Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế huyện sa thầy tỉnh kon tum từ 1978 đến 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ QUYÊN
KINH TẾ HUYỆN SA THẦY
TỈNH KON TUM TỪ 1978 ĐẾN 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2023
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ QUYÊN
KINH TẾ HUYỆN SA THẦY
TỈNH KON TUM TỪ 1978 ĐẾN 2020
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số : 8229013
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lưu Trang
Đà Nẵng - Năm 2023
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ.......................................................... iii
MASTER THESIS THESIS INFORMATION PAGE.............................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................4
4. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................5
8. Bố cục của Luận văn...........................................................................................5
CHƯƠNG 1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG KINH TẾ HUYỆN SA THẦY...........6
1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................6
1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................6
1.1.2. Địa hình.........................................................................................................6
1.1.3. Khí hậu..........................................................................................................7
1.1.4. Tài nguyên ....................................................................................................7
1.2. Sơ lược về lịch sử ...................................................................................................10
1.3. Đặc điểm về cư dân và văn hóa..............................................................................12
1.4. Tình hình kinh tế huyện Sa Thầy trước năm 1978.................................................14
Tiểu kết chương 1..........................................................................................................22
CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM
TỪ 1978 ĐẾN 2020......................................................................................................23
2.1. Kinh tế Nông - Lâm nghiệp....................................................................................23
2.2. Kinh tế Công nghiệp - Xây dựng ...........................................................................50
2.3. Kinh tế Thương mại và Dịch vụ.............................................................................57
Tiểu kết chương 2..........................................................................................................63
vi
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................66
3.1. Đặc điểm.................................................................................................................66
3.2. Vai trò .....................................................................................................................72
3.3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.............................................................................76
3.3.1. Ý nghĩa........................................................................................................76
3.3.2. Bài học kinh nghiệm...................................................................................77
Tiểu kết chương 3..........................................................................................................80
KẾT LUẬN ..................................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................84
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN-XD : Công nghiệp – xây dựng
CNH : Công nghiệp hóa
DV : Dịch vụ
GTSX : Giá trị sản xuất
HĐH : Hiện đại hóa
HTX : Hợp tác xã
N- L-TS : Nông – lâm – thủy sản
NQ/ HU : Nghị quyết /huyện ủy
NQ/TW : Nghị quyết/trung ương
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1.
Diện tích, năng suất, sản lượng lương thực-thực phẩm giai đoạn
1996-2000
33
2.2. Bảng thống kê các loại vật nuôi chủ lực giai đoạn 1996-2000 34
2.3. Bảng thống kê các loại cây công nghiệp giai đoạn 1996-2000 34
2.4. Bảng thống kê các loại cây công nghiệp giai đoạn 2006-2010 37
2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lương thực-thực phẩm 38
2.6. Bảng thống kê các loại vật nuôi chủ lực giai đoạn 2006-2010 39
2.7. Bảng thống kê các loại cây công nghiệp giai đoạn 2010-2015 40
2.8. Bảng thống kê các loại vật nuôi chủ lực giai đoạn 2010-2015 41
2.9.
Diện tích, năng suất, sản lượng lương thực-thực phẩm giai đoạn
2010-2015
41
2.10. Bảng thống kê các loại cây công nghiệp giai đoạn 2015-2020 42
2.11. Bảng thống kê các loại vật nuôi chủ lực giai đoạn 2015-2020 43
2.12.
Diện tích, năng suất, sản lượng lương thực-thực phẩm giai đoạn
2015-2020
43
2.13. Một số cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm đến năm 2020 45
2.14. Một số cây lương thực chính đến năm 2020 46
2.15. Một số loại vật nuôi chính tính đến năm 2020 47
2.16. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng của các ngành 63
2.17.
