Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh THCS tại TP.HCM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Ngọc Hành
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TÂM LÝ
TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành Phố Hồ Chí Minh, 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Ngọc Hành
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TÂM LÝ
TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI HIỀN LÊ
Thành Phố Hồ Chí Minh, 2018
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi đã nhận được
sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá
nhân. Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập
kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của
nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị. Đặc
biệt hơn nữa là sự hợp tác của cán bộ giáo viên các trường Trung học Cơ sở Trần
Bội Cơ, trường Trung học Cơ sở Vĩnh Lộc B và sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật
chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Mai Hiền Lê – người trực
tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, phòng sau đại học cùng toàn thể
các thầy cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý
báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những
người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến
đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 09 năm 2018.
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Hành
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Hành
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ.......................................................................................................................11
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp
với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở............................................................. 11
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu xung đột tâm lý và kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè trên thế giới............................................................. 11
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu xung đột tâm lý và kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè ở Việt Nam............................................................... 15
1.2. Kỹ năng .......................................................................................................... 20
1.2.1. Khái niệm kỹ năng ................................................................................... 20
1.2 2. Đặc điểm kỹ năng .................................................................................... 24
1.2.3. Các giai đoạn hình thành và mức độ của kỹ năng .................................. 25
1.3. Xung đột tâm lý.............................................................................................. 28
1.3.1. Định nghĩa xung đột ................................................................................ 28
1.3.2. Định nghĩa xung đột tâm lý ..................................................................... 30
1.3.3. Phân loại xung đột tâm lý........................................................................ 32
1.4. Kỹ năng giải quyết xung đột.......................................................................... 37
1.4.1. Khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột ................................................... 37
1.4.2. Biểu hiện của kỹ năng giải quyết xung đột.............................................. 38
1.5. Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh Trung học
Cơ sở ..................................................................................................................... 43
1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học Cơ sở.............................. 43
1.5.2. Khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học
sinh Trung học Cơ sở......................................................................................... 46
1.5.3. Biểu hiện kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh
Trung học Cơ sở ................................................................................................ 47
1.5.4. Mức độ kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh
Trung học Cơ sở. ............................................................................................... 48
1.5.5. Tiêu chí đánh giá kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè
của học sinh Trung học Cơ sở. .......................................................................... 48
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè
của học sinh Trung học Cơ sở............................................................................... 54
1.6.1. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 54
1.6.2. Yếu tố khách quan.................................................................................... 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..........................................................................................59
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
TRONGGIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................................60
2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU..............................................................................60
2.1.1. Khách thể nghiên cứu.................................................................................. 60
2.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu............................................................................ 61
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TÂM
LÝ TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ
SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ...............................................................71
2.2.1. Đánh giá chung thực trạng kỹ năng gỉai quyết xung đột tâm lý trong giao
tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở...................................................... 71
a. Kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải.............................................. 73
b. Kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè. ....................................................................... 76
c. So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của
học sinh Trung học Cơ sở theo giới tính. .......................................................... 79
d. So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của
học sinh Trung học Cơ sở theo khối lớp............................................................ 80
2.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí
Minh. ..................................................................................................................... 83
a. Yếu tố ảnh từ phía nhà trường. ...................................................................... 83
b. Yếu tố ảnh từ phía gia đình............................................................................ 87
2.3. Đánh giá tính khả thi một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng giải quyết
xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh. ...................................................................................... 91
2.3.1. Biện pháp từ phía nhà trường. ................................................................. 91
2.3.2. Biện pháp từ phía gia đình....................................................................... 96
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................105
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trung học Cơ sở THCS
Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM
Điểm trung bình X
Độ lệch chuẩn Std
Xác suất thống kê kiểm nghiệm sự khác biệt P
Cao C
Thấp T
Trung bình TB
Ban giám hiệu BGH
Nhà xuất bản NXB
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mẫu khách thể........................................................................................60
Bảng 2.2: Thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè
của học sinh Trung học Cơ sở. ..................................................................................72
Bảng 2.3: Kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải của học sinh Trung học Cơ
sở tại Thành phố Hồ chí Minh...................................................................................73
Bảng 2.4: Kĩ năng thỏa hiệp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành
phố Hồ Chí Minh.......................................................................................................76
Bảng 2.5: So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè
của học sinh Trung học Cơ sở theo giới tính.............................................................79
Bảng 2.6: So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè
của học sinh Trung học Cơ sở theo khối lớp.............................................................81
Bảng 2.7: Yếu tố ảnh hưởng từ phía nhà trường đến kỹ năng giải quyết xung đột
tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở..............................83
Bảng 2.8: Yếu tố ảnh hưởng từ phía gia đình đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm
lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.....................................87
Bảng 2.9: Đánh giá tính khả thi biện pháp từ phía nhà trường đến kỹ năng giải
quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.....91
Bảng 2.10: Đánh giá tính khả thi biện pháp từ phía gia đình đến kỹ năng giải quyết
xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở...............96
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kì đổi mới hiện nay, cùng với sự phát triển về mọi lĩnh vực của
đất nước, con người ngày càng văn minh hơn, có điều kiện và cơ hội để phát triển
và học hỏi nhiều hơn. Bên cạnh những thuận lợi về nhu cầu vật chất của xã hội và
nền khoa học văn minh phát triển, con người ngày càng phải đối mặt với những
thách thức lớn về sự thích nghi những thay đổi của môi truờng và xã hội. Ngày nay,
chúng ta, đặc biệt là học sinh Trung học Cơ sở, không những cần trau dồi tri thức
khoa học mà còn phải trang bị cho mình những kỹ năng thiết yếu nhằm ứng xử, đối
phó kịp thời, chuẩn xác với những xung đột, khó khăn về tâm lý trong giao tiếp với
con người, xã hội mà gần nhất đối với học sinh Trung học Cơ sở là mối quan hệ bạn
bè.
Các nhà triết học đã cho rằng nơi nào có con người sẽ xảy ra xung đột. Sự
xung đột ban đầu được biết đến với các hình thức bảo vệ quyền lợi cá nhân như:
bảo vệ nòi giống, lãnh thổ, chủ quyền,... Dựa trên cơ sở lí luận các nghiên cứu đi
trước, nhiều nhà khoa học, tâm lý học đã đưa ra các hướng nghiên cứu về thực trạng
xung đột, kỹ năng giải quyết xung đột,…Trong đó, những vấn đề về giải quyết xung
đột ở độ tuổi học sinh Trung học Cơ sở cũng được các nhà xã hội học và tâm lý học
quan tâm.
Tuổi học sinh Trung học Cơ sở là một giai đoạn phát triển đầy biến động của
một đời người. Đây là thời kỳ quá độ chuyển tiếp từ thế giới trẻ con sang thế giới
người lớn. Sự phát triển “nhảy vọt” về thể chất, sự thay đổi điều kiện sống và hoạt
động (học tập, giao tiếp, ...), nhất là sự trưởng thành về mặt sinh dục và sự thay đổi
vị thế trong gia đình, nhà trường và xã hội đã tạo điều kiện phát sinh nét cấu tạo tâm
lý mới trung tâm của tuổi học sinh Trung học Cơ sở: ý thức của học sinh Trung học
Cơ sở được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này là
hoạt động học tập và hoạt động giao tiếp với bạn bè. Trong hoạt động giao tiếp ở
tuổi học sinh Trung học Cơ sở có những thay đổi về chất so với hoạt động giao tiếp
ở tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt trong giao tiếp với người lớn và bạn bè đồng trang
lứa. Giao tiếp mang tính chất tâm tình trở thành hoạt động chủ đạo của tuổi học sinh
2
Trung học Cơ sở. Vì vậy, trong giai đoạn tuổi học sinh Trung học Cơ sở, quan hệ
bạn bè chiếm một vị trí quan trọng trong lòng các em và mức độ ảnh hưởng đến
nhận thức và hành vi từ những xung đột với bạn bè là điều không thể tránh khỏi.
Xung đột với bạn bè, tập thể có thể thúc đẩy các em sửa chữa, hoàn thiện bản thân
để hoà nhập với bạn, nhưng cũng có thể khiến các em đau khổ, tổn thương về mặt
tâm lý, dẫn đến lệch lạc về nhận thức và hành vi: gia nhập nhóm bạn khác, nảy sinh
hành vi tiêu cực như phá phách, gây hấn, phạm tội và tệ nạn.
