Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận Bình Tân, TP.HCM
PREMIUM
Số trang
146
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1616

Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận Bình Tân, TP.HCM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Diễm Trinh

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TÂM LÝ

CHO TRẺ MẪU GIÁO CỦA GIÁO VIÊN

TẠI CÁC TRƯỜNG Ở QUẬN BÌNH TÂN,

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Diễm Trinh

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TÂM LÝ

CHO TRẺ MẪU GIÁO CỦA GIÁO VIÊN

TẠI CÁC TRƯỜNG Ở QUẬN BÌNH TÂN,

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tâm lý học

Mã số : 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. HỒ THỊ SONG QUỲNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do tôi thực hiện. Các số

liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa

được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diễm Trinh

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Tâm lý học đã tận tình

giảng dạy và hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hồ Thị Song Quỳnh đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ và ân cần động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện

luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Phòng sau đại học đã đạo điều

kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, thực hiện và bảo vệ luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và giáo viên cùng các trẻ mẫu giáo

các trường: Trường mầm non Hoa Hồng, trường mầm non 20-10, trường mầm

non Hoa Thiên Tuế, trường mầm non Hoa Phượng Vĩ quận Bình Tân đã nhiệt

tình cộng tác cùng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Cuối cùng xin chân thành cám ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận

văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.

Học viên

Nguyễn Thị Diễm Trinh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Ghi chú

ĐTB

GV

GVMN

KN

KNGQXĐTL

Tp.HCM

Điểm trung bình

Giáo viên

Giáo viên mầm non

Kỹ năng

Kỹ năng giải quyết xung đột

Thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Mức độ giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của

GVMN qua các kỹ năng thành phần và kỹ năng chung ............... 57

Bảng 2.2. Điểm trung bình thể hiện tính đúng đắn, tính thuần thục và tính

hiệu quả của kỹ năng chung.......................................................... 59

Bảng 2.3. So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo

của GVMN theo các biến số......................................................... 60

Bảng 2.4. Biểu hiện và mức độ Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột

cho trẻ của GVMN........................................................................ 62

Bảng 2.5. Điểm trung bình các tiểu thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính

thuần thục và tính hiệu quả của KN1............................................ 65

Bảng 2.6. Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của giáo viên

mầm non qua giải quyết tình huống (Xem tình huống ở phụ lục

1) ................................................................................................... 66

Bảng 2.7. So sánh mức độ Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột của

trẻ (KN1) theo các nhóm khách thể khác nhau ............................ 68

Bảng 2.8. Mức độ kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn,

nguyên nhân xung đột................................................................... 70

Bảng 2.9. Điểm trung bình các thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính

thuần thục và tính hiệu quả của KN2............................................ 73

Bảng 2.10. Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên

nhân xung đột cho trẻ của GVMN qua giải quyết tình huống

(Xem tình huống ở phụ lục 1)....................................................... 75

Bảng 2.11. So sánh mức độ kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu

thuẫn, nguyên nhân xung đột cho trẻ của GVMN theo các

nhóm khách thể ............................................................................. 77

Bảng 2.12. Mức độ kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án

giải quyết xung đột cho trẻ của GVMN........................................ 79

Bảng 2.13. Điểm trung bình các thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính thuần

thục và tính hiệu quả của KN3...................................................... 82

Bảng 2.14. Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết

xung đột cho trẻ của GVMN qua giải quyết tình huống (Xem

tình huống ở phụ lục 2)................................................................. 84

Bảng 2.15. So sánh mức độ kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn

phương án giải quyết vấn đề theo các nhóm khách thể................ 86

Bảng 2.16. Mức độ kỹ năng thuyết phục và hòa giải cho trẻ của GVMN...... 88

Bảng 2.17. Điểm trung bình của các thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính

thuần thục và tính hiệu quả ........................................................... 91

Bảng 2.18. So sánh mức độ kỹ năng thuyết phục các bên xung đột trong

quá trình hòa giải theo các nhóm khách thể ................................. 95

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Mức độ đạt được kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ

mẫu giáo của GVMN.................................................................... 97

