Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non tại TP.HCM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Thu Lan
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA
SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Thu Lan
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA
SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGỌC QUỲNH DAO
Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Tâm lí học với đề tài “Kỹ năng quản lý cảm
xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực.
Tp. HCM, ngày 29 tháng 9 năm 2017
Tác giả
Phạm Thị Thu Lan
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, quý thầy cô khoa Tâm lí học và quý thầy cô Phòng Sau đại học đã tận
tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao đã tận tâm
hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn tin tưởng, động viên và khích lệ, giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Tp. HCM, ngày 29 tháng 9 năm 2017
Tác giả
Phạm Thị Thu Lan
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
NỘI DUNG .................................................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA
SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON ..........................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc .....................................................6
1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về kỹ năng quản lý cảm xúc ........6
1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước về kỹ năng quản lý cảm xúc.........8
1.2.Lý luận về kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non......11
1.2.1. Kỹ năng quản lý cảm xúc .................................................................................11
1.2.2. Kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non................40
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng dến kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo
dục Mầm non....................................................................................................49
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................................57
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA SINH
VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON ...................................................59
2.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu ....................................................................59
2.1.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................59
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................59
2.1.3. Khái quát về khách thể nghiên cứu thực trạng.................................................64
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non.........................................................................................65
2.2.1. Nhận thức của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non về kỹ năng quản lý
cảm xúc.............................................................................................................65
2.2.2. Thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm
non ....................................................................................................................68
2.2.3. Mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non ...94
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non .........................................................................................102
2.2.5. Các biện pháp nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc cho sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non .........................................................................................108
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..............................................................................................113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................120
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT
1 Điểm trung bình ĐTB
2 Giảng viên GV
3 Giáo dục Mầm non GDMN
4 Giáo viên Mầm non GVMN
5 Người hướng dẫn NHD
6 Quản lý cảm xúc QLCX
7 Sinh viên SV
8 Thành phố Hồ Chí Minh Tp. HCM
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng cấu trúc trí tuệ cảm xúc của Petrides và Furnham.................................7
Bảng 2.1. Cách quy điểm cho các câu hỏi có ba mức độ lựa chọn ...............................61
Bảng 2.2. Cách quy điểm cho các câu hỏi có năm mức độ lựa chọn............................62
Bảng 2.3. Cách quy điểm đối với các tình huống .........................................................62
Bảng 2.4. Cách quy điểm cho mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN ............63
Bảng 2.5. Khái quát về khách thể nghiên cứu...............................................................64
Bảng 2.6. Nhận thức của SV ngành GDMN về kỹ năng QLCX...................................66
Bảng 2.7. Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng QLCX với nghề nghiệp
tương lai .........................................................................................................67
Bảng 2.8. Kỹ năng chấp nhận cảm xúc của SV ngành GDMN ....................................68
Bảng 2.9. Đánh giá của GV - NHD về kỹ năng chấp nhận cảm xúc của SV
ngành GDMN.................................................................................................70
Bảng 2.10. Kỹ năng chấp nhận cảm xúc của SV thông qua tình huống số 1................71
Bảng 2.11. Kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc của SV ngành GDMN .....73
Bảng 2.12. Đánh giá của GV - NHD về kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một
cảm xúc của SV ngành GDMN......................................................................75
Bảng 2.13. Kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc thông qua tình huống
số 2 ...............................................................................................................76
Bảng 2.14. Kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc của SV ngành GDMN
thông qua tình huống số 3 ..............................................................................77
Bảng 2.15. Kỹ năng phản ánh, đánh giá cảm xúc của SV ngành GDMN ....................78
Bảng 2.16. Đánh giá của GV - NHD về kỹ năng phản ánh, đánh giá cảm xúc của
SV ngành GDMN...........................................................................................80
Bảng 2.17. Kỹ năng phản ánh, đánh giá cảm xúc của SV ngành GDMN qua tình