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn giai đoạn 2000 -
2020
64
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ ngày 15 đến 18/12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần VI được tổ chức tại Hà
Nội. Đại hội đã đưa đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, chủ trương phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò
chủ đạo. Đại hội VI của Đảng đã nhấn mạnh: "Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ
kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng văn hóa. Đổi mới phải gắn liền với đổi mới
chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế" [50] . Trải qua 7 kỳ đại hội từ đại hội VI
(12/1986) đến đại hội lần thứ XII của Đảng (2016), Đảng ta vẫn chú trọng phát triển
kinh tế coi phát triển kinh tế là nền tảng vững chắc để xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ
quốc. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đã nhấn mạnh: "Đẩy mạnh
toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu
sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc" [52].
Đường lối đổi mới do Đảng ta đề ra đã tác động mạnh mẽ và sâu rộng tới tất cả
mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, các địa phương trong cả nước đã tiến hành
công cuộc đổi mới, đất nước đã từng bước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, ổn
định, phát triển và dần bắt kịp được tốc độ phát triển của các nước trong khu vực cũng
như trên thế giới. Với những bước đi đúng đắn và phù hợp, sau hơn 30 năm đổi mới,
dưới sự lãnh đạo xuyên suốt của Đảng, nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ
sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Hòa chung không khí cả nước phấn khởi đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,
huyện Sa Thầy trước đây, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, được gọi là Khu
7, đến năm 1960 sáp nhập với một nửa phần của đất của Khu 6 - từ phía Tây đường
số 14 trở lên và lấy tên là H67. Năm 1975, H67 được đổi tên là Sa Thầy; năm 1976
Sa Thầy sáp nhập với huyện Đăk Tô. Đến 10-10-1978 Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 254/CP chính thức thành lập lại Huyện Sa Thầy trên cơ sở các xã
Rờ Kơi, Mô Rai, Bờ Y, Đắk Sú, Sa Loong tách từ Huyện Đăk Tô ra với xã Ya Ly
của Thị xã Kon Tum và điểm kinh tế mới Kleng. Thực hiện chính sách xây dựng và
phát triển vùng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước, Huyện đã đón nhận nhân dân từ
các tỉnh miền xuôi lên, hình thành một số xã. Ngày 15-10-1991, thực hiện Quyết
2
định số 216/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), huyện tách 03 xã Bờ
Y, Sa Loong, Đăk Sú để tham gia thành lập huyện Ngọc Hồi. Hiện nay, toàn huyện
Sa Thầy đã có 10 xã và 01 thị trấn với diện tích đất tự nhiên là 241.200 ha và 35.800
dân. Trong đó các dân tộc thiểu số chiếm hơn 53% dân số trong toàn huyện, chủ yếu
là dân tộc Gia Rai, Xê Đăng - Hà Lăng, Rơ Mâm, Ba Na - Rơ Ngao, Thái. Sa Thầy là
một huyện miền núi, biên giới, nằm về phía Tây - Bắc và cách Thành phố Kon Tum
30 km, gần tiếp giáp với ngã ba Đông Dương, có đường biên giới quốc gia tiếp giáp
với Campuchia dài 85km; với đặc điểm đất rộng, người thưa, địa hình phức tạp, bị
chia cắt bởi các dãy núi cao và xen kẽ là hệ thống sông, suối chằng chịt làm cho việc
giao lưu, buôn bán giữa các xã với nhau trên địa bàn Huyện gặp rất nhiều khó khăn,
trở ngại, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản.
Nhìn lại chặng đường hơn 40 năm xây dựng và phát triển (1978-2020), huyện Sa
Thầy, từ một nền kinh tế thuần nông, cây lúa rẫy chiếm địa vị độc tôn, đến nay nền
kinh tế đã và đang hội nhập sâu rộng trong nền kinh tế quốc dân, sản xuất hàng hóa có
chất lượng và sức cạnh tranh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm
dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ,
tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng qua các năm. Những thành tựu đó là kết quả
của sự nỗ lực và cố gắng hết mình của Đảng bộ và nhân dân huyện Sa Thầy trong việc
thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng đề ra.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử, được sinh ra, lớn lên và làm việc trên
mảnh đất này, bản thân tôi rất muốn làm sáng rõ quá trình phát triển nền kinh tế huyện
Sa Thầy trên các lĩnh vực kinh tế, xu hướng chuyển biến của từng ngành, những bước
chuyển biến đột phá, những hạn chế còn tồn đọng nhằm góp phần tái hiện lại bức tranh
chân thực và sinh động của kinh tế huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum trong giai đoạn từ
năm 1978 đến năm 2020.
