Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ năng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Nữ Bích Tuyền
KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRÊN FACEBOOK CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN
Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số : 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐOÀN VĂN BÁU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Thông
tin sử dụng trong luận văn là hoàn toàn chính xác, phù hợp với tình hình
thực tế tại Trường Đại học An ninh nhân dân. Số liệu thống kê được tác
giả thu thập một cách khách quan, đáng tin cậy thông qua việc tiến hành
khảo sát trên 367 sinh viên hệ chính quy tại Trường Đại học An ninh nhân
dân.
Người cam đoan
Nguyễn Nữ Bích Tuyền
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau
đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức, hỗ
trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho học viên cao học khoá 28. Tác giả cũng
xin được gửi lời cám ơn đến quý Thầy, Cô Khoa Tâm lí học, Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, giúp đỡ lớp
học viên cao học chuyên ngành Tâm lí học khoá 28 trong suốt thời gian
qua. Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ
Đoàn Văn Báu - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, quý Thầy,
Cô Bộ môn Tâm lý, Trường Đại học An ninh nhân dân đã tạo điều kiện
thuận lợi và hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành tới các bạn sinh viên tại Trường
Đại học An ninh nhân dân đã tích cực, nhiệt tình tham gia và hỗ trợ cho tôi
trong quá trình nghiên cứu.
Nguyễn Nữ Bích Tuyền
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRÊN
FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
NINH NHÂN DÂN.................................................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................. 6
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp................ 6
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trên
Facebook.............................................................................. 12
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................... 15
1.2.1. Kỹ năng giao tiếp .................................................................. 15
1.2.2. Mạng xã hội Facebook.......................................................... 29
1.2.3. Giao tiếp trên Facebook ........................................................ 31
1.2.4. Kỹ năng giao tiếp trên Facebook .......................................... 33
1.2.5. Kỹ năng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường Đại
học An ninh nhân dân.......................................................... 36
Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 45
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRÊN
FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
AN NINH NHÂN DÂN..................................................... 47
2.1. Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu........................ 47
2.1.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................... 47
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................. 48
2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp trên Facebook của sinh viên
trường Đại học An ninh nhân dân............................................... 51
2.2.1. Thực trạng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường
Đại học An ninh nhân dân ................................................... 51
2.2.2. Kỹ năng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường Đại
học An ninh nhân dân.......................................................... 57
2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trên FB của
sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân........................ 80
2.2.4. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp
trên Facebook của sinh viên trường Đại học An ninh nhân
dân........................................................................................ 82
Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 85
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.......................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 89
PHỤ LỤC....................................................................................................... 94
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANĐT : An ninh Điều tra
ANNB : Trinh sát bảo vệ An ninh nội bộ
ANXH : Trinh sát bảo vệ An ninh xã hội
ĐHANND : Đại học An ninh nhân dân
ĐLC : Độ lệch chuẩn
ĐTB : Điểm trung bình
FB : Facebook
PG : Trinh sát Phản gián
Trang
Bảng 2.1. Khách thể nghiên cứu ..................................................................... 47
Bảng 2.2. Nhận thức về mạng xã hội Facebook ............................................. 52
Bảng 2.3. Mục đích sử dụng Facebook........................................................... 53
Bảng 2.4. Nội dung chia sẻ trên Facebook ..................................................... 54
Bảng 2.5. Phương tiện giao tiếp trên Facebook .............................................. 56
Bảng 2.6. Nhận thức về kỹ năng giao tiếp trên Facebook .............................. 57
Bảng 2.7. Nhận thức về kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook ........ 59
Bảng 2.8. Biểu hiện kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook .............. 60
Bảng 2.9. Biểu hiện kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook theo
nhóm khách thể ............................................................................. 62
Bảng 2.10. Thực trạng kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook khi xử
lý tình huống ............................................................................... 63
Bảng 2.11. Thực trạng kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook khi xử
