Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập trong các trường đại học
PREMIUM
Số trang
256
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
827

Kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập trong các trường đại học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------

NGUYỄN THỊ HẰNG PHƢƠNG

KỸ NĂNG TƢ VẤN CỦA CỐ VẤN HỌC

TẬP TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành

Mã số: 62.31.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội - 2013

2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------

NGUYỄN THỊ HẰNG PHƢƠNG

KỸ NĂNG TƢ VẤN CỦA CỐ VẤN HỌC

TẬP TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành

Mã số: 62.31.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN THỊ MINH ĐỨC

Hà Nội -2014

3

LỜI CẢM ƠN

Thời gian theo học khóa Nghiên cứu sinh không thật dài so với đời

sống của một người, nhưng thật sự dài đối với tôi. Trong suốt bốn năm qua,

tôi đã mang ơn rất nhiều người, những người đã góp từng chút một để giờ

này tôi có thể ngồi đây viết lên những lời tri ân như thế này.

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi đến gia đình và những người thân – nơi

đã tiếp cho tôi năng lượng để tôi vững vàng, bền bỉ trước những lúc khó khăn

trong cuộc sống.

Tôi khó có thể bày tỏ bằng lời để diễn đạt được tình cảm, sự biết ơn sâu

sắc đến Cô giáo GS.TS. Trần Thị Minh Đức người đã rất tận tình hướng dẫn

tôi, cả về tri thức khoa học lẫn giá trị sống trong suốt hơn 13 năm qua. Nhờ

gặp được Cô Minh Đức, tôi đã trưởng thành hơn trong chính cuộc sống của

mình.

Tôi cũng xin được cảm ơn rất nhiều những nhắc nhở, chỉ bảo của các

Thầy Cô giáo cùng các Anh Chị thuộc Viện Tâm lý học đã bên cạnh khóa NCS

2009-2013 từ những ngày đầu tiên và luôn động viên chúng tôi cho đến những

ngày ra bảo vệ. Những lời hỏi thăm của các Thầy Cô là động lực giúp tôi cảm

thấy vững tin hơn trước mỗi tiến trình.

Tôi xin cảm ơn các Chị ở Khoa Tâm lý học – Học viện Khoa học Xã hội

Viện Nam đã trợ giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thiện luận án.

Xin trân trọng cảm ơn các Quý Thầy Cô giáo đã dành nhiều lời góp ý, hướng

dẫn cho luận án của tôi trong suốt chặng đường học tập.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô và sinh viên ở Trường

ĐHKHXH&NV, ĐHQG HN và Trường ĐHSP, ĐH Đà Nẵng; đặc biệt là anh

Đinh Việt Hải, anh Nghiêm Xuân Huy, Tổ Tư vấn Hỗ trợ Đào tạo (CASA￾Nhân Văn) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề

tài.

4

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Anh Chị và các Bạn trong khóa NCS đã

quan tâm, nhiệt tình, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả Gia đình, Quý

Thầy Cô, các Anh Chị và các Bạn!

Xin kính chúc mọi người sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc!

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Hằng Phương

5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Kết quả nghiên cứu và dữ liệu trong luận án là trung thực và

chưa từng công bố trong bất kỳ luận án nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hằng Phương

6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TƢ VẤN CỦA CỐ VẤN

HỌC TẬP TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC............................................................17

1.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động tƣ vấn của cố vấn học tập...............17

1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động cố vấn học tập và kỹ năng tư vấn của cố

vấn học tập ở nước ngoài ..................................................................................17

1.1.2. Nghiên cứu về kỹ năng tư vấn và kỹ năng tư vấn của cố vấn học

tập ở Việt Nam..................................................................................................27

1.2. Lý luận về kỹ năng tƣ vấn của cố vấn học tập ..........................................32

1.2.1. Khái niệm kỹ năng ..................................................................................32

1.2.2. Khái niệm kỹ năng tư vấn .......................................................................36

1.2.3. Khái niệm cố vấn học tập........................................................................41

1.2.4. Kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập .........................................................45

1.2.5. Biểu hiện các kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập ...................................48

1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập...............58

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .....................................................................................64

CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU..........................................................................................................................66

2.1. Tổ chức nghiên cứu......................................................................................66

2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận ..................................................................66

2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn ...............................................................67

2.1.3. Giai đoạn viết và hoàn thành luận án......................................................70

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................70

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu cứu tài liệu......................................................70

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.......................................................71

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ...................................................................73

2.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm..................................................................74

7

2.2.5. Phương pháp chuyên gia .........................................................................75

2.2.6. Phương pháp quan sát .............................................................................76

2.2.7. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................77

2.2.8. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình......................................79

2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu và thang đánh giá............................................79

2.3.1.Phương pháp phân tích số liệu định lượng...............................................79

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu định tính .......................................................81

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .....................................................................................84

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TƢ

VẤN CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP.............................................................................86

3.1. Thực trạng hoạt động cố vấn học tập trong các trƣờng đại học .............86

3.1.1. Đánh giá của CVHT và SV về hoạt động CVHT ...................................86

3.1.2. Thái độ của CVHT và SV về hoạt động của CVHT...............................87

3.1.3. Nhu cầu tư vấn của sinh viên ..................................................................88

3.2. Thực trạng kỹ năng tƣ vấn của cố vấn học tập trong các trƣờng đại học.....90

3.2.1. Các kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập...................................................90

3.2.2. Hiểu biết của CVHT đối với các kỹ năng tư vấn....................................91

3.2.3. Kỹ năng lắng nghe ..................................................................................92

3.2.4. Kỹ năng đặt câu hỏi.................................................................................97

3.2.5. Kỹ năng cung cấp thông tin ..................................................................102

3.2.6. Kỹ năng động viên khích lệ ..................................................................107

3.2.7. Đánh giá chung về kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập.........................112

3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng tƣ vấn của cố ván học tập trong

các trƣờng đại học.............................................................................................119

3.3.1. Ảnh hưởng của nhóm các yếu tố thuộc về cá nhân người CVHT

đến kỹ năng tư vấn ..........................................................................................120

3.3.2. Ảnh hưởng của nhóm các yếu tố khách quan bên ngoài đến kỹ

năng tư vấn của cố vấn học tập .......................................................................121

8

3.3.3. Hồi quy dự báo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với hoạt

động tư vấn của cố vấn học tập.......................................................................125

3.4. Kết quả thực nghiệm tác động ..................................................................127

3.4.1. Đánh giá về tác động của tập huấn kỹ năng tư vấn đối với CVHT ......127

3.4.2. Mức độ hiểu biết của CVHT về KNTV trước và sau thực nghiệm ......128

3.5. Chân dung một số cố vấn học tập.............................................................133

3.5.1. Cố vấn học tập N.P.T............................................................................133

3.5.2. Cố vấn học tập P.H.D............................................................................138

3.5.3. Cố vấn học tập N.T.H............................................................................141

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...................................................................................144

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................146

DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT CỦA NGHIÊN CỨU SINH LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ .............................................................150

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................151

9

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

STT Các chữ viết tắt Xin đọc là

1. BK Bảng kiểm

2. CASA Tổ Tư vấn và hỗ trợ đào tạo

3. CVHT Cố vấn học tập

4. ĐH Đại học

5. ĐHĐN Đại học Đà Nẵng

6. ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

7. ĐHQG Đại học Quốc gia

8. ĐHSP Đại học Sư Phạm

9. ĐLC Độ lệch chuẩn

10. ĐN Đà Nẵng

11. ĐTB Điểm trung bình

12. GV Giảng viên

13. GVCN Giáo viên chủ nhiệm

14. HN Hà Nội

15. KN Kỹ năng

16. KNTV Kỹ năng tư vấn

17. NACADA Hiệp hội các nhà cố vấn học tập quốc gia Mỹ

18. SV Sinh viên

19. TH Tập huấn

10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng mô tả quá trình nghiên cứu thực tiễn ..............................................69

Bảng 2.2: Mẫu khách thể tham gia nghiên cứu.........................................................70

Bảng 2.3. Độ tin cậy Alpha các kỹ năng tư vấn của CVHT.....................................79