Từ xuất phát như vậy, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề “Kinh tế huyện Sa Thầy, tỉnh
Kon Tum từ năm 1978 đến năm 2020” làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên
ngành lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về kinh tế của Việt Nam nói chung và ở từng địa phương nói riêng
đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu, bài báo khoa học, sách, luận văn … được công bố với những mức độ, cách
tiếp cận ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hà Ban, Phát triển nông nghiệp bền vững ở Kon Tum, Tạp chí khoa học và công
nghệ, Đại học Đà Nẵng- Số 4(27) 2008. Bài viết xây dựng chiến lược phát triển bền
vững nông nghiệp ở tỉnh Kon Tum, cần phải chú ý việc tăng trưởng kinh tế đi đôi với
3
xóa đói giảm nghèo, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số, phân bố lao
động và dân cư hợp lý, nâng cao nhận thức của người dân về phát triển bền vững nông
nghiệp, về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
Phan Ấn Quốc (2011) với đề tài: “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở
Tỉnh Kon Tum” là đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại Học Đà Nẵng. Luận văn
nghiên cứu và đề ra giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Kon Tum,
không chỉ đơn thuần giải quyết các vấn đề thực tiễn trang trại đóng góp về kinh tế cho
địa phương, mà còn nhận thức vai trò to lớn của trang trại trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn theo một tư duy mới, tư duy phát triển nông nghiệp theo hướng vận dụng một
cách đầy đủ các quy luật của nền kinh tế thị trường.
Võ Tấn Danh (2011) với đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum” là đề
tài luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại Học Đà Nẵng. Luận văn đã phân tích thực trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, tiềm năng và thế mạnh của kinh tế Kon Tum,
và phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực tới sự chuyển dịch, nguyên nhân chủ quan,
khách quan đưa đến những thành tựu và hạn cơ cấu kinh tế của tỉnh đồng thời đề ra
những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nhằm phát huy hơn nửa tiềm năng kinh tế của tỉnh Kon Tum.
Viết về đề tài kinh tế huyện Sa Thầy trước đây đã có những công trình của các
tác giả như:
Nguyễn Bá Cầu (2011) với đề tài “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện
Sa Thầy, tỉnh Kon Tum” là đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại Học Đà Nẵng.
Luận văn đã phân tích, đánh giá chỉ ra những điểm mạnh, những vấn đề tồn tại
trong phát triển nông nghiệp của huyện Sa Thầy, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm
đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa Thầy trong trong giai đoạn
từ 2005 đến 2015.
Các vấn đề kinh tế - xã hội của huyện Sa Thầy được đề cập đến trong Lịch sử
Đảng Bộ huyện Sa Thầy, tập II (1975 – 2010). Cuốn sách này đã nêu bật quá trình xây
dựng và phát triển của Đảng bộ và nhân dân huyện Sa Thầy trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng từ sau ngày giải phóng đến năm 2010.
Những công trình khoa học, sách, báo, tạp chí nêu trên đã khẳng định tầm quan
trọng của xây dựng phát triển kinh tế, trong đó có sự chỉ đạo sát sao của Đảng, được
thể hiện bằng các đường lối, chính sách phát triển kinh tế và sự vận dụng đường lối,
chính sách đó vào các địa phương cụ thể. Qua đó, có thể khẳng định: đây là vấn đề rất
lớn và phong phú.
Khi khái quát qua các công trình nghiên cứu, ta có thể thấy rằng các công trình