Một trong những biện pháp giúp các em có được sự hình thành và phát triển
đầy đủ về nhân cách là trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết để tồn tại và
phát triển. Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè là một
trong những kỹ năng quan trọng mà các em cần trau dồi và ứng dụng vào thực tiễn
một cách thành thục, linh hoạt và đúng đắn nhằm ứng phó trước nhiều tình huống
khác nhau trong cuộc sống.
Ngày nay, trên phương tiện thông tin đại chúng, khi nhắc đến học sinh Trung
học Cơ sở là nhắc đến các vấn đề bạo lực học đường, trầm cảm, bỏ học, gia nhập
nhóm tệ nạn, thậm chí nguy hiểm hơn là tự tử và trở thành tội phạm hình sự,..ngày
càng nổi cộm và lên đến mức báo động, đòi hỏi các nhà giáo dục, xã hội và tâm lý
quan tâm, can thiệp nhằm giúp các em có cuộc sống lành mạnh, đúng đắn và ý
nghĩa hơn. Những hậu quả đáng tiếc trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân như gia
đình, áp lực thành tích học học tập, điểm số hay đáng chú ý hơn là do xung đột với
bạn bè. Trước tình hình này, không chỉ các nước trên thế giới mà cả Việt Nam cũng
đã đưa ra nhiều dự án nhằm hạn chế những điều đáng tiếc trên, một trong những
biện pháp hiệu quả nhất là giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giải quyết
xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè để các em có thể bảo vệ bản thân và các
mối quan hệ của mình trong cuộc sống.
Trên thực tiễn, một số nghiên cứu về xung đột, kỹ năng giải quyết xung đột
trong các mối quan hệ liên nhân cách như: Nghiên cứu “Giải quyết xung đột pháp
luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong
mối tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới” của tác giả Phạm
Thành Tài (2011), “Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh Trung
3
Học Cơ Sở về nhu cầu độc lập” của tác giả Đỗ Hạnh Nga (2014), vấn đề “Xử lí
xung đột giữa giáo viên và phụ huynh học sinh từ việc xử phạt học sinh” của tác giả
Đỗ Quốc Huy (2016), tác giả Trang Đặng Thị Thu (2016) đã nghiên cứu về “Xung
đột tâm lý vợ chồng trong gia đình tri thức trẻ trên địa bàn Hà Nội”, tác giả Nguyễn
Đức Mạnh (2017) nghiên cứu về “Kỹ năng giải quyết xung đột của công nhân công
ty cổ phần nhựa Bình Minh, tình Bình Dương” và vấn đề “Xung đột tâm lý trong
hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” đã được nghiên cứu tổng quát bởi tác
giả Nguyễn Thị Hiền (2017)...Các nghiên cứu đều nhằm tìm hiểu lí luận, quan điểm
chung về vấn đề xung đột, kỹ năng giải quyết xung đột, các yếu tố ảnh hưởng của
kỹ năng giải quyết xung đột và từ đó đề xuất biện pháp can thiệp.
Thực tế, ngày này, chưa có nhiều trường trang bị kiến thức đến việc giáo dục
kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè đối với học sinh
Trung học Cơ sở. Bên cạnh đó, vẫn có một số trường đã chú trọng đến việc giáo dục
kỹ năng này cho các em, mặc dù chưa thống nhất các nội dung, biểu hiện của kỹ
năng này và việc giáo dục còn mang tính chất hình thức, hạn chế.
Ở Việt Nam, dưới góc độ nghiên cứu khoa học, kỹ năng giải quyết xung đột
tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở chưa được nghiên
cứu nhiều. Phần lớn các nghiên cứu, dự án đều được thực hiện dưới dạng bài báo,
giáo dục, công tác xã hội. Đối với đối tượng học sinh Trung học Cơ sở, các nghiên
cứu về xung đột thường dừng lại ở việc đề xuất biện pháp giải quyết xung đột, chưa
đi sâu vào việc phân tích biểu hiện, đặc điểm của kỹ năng và tiêu chí đánh giá kỹ
năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè.