Sơ đồ 2.2. So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo

của GVMN theo trình độ .............................................................. 98

Sơ đồ 2.3. So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo

của GVMN theo thâm niên công tác .......................................... 100

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Mục lục

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG

ĐỘT TÂM LÝ CHO TRẺ MẪU GIÁO CỦA GIÁO VIÊN

MẦM NON .................................................................................... 6

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 6

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới................................................ 6

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam................................................. 8

1.2. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 12

1.2.1. Kỹ năng................................................................................................ 12

1.2.2. Khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo ....... 16

1.2.3. Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên

mầm non.............................................................................................. 31

1.2.4. Các giai đoạn và biểu hiện kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ

mẫu giáo của giáo viên mầm non ....................................................... 35

1.2.5. Tiêu chí đánh giá và mức độ kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý

cho trẻ mẫu giáo của GVMN.............................................................. 42

1.2.6. Các yếu tố có ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ

mẫu giáo của giáo viên mầm non ....................................................... 44

Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 48

Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT

TÂM LÝ CHO TRẺ MẪU GIÁO CỦA GIÁO VIÊN TẠI

CÁC TRƯỜNG Ở QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH................................................................................... 49

2.1. Tổ chức nghiên cứu.................................................................................... 49

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho

trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận Bình Tân, Thành phố

Hồ Chí Minh ............................................................................................. 56

2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột

tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận Bình Tân,

Thành phố Hồ Chí Minh. ...................................................................... 101

2.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột

tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non. ................................... 103

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 109

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 113

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên

có nhiệm vụ hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người

mới xã hội chủ nghĩa. Điều 22, Luật Giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo

dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình

thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”

(Luật giáo dục sửa đổi, 2009).

Muốn đạt được mục tiêu trên, điều cần thiết là phải chăm lo phát triển

năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói

riêng. Giáo viên chính là nhân tố quyết định trực tiếp đến quá trình phát triển

nhân cách trẻ.

Để có được năng lực sư phạm người giáo viên mầm non phải có những

kiến thức và kỹ năng cần thiết. Hơn nữa sự thành thạo về kỹ năng sư nghề

nghiệp còn giúp giáo viên mầm non nhanh chóng đạt được những mục tiêu

giáo dục mà bản thân, nhà trường và ngành đã đề ra. Theo quy định tại Điều 7,

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một trong

số các yêu cầu về kỹ năng sư phạm đối với giáo viên mầm non là kỹ năng giao

tiếp, ứng xử. Giáo viên mầm non phải giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần

gũi, chân tình, cởi mở, tôn trọng… (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008).

Muốn làm được điều này một trong những đòi hỏi là giáo viên mầm non

phải có khả năng giải quyết linh hoạt khéo léo và kịp thời các tình huống diễn

ra hoạt động sư phạm, đưa các hoạt động và quan hệ có chứa đựng những vấn

đề bức xúc, căng thẳng trở lại ổn định và tiếp tục phát triển. Khi giải quyết các

tình huống sư phạm, giáo viên mầm non cần phải phân tích, tổng hợp, so sánh,

khái quát hóa, trừu tượng hóa, phán đoán, suy luận, tìm ra nguyên nhân và đưa

ra cách giải quyết hợp lý nhất.

2

Trẻ mẫu giáo, một lứa tuổi đặc biệt có tâm lý luôn mang tính duy kỷ.

