ năng tư vấn tâm lý thành phần của giáo viên giáo dục đặc biệt

biểu hiện qua mặt hành vi .....................................................................59

Bảng 2.12. Biểu hiện hành vi của kỹ năng lắng nghe .............................................59

Bảng 2.13. Biểu hiện hành vi của kỹ năng đặt câu hỏi ...........................................61

Bảng 2.14. Biểu hiện hành vi của kỹ năng cung cấp thông tin ...............................63

Bảng 2.15. Biểu hiện hành vi KN phản hồi.............................................................66

Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố chủ quan đến KN TVTL của GV

GDĐB ...................................................................................................69

Bảng 2.17. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố khách quan đến KN TVTL của GV

GDĐB ...................................................................................................70

Bảng 2.18. Thứ tự ảnh hưởng các yếu tố đến KNTVTL của GV GDĐB...............71

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Nội dung tư vấn tâm lý của GV GDĐB...............................................51

Biểu đồ 2.2. Mặt nhận thức kỹ năng tư vấn tâm lý chung của GV GDĐB..............55

Biểu đồ 2.3. Mặt nhận thức của các kỹ năng thành phần của GV GDĐB ...............57

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Một đứa trẻ ra đời không thể chọn trước cho mình một cơ thể khỏe mạnh hay

một trí tuệ phát triển. Vì vậy, bên cạnh những trẻ được sinh ra bình thường về thể

chất và tâm lý cũng có những trẻ khiếm khuyết về cơ thể, về trí tuệ, đáng lưu ý là

trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT). Đây là những trẻ em gặp khó khăn trong sự phát triển

nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, vận động… Giảng dạy cho những trẻ KTTT là đối đầu

với những thách thức độc đáo và đặc biệt mà cần những người có chuyên môn, điển

hình là giáo viên Giáo dục đặc biệt (GV GDĐB). Vai trò của GV GDĐB không chỉ

liên quan đến việc giảng dạy mà còn phối hợp, cộng tác với cha mẹ để thực hiện

chương trình giáo dục cá nhân của mỗi học sinh. Do đó, với tư cách là GV GDĐB,

ngoài việc đảm bảo về kiến thức chuyên môn họ còn cần phải có KN giao tiếp, tư

vấn cho cha mẹ nhằm gia tăng hiệu quả chất lượng can thiệp trẻ KTTT.

Đối với cha mẹ có con KTTT, họ thường xuyên phải đối mặt với những thách

thức liên quan đến đặc điểm của trẻ. Ở trẻ KTTT dễ gặp vấn đề khó khăn như: giao

tiếp; hiểu biết về các quy luật xã hội; kỹ năng tự phục vụ; lăng xăng, giảm tập trung

chú ý. Đối mặt với các khó khăn này của con cha mẹ thường xuyên rơi vào trạng

thái căng thẳng, dễ tức giận, đặc biệt khi đưa con tiếp xúc với môi trường bên ngoài,

những nơi công cộng họ chịu những ánh nhìn phán xét và đánh giá của người xung

quanh, làm tăng căng thẳng của cha mẹ. Những biểu hiện về cư xử, nói năng ngốc

nghếch hơn sơ với tuổi, tiếp thu chậm, nhanh quên, nhớ kém và khó tập trung vào

hoạt động… của trẻ khiến cha mẹ trải qua một loạt trải nghiệm tâm lý khác nhau:

đau khổ, tức giận, xấu hổ, trầm cảm, phủ nhận… Sự khó khăn dễ nhận thấy là sự kỳ

thị xã hội gắn liền với những người KTTT. Điều này khiến cho nhiều gia đình cảm

thấy bị cô lập khỏi những người hàng xóm và cộng đồng. Ngoài ra, cha mẹ không

cảm thấy được hiểu biết hoặc hỗ trợ bởi gia đình và bạn bè bởi họ thật sự không

hiểu những căng thẳng của người chăm sóc một đứa con KTTT. Sự gia tăng căng

thẳng càng lên cao khi giữa vợ và chồng xảy ra mâu thuẫn liên quan đến tài chính,

trách nhiệm, giáo dục con… Dưới những tình huống khó khăn về nuôi dạy trẻ

KTTT, cha mẹ thường có vấn đề về sức khoẻ tâm thần (trích trong Anthony Yeo,

2

1993). Rõ ràng việc nâng đỡ, hỗ trợ về tinh thần cho cha mẹ có con KTTT là hết

sức cần thiết.