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm, nghiên cứu đi trước về các vấn đề liên
quan đến xung đột, kỹ năng giải quyết xung đột và học sinh Trung học Cơ sở, tôi sẽ
nghiên cứu một khía cạnh của vấn đề kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao
tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở nhằm nghiên cứu thực trạng kỹ năng
giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành
phố Hồ Chí Minh để đưa ra cách nhìn tổng quát về thực trạng, nguyên nhân và từ
đó đề xuất biện pháp phát huy kỹ năng giải quyết xung đột của tuổi học sinh Trung
4
học Cơ sở, nhằm giúp các em giảm bớt áp lực trong quan hệ bạn bè và tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển đời sống tâm lý của các em.
Từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong
giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Tp.HCM và tìm ra các yếu tố
ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của
học sinh Trung học Cơ sở tại Tp.HCM.
3. Giả thuyết khoa học
- Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh Trung học Cơ sở
tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm 2 kỹ năng thành phần là: kỹ năng tìm kiếm người
trung gian hòa giải, kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè ở mức độ trung bình.
- Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung
học Cơ sở có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hình thành kỹ năng giữa các khối lớp.
- Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung
học Cơ sở của học sinh nữ tốt hơn học sinh nam.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Mức độ và biểu hiện kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn
bè.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Luận văn tiến hành nghiên cứu trên 310/400 học sinh cả 4 khối của 2 trường
Trung học Cơ sở: trường Trần Bội Cơ (quận 5) và trường Vĩnh Lộc B (Bình Chánh)
.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiện và mức độ kỹ năng giải quyết xung đột
tâm lý trong giao tiếp với bạn bè mà không nghiên cứu về Kỹ năng giải quyết xung
đột tâm lý trong học tập của học sinh Trung học Cơ sở.
5
- Đề tài chỉ nghiên cứu Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn
bè của học sinh Trung học Cơ sở trên hai trường: trường Trung học Cơ sở Trần Bội
Cơ (quận 5) và trường Trung học Cơ sở Vĩnh Lộc B (quận Bình Chánh) lần lượt đại
diện cho khu vực nội thành và khu vực ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao
tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở, chẳng hạn: sự thay đối tâm sinh lí,
năng lực của học sinh, cơ chế tâm lý xã hội, yếu tố ảnh hưởng từ phía gia đình, nhà
trường hay hoạt động truyền thông...Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này,
chúng tôi chỉ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng từ phía gia đình và nhà trường đến
kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung
học Cơ sở.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống một số vấn đề lý luận về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao
tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh: khái
niệm kỹ năng, khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột, mức độ và biểu hiện kỹ năng
giải quyết xung đột, các yếu tố ảnh hưởng kỹ năng giải giải quyết xung đột.
- Mô tả thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của
học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao
tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong
giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến nhiệm vụ của đề tài thông qua
sách, báo, tài liệu tham khảo và những công trình nghiên cứu có liên quan.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1.. Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản.
a. Mục đích
6
Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản nhằm góp phần xây dựng cơ sở lí luận của
đề tài.
b. Nội dung
Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ đề tài đã được đề cập từ trước
đến nay: khái niệm kỹ năng, khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột, khái niệm xung
đột, khái niệm giao tiếp, mức độ và biểu hiện của kỹ năng giải quyết xung đột,
phương pháp nghiên cứu, luận chứng lí giải.
c. Cách tiến hành
Đọc các tài liệu viết về kỹ năng, kỹ năng giải quyết xung đột, xung đột, xung đột
trong giao tiếp, các vấn đề liên quan đến học sinh Trung học Cơ sở,... Phân tích, xử
lý, tổng kết thành cơ sở lí luận của đề tài.
7.2.2. Phương pháp quan sát
a. Mục đích
Phát hiện thực trạng về những biểu hiện kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong
giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở trong cuộc sống hằng ngày: giờ
ra chơi, buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ.
b. Nội dung
Phương pháp quan sát được sử dụng trong đề tài kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý
trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở nhằm thu thập thêm dữ liệu
cũng như củng cố các dữ liệu đã thu thập được thông qua phương pháp bảng hỏi.
Nội dung quan sát được chuẩn bị sẵn nhằm thu thập những nội dung cần thiết nhất
cho công trình nghiên cứu. Chủ yếu là quan sát có chủ định với những nội dung đã
chuẩn bị trước.
Địa điểm: Giờ ra chơi, buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ.
c. Cách tiến hành
Xây dựng hệ thống các mức độ biểu hiện kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong
giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.
Quan sát và đánh giá về biểu hiện của học sinh.
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
a. Mục đích