Trong các hoạt động ở trường mầm non trẻ được tham gia vào các mối quan hệ

qua lại giữa trẻ với nhau, trẻ sẽ gặp phải những ý muốn, ý thích rất đa dạng của

các bạn trong cùng một nhóm, hay một lớp. Ý thích, ý muốn của bạn có thể đối

lập với những ý muốn, ý thích của chính trẻ. Do thế, ở trẻ rất dễ nảy sinh những

cuộc tranh chấp, tranh cãi, hoặc ẩu đả. Cho dù xung đột mang tính tích cực hay

tiêu cực thì chúng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là ảnh

hưởng đến nhận thức nói chung và nhận thức xã hội nói riêng của trẻ. Và trên

thực tế các tình huống xung đột trong hoạt động của trẻ mẫu giáo xảy ra hết sức

đa dạng, muôn màu, muôn vẻ đòi hỏi giáo viên phải có tri thức lí luận và thực

tiễn về các lĩnh vực giáo dục nhất định, phải am hiểu sâu sắc về đặc điểm tâm

sinh lý trẻ mầm non. Đây thực sự không phải là một vấn đề đơn giản. Chính vì

vậy nghiên cứu việc giải quyết xung đột cho trẻ mẫu giáo là rất cần thiết và có

ý nghĩa lí luận đối với công tác giáo dục trẻ mầm non và điều này còn ít được

nghiên cứu trong tâm lí mầm non.

Với lí do như vậy nên tôi đã chọn đề tài “Kỹ năng giải quyết xung đột tâm

lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận Bình Tân, Thành phố

Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.

2. Mục đích của đề tài

Tìm hiểu thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo

của giáo viên tại các trường ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó,

đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ mẫu

giáo của giáo viên mầm non.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

- 120 giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm

non quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh là khách thể chính của đề tài.

3

3.2. Đối tượng nghiên cứu

- Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm

non.

4. Giả thiết nghiên cứu

- Mức độ kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo

viên tại các trường ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh trong thực tế chỉ

đạt ở mức trung bình.

- Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên có

thâm niên càng lâu năm thì đạt mức độ càng cao so với giáo viên có thâm niên

ít năm.

- Các yếu tố khách quan (điều kiện để GVMN tham gia tập huấn, học tập

nâng cao KNGQXĐTL cho trẻ, sỉ số học trò đông, trang thiết bị, cơ sở vật chất

chưa đáp ứng đủ nhu cầu, áp lực công việc nhiều, đặc điểm tâm lý trẻ đa

dạng,…) và yếu tố chủ quan (GVMN chưa hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ,

kiến thức, kinh nghiệm của GVMN về KNGQXĐTL cho trẻ mẫu giáo chưa

nhiều, khả năng tự bồi dưỡng, nâng cao KNGQXĐTL cho trẻ của GVMN chưa

cao,…) có ảnh hưởng đến KNGQXĐTL cho trẻ tại các trường ở quận Bình

Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ

của giáo viên mầm non: Kỹ năng, xung đột tâm lý, kỹ năng giải quyết xung đột

tâm lý, kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo.

- Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu

giáo của giáo viên tại các trường ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý

cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non.

4

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Về nội dung

Đề tài chỉ nghiên cứu kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo

của giáo viên tại các trường mầm non.

6.2. Về địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo

viên ở 4 trường ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh: Trường mầm non

Hoa Hồng, trường mầm non 20/10, trường mầm non Hoa Thiên Tuế, trường

mầm non Hoa Phượng Vĩ. Vì 4 trường trên là mẫu đại diện cho mỗi khu vực

trải đều ở quận Bình Tân và có trường là trường đã thành lập từ rất nhiều năm

trước (mầm non Hoa Hồng), có trường thì đã thành lập được gần 10 năm (mầm

non Hoa Phượng Vĩ), 2 trường còn lại thì vừa mới thành lập được 1-3 năm gần

đây (mầm non 20/10, mầm non Hoa Thiên Tuế)

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích, tổng

hợp, hệ thống các tài liệu nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của đề tài, kết

hợp với lý luận riêng để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Sử dụng phương pháp

điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu ý kiến của GVMN và cán bộ quản lý các

trường mầm non về:

- Mức độ KNGGQXĐTL cho trẻ mẫu giáo của GVMN.

- Những khó khăn trong quá trình KNGQXĐTL cho trẻ mẫu giáo của

GVMN.

- Yếu tố ảnh hưởng đến KNGQXĐTL cho trẻ mẫu giáo của GVMN.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!