Bảng 2.4. Cách sử dụng bộ công cụ và các xử lý số liệu..........................................82

Bảng 2.5. Bảng điểm kỹ năng dựa vào tính đầy đủ, thành thục, linh hoạt ...............83

Bảng 2.6. Mức điểm xét mức độ kỹ năng tư vấn của CVHT trong các trường

đại học ....................................................................................................84

Bảng 3.1: Đánh giá về vai trò và hiệu quả tư vấn của CVHT ..................................87

Bảng 3.2: Nhận thức của CVHT về hoạt động CVHT .............................................88

Bảng 3.3: Nhu cầu tư vấn của sinh viên....................................................................89

Bảng 3.4. Nhận thức chung của CVHTvề KNTV ....................................................91

Bảng 3.5. Nhận thức của CVHT về kỹ năng lắng nghe............................................93

Bảng 3.6. Những biểu hiện của kỹ năng lắng nghe ..................................................95

Bảng 3.7. Nhận thức của CVHT về kỹ năng đặt câu hỏi..........................................97

Bảng 3.8. Những biểu hiện của kỹ năng đặt câu hỏi ..............................................101

Bảng 3.9. Nhận thức của CVHT về kỹ năng cung cấp thông tin............................103

Bảng 3.10. Biểu hiện của kỹ năng cung cấp thông tin............................................104

Bảng 3.11. CVHT tự đánh giá nhận thức về kỹ năng động viên khích lệ ..............107

Bảng 3.12. Biểu hiện của kỹ năng động viên khích lệ............................................110

Bảng 3.13. Mức độ nhận thức và thực hiện các KNTV của CVHT .......................112

Bảng 3.14. Mức độ kỹ năng tư vấn của CVHT trong trường đại học.....................115

Bảng 3.15. Mức độ kỹ năng tư vấn của CVHT trong từng trường đại học ............115

Bảng 3.16. Tương quan giữa hiểu kỹ năng và thực hành thực tế các KNTV .............118

Bảng 3.17. Các yếu tố thuộc về cá nhân người CVHT ảnh hưởng tới KNTV ...........120

Bảng 3.18. Nhóm các yếu tố bên ngoài người CVHT ảnh hưởng tới KNTV ............122

Bảng 3.19. Thứ tự mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến KNTV của CVHT..............124

Bảng 3.20: Nhận định về kỹ năng tư vấn của CVHT sau tập huấn ........................129

Bảng 3.21: Sự thay đổi về KNTV của CVHT sau khi tập huấn .............................131

Bảng 3.22: Kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập N.P.T............................................135

11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Nhận định của CVHT và SV về nhu cầu tư vấn của SV........................... 88

Biểu đồ 3.2: Mức độ kỹ năng tư vấn của CVHT qua các giai đoạn ............................ 130

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình khung lý thuyết của luận án............................................................ 65

Sơ đồ 3.1: Mức độ thực hiện KNTV của CVHT trong thực tế.................................... 113

Sơ đồ 3.2: Mối tương quan giữa các yếu tố: Nhận thức, tự đánh giá, SV đánh giá

và bảng kiểm về KNTV của CVHT.............................................................................. 114

Sơ đồ 3.3: Tương quan giữa các kỹ năng tư vấn của CVHT trong thực tế (theo kết

quả bảng kiểm)............................................................................................................... 117

Sơ đồ 3.4: Các mức độ ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn của CVHT ......................... 126

12

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Đào tạo theo tín chỉ là thay đổi tất yếu để giáo dục đại học Việt Nam hòa

nhịp được với giáo dục thế giới. Đặc biệt nhất của hình thức đào tạo tín chỉ là trao lại

quyền chủ động cho người học, vì vậy, có nhiều sinh viên đã có thể ra trường sau 3

năm rưỡi; cùng một thời điểm có thể tốt nghiệp ở hai ngành; ngược lại cũng nhiều sinh

viên đã học 7 đến 8 năm nhưng vẫn thiếu số tín chỉ cần thiết. Có thể nói kết quả học tập

phụ thuộc vào chiến lược mà mỗi sinh viên đặt ra cho mình, nhưng để làm được việc

này, các em cần được tư vấn để hình dung ra kế hoạch học tập cho toàn khóa, thích ứng

được với đời sống bậc đại học và lựa chọn được ngành nghề cho tương lai.