lý tình huống theo nhóm khách thể............................................. 65
Bảng 2.12. Nhận thức về kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook
..................................................................................................... 66
Bảng 2.13. Biểu hiện kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook ..... 68
Bảng 2.14. Biểu hiện kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook
theo nhóm khách thể ................................................................... 69
Bảng 2.15. Thực trạng kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook
khi xử lý tình huống.................................................................... 70
Bảng 2.16. Thực trạng kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook
khi xử lý tình huống theo nhóm khách thể ................................. 72
Bảng 2.17. Nhận thức về kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp
trên Facebook.............................................................................. 73
Bảng 2.18. Biểu hiện về kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên
Facebook ..................................................................................... 74
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.19. Biểu hiện kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên
Facebook theo nhóm khách thể .................................................. 76
Bảng 2.20. Thực trạng kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên
Facebook khi xử lý tình huống ................................................... 77
Bảng 2.21. Thực trạng kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên
Facebook khi xử lý tình huống theo nhóm khách thể................. 79
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là một hoạt động đặc biệt, là nhu cầu không thể thiếu của con
người. Giao tiếp gắn liền với cuộc đời của mỗi cá nhân, là phương tiện để con
người thiết lập và vận hành các mối quan hệ xã hội nhằm thỏa mãn những nhu
cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Thông qua giao tiếp, con người tiếp thu
kinh nghiệm xã hội - lịch sử, những giá trị văn hóa để hình thành và phát triển
nhân cách của bản thân. Với sự phát triển của xã hội, phương tiện và hình
thức giao tiếp ngày càng đa dạng, thuận lợi. Có thể nói, cách mạng 4.0 đã mở
rộng một không gian mới về giao tiếp thông qua các trang mạng xã hội. Con
người dễ dàng thể hiện quan điểm về các vấn đề trong cuộc sống, chia sẻ với
những người khác thông qua trang cá nhân của bản thân. Giao tiếp trên mạng
xã hội tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, không gian cho cá nhân được
giao lưu, trao đổi bất cứ khi nào mình muốn. Do đó, mạng xã hội dần đóng
vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người, đặc biệt là giới trẻ. Theo
thống kê của Hootsuite và We Are Social vào tháng 4/2018, lượng người
dùng mạng xã hội nói chung trên toàn thế giới đã chạm ngưỡng xấp xỉ 3,3 tỷ.
Trong đó, FB vẫn đang dẫn đầu với 2,23 tỷ người dùng, YouTube và
WhatsApp đồng hạng ở vị trí thứ 2 với 1,5 tỷ người dùng. Cũng trong thống
kê này, Việt Nam xếp thứ 7 với 58 triệu người dùng FB. (Nguyễn Nguyễn,
2018). Tuy nhiên, cũng vì tính chất mở của mạng xã hội, con người thoải mái
hơn trong lời nói, ngôn từ dẫn đến việc đôi khi không ý thức được hình ảnh
bản thân, mức độ ảnh hưởng và hậu quả từ những gì mình chia sẻ trên các
trang mạng xã hội. Những thông tin trên mạng xã hội thường được lưu lại
trong các máy chủ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số đối tượng
giới trẻ cũng tham gia mạng xã hội như một hình thức giải trí cá nhân, nhưng
lại có đặc thù nghề nghiệp cần tính bảo mật cao như lực lượng vũ trang.
2
Ngày 22/8/2018, Bộ Công an ban hành Thông tư số 27/2017/TT-BCA về
quy tắc ứng xử của Công an nhân dân. Trong đó, ở khoản 2 điều 13 quy định
“Khi sử dụng các phương tiện điện tử khác, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân
dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ các thông tin, tài
liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy
định của ngành Công an; không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu
đơn vị công an lên các trang mạng xã hội.” (Bộ Công an, 2017). Như vậy, có
thể thấy, bên cạnh việc phải chú ý trong giao tiếp cá nhân trên các phương
tiện điện tử, một trong những vấn đề quan trọng cần quán triệt của các sỹ
quan An ninh là là tính bảo mật thông tin về bản thân, đơn vị, công tác chuyên
môn nghiệp vụ.
Trường ĐHANND là một cơ sở đào tạo đội ngũ sỹ quan An ninh nhân
dân nằm trong hệ thống các trường Công an nhân dân và là đơn vị thường
trực chiến đấu của Bộ Công an, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội. Ngoài mục tiêu đào tạo sinh viên trở thành những sỹ quan An
ninh có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về pháp luật, tinh thông về nghiệp
vụ, sinh viên trường ĐHANND cần đáp ứng các yêu cầu bảo vệ An ninh quốc
gia cho công an các tỉnh và thành phố phía Nam. Bên cạnh việc học tập, rèn
luyện để đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp cần có, sinh viên An ninh cũng có
những hình thức giải trí khác của lứa tuổi thanh niên. Hầu hết sinh viên
trường ĐHANND đều sử dụng mạng xã hội để giao tiếp, tìm kiếm thông tin,
thể hiện quan điểm cá nhân về các vấn đề xã hội, chính trị. Thực tế cho thấy,
khi quan sát các trang mạng cá nhân của sinh viên trường ĐHANND, vẫn còn
thấy xuất hiện hình ảnh sinh viên mặc quân phục, hoặc để những phiên hiệu
của đơn vị công an lên trang cá nhân. Điều này gây ảnh hưởng đến tính bảo
mật mà Ngành quy định. Để đảm bảo các quy định của Ngành khi tham gia
mạng xã hội, đồng thời thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, giải trí cá nhân, sinh viên