huống số 4 ......................................................................................................81
Bảng 2.18. Kỹ năng phản ánh, đánh giá cảm xúc của SV ngành GDMN qua tình
huống số 5 ......................................................................................................81
Bảng 2.19. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc của SV ngành GDMN..................................83
Bảng 2.20. Đánh giá của GV - NHD về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc của SV
ngành GDMN.................................................................................................84
Bảng 2.21. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc của SV ngành GDMN qua tình huống
số 6 ...............................................................................................................85
Bảng 2.22. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc của SV ngành GDMN qua tình huống
số 7 ...............................................................................................................85
Bảng 2.23. Đánh giá chung về bốn kỹ năng thành phần trong cấu trúc kỹ năng
QLCX của SV ngành GDMN ........................................................................87
Bảng 2.24. Kỹ thuật lựa chọn hoặc thay đổi tình huống để QLCX qua tình huống
số 8 ...............................................................................................................88
Bảng 2.25. Kỹ thuật lựa chọn hoặc thay đổi tình huống để QLCX qua tình huống
số 9 ...............................................................................................................89
Bảng 2.26. Kỹ thuật triển khai chú ý để QLCX qua tình huống số 10 .........................90
Bảng 2.27. Kỹ thuật thay đổi nhận thức để QLCX qua tình huống số 11.....................91
Bảng 2.28. Cách thức QLCX của SV ngành GDMN khi gặp những cảm xúc
tiêu cực ...........................................................................................................92
Bảng 2.29. Mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN..........................................94
Bảng 2.30. Đánh giá chung của GV – NHD về kỹ năng QLCX của SV ngành
GDMN............................................................................................................96
Bảng 2.31. So sánh mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN trên phương
diện trường .....................................................................................................97
Bảng 2.32. So sánh mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN trên phương
diện năm học ..................................................................................................98
Bảng 2.33. So sánh mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN trên phương
diện kinh nghiệm tham gia các khóa học liên quan đến kỹ năng QLCX.....100
Bảng 2.34. So sánh mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN trên phương
diện học lực ..................................................................................................101
Bảng 2.35. Những khó khăn của SV khi QLCX của bản thân và người khác ............103
Bảng 2.36. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN ..........105
Bảng 2.37. Những nguyên nhân khiến kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN
chưa cao........................................................................................................107
Bảng 2.38. Mức độ cần thiết của các biện pháp giúp nâng cao kỹ năng QLCX
của SV ngành GDMN ..................................................................................109
Bảng 2.39. Mức độ khả thi của các biện pháp giúp nâng cao kỹ năng QLCX
của SV ngành GDMN ..................................................................................111
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Mô hình bốn nhánh của trí tuệ cảm xúc....................................................23
Biểu đồ 1.2. Cấu trúc kỹ năng quản lý cảm xúc............................................................25
Biểu đồ 1.3. Mô hình phương thức cảm xúc .................................................................30
Biểu đồ 1.4. Mô hình quá trình điều chỉnh cảm xúc nhấn mạnh năm điểm của các
cách thức điều chỉnh cảm xúc ........................................................................31
Biểu đồ 2.1. Mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN........................................95
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cảm xúc đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và hoạt động của con
người. Cảm xúc là động lực thúc đẩy con người hoạt động, là nhân tố điều khiển hành
vi và hoạt động của cá nhân. Cảm xúc đi đúng hướng sẽ là động lực cho con người vươn
lên, thúc đẩy con người tìm tòi, sáng tạo, vươn đến những đỉnh cao trong cuộc sống
nhưng cũng có thể khiến nhận thức và hành động bị sai lệch, ảnh hưởng tiêu cực đến
tâm sinh lý cũng như mỗi quan hệ xã hội khi cường độ cảm xúc quá mạnh. Vì vậy, kỹ
năng quản lý cảm xúc là một trong những kỹ năng quyết định sự thành công trong hoạt
động của con người. Đặc biệt, đối với sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non nói riêng, là lực lượng quan trọng với trách nhiệm sẽ đào tạo những
thế hệ tương lai của đất nước thì yêu cầu về kỹ năng quản lý cảm xúc lại càng trở nên
cần thiết.
Giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong sự phát triển nguồn
nhân lực của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu giáo dục mầm non đang phát
triển mạnh. Thống kê cho biết hiện nay có 4,8 triệu trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi được
huy động đến trường hoặc lớp mầm non [1]. Đây là lứa tuổi phát đang triển nhanh về
mặt thể chất, tình cảm cũng như trí tuệ, là giai đoạn quan trọng hình thành những yếu tố
đầu tiên của nhân cách. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng nhiệm vụ của
giáo dục mầm non, xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục
cho mọi người. Ngày nay, bên cạnh những thành tích và sự phát triển đáng ghi nhận của
bậc học này, vẫn còn tồn tại những yếu kém và bất cập, đặc biệt là tình trạng bạo hành
trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non diễn ra trong thời gian gần đây. Một điều đáng
lo ngại là việc bạo hành trẻ em không chỉ xảy ra tại cơ sở giáo dục mầm non có đội ngũ
giáo viên không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng sư phạm, mà còn diễn ra ở
các cơ sở có giáo viên đã qua hệ thống trường lớp đào tạo.