Tại Mỹ, từ khi chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ (1872), trong mỗi

khoa ở các trường Cao đẳng và Đại học đều có một nhóm cán bộ thực hiện nhiệm

vụ giúp đỡ sinh viên được gọi là ―cố vấn học tập‖ (viết tắt CVHT). Nhận thấy vai

trò quan trọng của hoạt động này, Hiệp hội Các nhà cố vấn học tập Quốc gia Mỹ

được thành lập (năm 1979), đây cũng là cơ quan quốc gia trong việc chỉ đạo, chịu

trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư vấn.

1.2. Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Quy chế đào tạo đại

học và cao đẳng hệ chính quy theo Hệ thống tín chỉ”, kèm theo quyết định số

43/2007/QĐBGD&ĐT thì chức danh ―cố vấn học tập‖ chính thức được công nhận ở

các trường Đại học và Cao đẳng, nhưng việc thực hiện hoạt động tư vấn còn nhiều

lúng túng và hạn chế. Những khó khăn với sinh viên là không còn trung trong một

lớp từ năm thứ nhất đến khi ra trường để học theo chương trình của Khoa/nhà trường

đặt ra từ đầu khóa học, mà sinh viên phải tự chọn môn học, tự chọn lộ trình cho một

kỳ học, năm học và cả khóa học... Và khó khăn của cố vấn học tập là chưa tư vấn

được cho sinh viên hiểu rõ về cách đăng ký môn, hủy môn, cách lựa chọn số lượng

tín chỉ phù hợp với năng lực cá nhân sinh viên; cố vấn học tập chưa lắng nghe được

vấn đề của sinh viên, chưa cung cấp đủ thông tin cần thiết cho sinh viên... Còn các

cấp lãnh đạo cũng chưa có cách quản lý và đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động trợ

giúp của cố vấn học tập đối với sinh viên.

Ở nước ngoài, để được làm cố vấn học tập, họ phải là những người đã được

đào tạo từ các ngành trợ giúp như Tư vấn, Tham vấn, Giáo dục, Công tác xã hội và

13

họ có những kỹ năng tư vấn cơ bản như lắng nghe, đặt câu hỏi, nói lời thông cảm...

Tuy nhiên ở Việt Nam, cố vấn học tập hiện đang là các giảng viên ở nhiều chuyên

ngành kiêm nhiệm, nhiều người vẫn quan niệm ―cố vấn học tập‖ là tên gọi mới của

nhiệm vụ cũ ―giáo viên chủ nhiệm‖ nên đã làm giảm vai trò, trách nhiệm của cố vấn

học tập. Chính các cố vấn học tập cũng chưa nhận thức vai trò, nhiệm vụ của mình

nên cố vấn học tập .

1.3. Về mặt thực tiễn, cố vấn học tập đóng vai trò quan trọng trong đào tạo

theo tín chỉ, là người định hướng, tư vấn cho từng sinh viên hiểu việc học tập của

mình; là cầu nối giữa sinh viên với các Khoa/Phòng, Ban... nhưng về mặt lý luận, ở

Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về hoạt động của cố vấn học tập, về những yếu tố

ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn và kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập.

Từ các lý do trên (cố vấn học tập có vai trò quan trọng trong đào tạo theo tín

chỉ; thực tiễn thực hiện hoạt động cố vấn học tập còn nhiều lúng túng, hạn chế và từ

việc chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này), chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài

“Kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập trong các trường đại học” nhằm tìm hiểu

thực trạng kỹ năng tư vấn của các cố vấn học tập đã, đang sử dụng trong quá trình

trợ giúp sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn. Qua đó, đề xuất các

phương án hỗ trợ nâng cao kỹ năng tư vấn cho đội ngũ cố vấn học tập.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập và những yếu tố

ảnh hưởng, qua đó đề xuất biện pháp tác động nhằm nâng cao kỹ năng tư vấn cho

sinh viên của cố vấn học tập trong đào tạo tín chỉ ở trường đại học.