Đội ngũ làm việc trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt ở Việt Nam thường bao

gồm: giáo dục đặc biệt, âm ngữ trị liệu, tâm lý giáo dục, tâm lý lâm sàng, công tác

xã hội, giáo dục mầm non. Nhìn chung các chương trình đào tạo chính quy liên

quan đến tư vấn tâm lý cho cha mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ KTTT còn

chưa được chuyên sâu và thiếu thực hành. Về phía các chương trình tập huấn, bồi

dưỡng tại các cơ sở trường chuyên biệt hầu hết tập trung vào các phương pháp hay

kỹ thuật can thiệp mà không chú trọng đến kỹ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên. Rõ

ràng đã có sự thiếu hụt về đào tạo, huấn luyện cho giáo viên về kỹ năng quan trọng

này. Và chính giáo viên cũng chưa nhận biết rõ về mức độ quan trọng của tư vấn,

hỗ trợ tâm lý cho người trực tiếp chăm sóc trẻ dẫn đến sự thiếu hụt các kỹ năng tư

vấn tâm lý cơ bản như lắng nghe, đặt câu hỏi, nói lời thông cảm… thậm chí vì

không có kỹ năng này, đôi khi họ vô tình làm gia tăng mức độ lo âu, căng thẳng của

các bậc cha mẹ.

Bên cạnh đó, qua tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy chưa có nghiên cứu lý

luận nào về hoạt động tư vấn tâm lý, về những kỹ năng tư vấn giúp giáo viên giáo

dục đặc biệt hỗ trợ cha mẹ giáo dục và chăm sóc con KTTT.

Xuất phát từ những lý do trên nên chúng tôi chọn đề tài “Kỹ năng tư vấn tâm

lý của giáo viên giáo dục đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt

thành phố Hồ Chí Minh đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng tư vấn

tâm lý cho giáo viên giáo dục đặc biệt..

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Mức độ kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt

3.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu bao gồm:

+ 80 giáo viên giáo dục đặc biệt làm việc tại các trường chuyên biệt trên địa

3

bàn thành phố Hồ Chí Minh.

+ 06 cha mẹ có con học tại các trường chuyên biệt.

+ 2 chuyên gia tư vấn tâm lý.

3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Hoạt động tư vấn tâm lý bao gồm nhiều kỹ năng tư vấn, nhưng trong đề tài

này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu bốn kỹ năng: kỹ năng lắng nghe; kỹ năng

đặt câu hỏi; kỹ năng phản hồi; kỹ năng cung cấp thông tin và tiếp cận trên hai mặt:

nhận thức và hành vi.

Đề tài nghiên cứu trên khách thể chính là 80 giáo viên giáo dục đặc biệt của 3

trường chuyên biệt ở quận Bình Thạnh và Bình Chánh và Gò Vấp tại TP. Hồ Chí

Minh

4. Giả thuyết khoa học

4.1. Trong bốn kỹ năng thành phần thì kỹ năng lắng nghe được giáo viên giáo

dục đặc biệt thực hiện ở mức độ cao hơn kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi và

kỹ năng cung cấp thông tin.

4.2. Có sự ảnh hưởng của yếu tố tính tích cực trong hoạt động tư vấn tâm lý

đến kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu lý luận

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kỹ năng của giáo viên giáo dục đặc biệt gồm kỹ

năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng cung cấp thông

tin.

5.2. Nghiên cứu thực trạng

Khảo sát thực trạng kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt tại

thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm

nâng cao kỹ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên giáo dục đặc biệt.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận tâm lý học như sau:

6.1. Phương pháp luận

6.1.1. Tiếp cận hệ thống cấu trúc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!