Trong thực tiễn công tác dạy học, giáo viên mầm non sẽ không tránh khỏi những
tình huống khó khăn, phức tạp có thể làm nảy sinh những cảm xúc tiêu cực với trẻ. Đối
với lứa tuổi mầm non, lứa tuổi mà tình cảm chi phối tất cả các mặt trong hoạt động phát
triển tâm lý của trẻ [22], việc thể hiện cảm xúc của giáo viên mầm non trong quá trình
2
giáo dục sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tâm lý của trẻ. Để đạt được hiệu quả
cao trong giáo dục, một trong những kỹ năng giáo viên mầm non cần có là kỹ năng quản
lý cảm xúc trong các tình huống sư phạm đa dạng. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng kỹ
năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non để từ đó có những tác
động hình thành và phát triển kỹ năng này, góp phần vào việc đào tạo những giáo viên
mầm non có chất lượng trong tương lai là điều thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Với
những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng quản lý cảm xúc của
sinh viên ngành Giáo dục Mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên
ngành Giáo dục Mầm non, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng
quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non.
3.2. Khách thể nghiên cứu
339 sinh viên ngành Giáo dục Mầm non của trường Đại học Sài Gòn và trường
Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. HCM.
50 giảng viên của trường Đại học Sài Gòn, trường Cao đẳng Sư phạm Trung
ương Tp. HCM và người hướng dẫn tại các cơ sở thực tập.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non trong hoạt động học tập và thực tập.
4.2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 339 sinh viên hệ chính quy của trường Đại học
Sài Gòn và trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. HCM.
50 giảng viên của trường Đại học Sài Gòn, trường Cao đẳng Sư phạm Trung
ương Tp. HCM và người hướng dẫn tại các cơ sở thực tập.
3
5. Giả thuyết nghiên cứu
Kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non ở mức trung
bình.
Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới kỹ năng quản lý cảm xúc
của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non. Trong đó, yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều
nhất.
Có sự khác biệt về kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm
non trên các phương diện: năm học, kinh nghiệm có được khi tham gia các khóa học có
liên quan đến kỹ năng quản lý cảm xúc.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: kỹ năng,
cảm xúc, kỹ năng quản lý cảm xúc, sinh viên, kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên.
Khảo sát thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm
non, tìm hiểu những khó khăn khi quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm
non và một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng này.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng
quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích
Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản
liên quan đến đề tài như: kỹ năng, cảm xúc, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng quản lý
cảm xúc của sinh viên.
Từ khung lý luận xác lập cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình, phương
pháp nghiên cứu.
Cách tiến hành
Thu thập tài liệu, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết
cũng như các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích
Tìm hiểu thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên giáo dục mầm non.
Cách tiến hành
Cấu trúc các câu hỏi thành bảng câu hỏi điều tra. Xây dựng bảng hỏi dành cho
hai nhóm khách thể:
Sinh viên ngành Giáo dục Mầm non.
Giảng viên khoa Giáo dục Mầm non và người hướng dẫn tại các cơ sở
thực tập.
Các giai đoạn thực hiện:
Đối với sinh viên
Giai đoạn 1: thiết kế bảng hỏi mở về những vấn đề liên quan đến thực
trạng nhận thức về kỹ năng quản lý cảm xúc, các cách thức được sử dụng để quản lý
cảm xúc, các khó khăn khi quản lý cảm xúc, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý
cảm xúc và một số biện pháp phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non.
Giai đoạn 2: thiết kế bảng hỏi chính thức. Điều tra thử bảng hỏi để đánh
giá sự phù hợp của bảng hỏi với đối tượng điều tra trên nhiều mặt: cách diễn đạt từ ngữ,
nội dung trình bày, các chỉ dẫn, các tình huống cũng như đánh giá độ tin cậy của thang
đo.
Giai đoạn 3: hoàn thiện bảng hỏi và tiến hành điều tra chính thức.
Đối với giảng viên và người hướng dẫn
Giai đoạn 1: điều tra mở và phỏng vấn về các tình huống sư phạm mà để
giải quyết các tình huống đó cần kỹ năng quản lý cảm xúc.
Giai đoạn 2: xây dựng bảng hỏi chính thức
Giai đoạn 3: tập huấn và hướng dẫn đội ngũ giảng viên, người hướng dẫn
về cách thức quan sát và đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên.
Giai đoạn 4: tiến hành khảo sát chính thức.