3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập trong các trường đại học

3.2. Khách thể nghiên cứu

185 cố vấn học tập và 326 sinh viên

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lý luận cho đề tài, chỉ ra lý luận về kỹ năng tư vấn của cố

vấn học tập trong trường đại học; các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành các kỹ

năng tư vấn của cố vấn học tập.

14

- Làm rõ thực trạng kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập trong các trường đại học

và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập.

- Đề xuất một số biện pháp tác động và tổ chức thực nghiệm tác động nâng

cao một số kỹ năng tư vấn cho cố vấn học tập.

5. Giả thuyết nghiên cứu

5.1. Trong những kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập thì kỹ năng lắng nghe ít

được cố vấn học tập thực hiện nhất và kỹ năng cung cấp thông tin được thực hiện

nhiều nhất.

5.2. Cố vấn học tập đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng của mình cao hơn so

với thực tế thực hiện các kỹ năng đó khi tư vấn cho sinh viên.

5.3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập, trong

đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là thái độ của cố vấn học tập đối với công việc tư

vấn cho sinh viên của họ.

5.4. Có thể nâng cao kỹ năng tư vấn cho cố vấn học tập trong các trường đại học

thông qua các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tư vấn cho cố vấn học tập.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung

- Hoạt động tư vấn bao gồm quy trình và nhiều kỹ năng tư vấn, nhưng trong

đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung vào một số kỹ năng tư vấn thường sử dụng của cố

vấn học tập, bao gồm các kỹ năng sau: Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ

năng cung cấp thông tin và Kỹ năng động viên khích lệ.

6.2. Giới hạn về địa bàn

Nghiên cứu được thực hiện tại hai trường đại học là Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội (ĐHKHXH&NV, ĐHQG HN)

và trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng (ĐHSP, ĐHĐN).

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Tâm lý học xã hội, Tâm lý học

tư vấn và liên ngành Tâm lý – Giáo dục, trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp

luận cơ bản của tâm lý học sau đây:

- Tiếp cận hoạt động: các kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập được thể hiện

qua quá trình thực hiện tư vấn cho sinh viên, trên cơ sở nhu cầu tư vấn của SV rất

15

đa dạng, từ việc học tập, việc chọn ngành nghề đến sự thích ứng với môi trường học

tập bậc đại học. Vì vậy, nghiên cứu về kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập không chỉ

tập trung vào tư vấn về việc học tập mà còn tư vấn về những vấn đề liên quan khác

như định hướng nghề nghiệp, thích ứng với môi trường học tập, do đó kỹ năng tư

vấn được xem xét là các kỹ năng tư vấn cơ bản.

- Tiếp cận hệ thống: trong quá trình thực hiện tư vấn cho sinh viên, các cố

vấn học tập sẽ chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan và chủ quan, vì vậy

trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn

của cố vấn học tập như mức độ nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của cố vấn học tập

trong đào tạo theo tín chỉ; các chương trình tập huấn tăng năng lực cho cố vấn học

tập; các yếu tố về thời gian thực hiện nhiệm vụ; trợ cấp cho công việc…

- Tiếp cận liên ngành: hoạt động tư vấn của cố vấn học tập vừa bao trùm

hoạt động tư vấn, cần thể hiện được kỹ năng tư vấn (thuộc ngành Tâm lý học),

nhưng đồng thời chất liệu cho các lượt tư vấn và các vấn đề trong giáo dục, đào tạo,

định hướng nghề nghiệp (thuộc ngành Giáo dục; Hướng nghiệp)... do vậy, cần có

hướng tiếp cận liên ngành khoa học.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Phương pháp thống kê toán học

8. Đóng góp mới của luận án

Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng tư vấn của

cố vấn học tập trong trường đại học, vì vậy luận án có một số đóng góp như sau:

8.1. Về lý luận

Luận án đã hệ thống lại các khái niệm liên quan đến tư vấn và đã xây dựng

khái niệm kỹ năng tư vấn của cố vấn học tập; chỉ ra được mức độ (4 mức: Tốt, Khá,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!