Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGÔ VĂN CHIẾN
KINH TẾ HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ ĐỊNH HƢỚNG
ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60.31.0501
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ
Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong
quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Ngô Văn Chiến
Xác nhận của trưởng khoa
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng
Xác nhận của người hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục................................................................................................................i
Danh mục các từ viết tắt.....................................................................................ii
Danh mục bảng................................................................................................. iii
Danh mục hình ..................................................................................................iv
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ...........................................................................................................9
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................9
1.1.1. Các khái niệm.......................................................................................9
1.1.2. Các nguồn lực ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế............................13
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế..............................................23
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................25
1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi
phía Bắc........................................................................................................25
1.2.2. Vài nét về phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang ...............................28
1.3. Tiểu kết..................................................................................................31
Chƣơng 2. CÁC NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HUYỆN HIỆP HÒA ....................................................................32
2.1. Các nguồn lực........................................................................................32
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.............................................................32
2.1.2. Tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên....................................................34
2.1.3. Kinh tế- xã hội....................................................................................40
2.1.4. Đánh giá chung ..................................................................................50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế huyện hiệp hòa.......................................52
2.2.1. Khái quát chung .................................................................................53
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.............................................55
2.2.3. Sự phân hóa lãnh thổ huyện Hiệp Hòa ..............................................81
2.2.4. Đánh giá chung ..................................................................................83
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HUYỆN HIỆP HÒA ĐẾN NĂM 2020 .......................................86
3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển......................................86
3.1.1. Các quan điểm phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hiệp Hòa
đến năm 2020 ...............................................................................................86
3.1.2. Mục tiêu phát triển .............................................................................88
3.1.3. Định hướng phát triển ........................................................................90
3.2. Những giải pháp cơ bản ........................................................................93
3.2.1. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ..................93
3.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................................................96
3.2.3. Mở rộng thị trường.............................................................................97
3.2.4. Thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời
sống ..............................................................................................................98
3.2.5. Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường và an ninh
quốc phòng .................................................................................................100
3.2.6. Phát triển kinh tế huyện gắn với xây dựng Nông thôn mới và
huyện khác trong tỉnh.................................................................................101
KẾT LUẬN...................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................111
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CN Công nghiệp
CNH Công nghiệp hóa
CNH – HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
CN-TTCN Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
CN-XD Công nghiệp- Xây dựng
CCN Cụm công nghiệp
DV Dịch vụ
GTSX Giá trị sản xuất
GIS Hệ thống thông tin địa lí
HTX Hợp tác xã
HĐND Hội đồng nhân dân
KH&CN Khoa học và Công nghệ
KT- XH Kinh tế - Xã hội
KT Kinh tế
NN Nông nghiệp
NXB Nhà xuất bản
N-L-TS Nông – Lâm- Thủy sản
NTM Nông thôn mới
SX Sản xuất
THPT Trung học phổ thông
TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TM – DV – DL Thương mại- Dịch vụ- Du lịch
VH – TT – DL Văn hóa- Thể thao- Du lịch
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện năm 2010 ......................35
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Hiệp Hòa năm 2010............37
Bảng 2.4: Tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên huyện Hiệp
Hòa giai đoạn 2006 – 2010 ................................................................42
Bảng 2.5.GTSX và GTSX/người của Hiệp Hòa giai đoạn 2006 – 2010.........53
Bảng 2.6. GTSX và cơ cấu GTSX nông-lâm-thủy sản của huyện Hiệp
Hòa giai đoạn 2006 – 2010 ................................................................56
Bảng 2.7. GTSX và cơ cấu GTSX nôngnghiệp huyện Hiệp Hòa giai đoạn
2006 – 2010........................................................................................58
Bảng 2.8. Sản xuất lương thực có hạt huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2006 –
2010....................................................................................................59
Bảng 2.9. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Hiệp Hòa giai
đoạn 2006 - 2010................................................................................60
Bảng 2.10. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa theo các xã của huyện
Hiệp Hòa năm 2010 ...........................................................................61
Bảng 2.11. Diện tích, năng suất , sản lượng cây mầu lương thực huyện
Hiệp Hòa giai đoạn 2006 – 2010 .......................................................63
Bảng 2.12. Diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp huyện Hiệp
Hòa giai đoạn 2006 - 2010.................................................................65
Bảng 2.13. Tình hình chăn nuôi của huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2006 –
2010....................................................................................................67
Bảng 2.14. Tình hình sản xuất ngành thủy sản của Hiệp Hòa giai đoạn
2006 – 2010........................................................................................68
Bảng 2.15.GTSXCN – TTCN Hiệp Hòa, giai đoạn 2006 – 2010 ...................74
Bảng 2.16. Vận tải hành khách và vận tải hàng hóa huyện Hiệp Hòa giai
đoạn 2006 – 2010...............................................................................79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các nguồn lực phát triển kinh tế ..................................................... 14
Hình 1.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu Gía trị sản xuất phân theo khu vực
kinh tế của Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2010 ...................................30
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hòa ................................................33
Hình 2.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hoà năm 2010 ..............................38
Hình 2.2. Quy mô dân số huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2006 - 2010..................41
Hình 2.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế........................................44
Hình 2.2. Bản đồ các nguồn lực chủ yếu phát triển kinh tế xã hội huyện Hiệp
Hòa ....................................................................................................52
Hình 2.4. GTSX và GTSX /người của huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2006 -
2010....................................................................................................54
Hình 2.5. Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo ngành của huyện Hiệp Hòa
giai đoạn 2006 – 2010........................................................................55
Hình 2.6. GTSX và cơ cấu N-L-TS của huyện Hiệp Hòa Giai đoạn 2006
– 2010.................................................................................................57
Hình 2 3. Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa ...................71
Hình 2.7. GTSX công nghiệp huyện Hiệp Hòa, giai đoạn 2006-2010............73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây
Nam của tỉnh Bắc Giang với diện tích 201 km². Huyện lỵ là thị trấn Thắng
cách thành phố Bắc Giang 30km và cách thủ đô Hà Nội 50km theo đường bộ.
Phía Đông Bắc giáp huyện Tân Yên, phía Đông giáp huyện Việt Yên, phía
Nam giáp vùng đồng bằng châu thổ Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây
Nam giáp huyện Sóc Sơn của Hà Nội, phía Tây Bắc giáp các huyện Phổ
Yên và Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên.
Trong những năm gần đây kinh tế Hiệp Hòa đã có nhiều chuyển biến
tích cực nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của huyện. Giá trị sản
xuất trên địa bàn huyện quản lí còn ở mức khiêm tốn, cơ cấu giá trị sản xuất
chuyển dịch chậm, thu nhập và đời sống của nhân dân còn thấp và gặp nhiều
khó khăn.
Trong giai đoạn tới, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến
lược đối với huyện Hiệp Hòa. Tuy nhiên để kinh tế Hiệp Hòa phát triển đúng
hướng và đạt hiệu quả cần phải có những chính sách và giải pháp đồng bộ,
dựa trên những nghiên cứu một cách khoa học cả về lí luận và thực tiễn.
Chính vì vậy việc đánh giá đúng, đủ tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế
nhằm đưa ra chiến lược phát triển phù hợp và bền vững kinh tế của huyện
trong trong giai đoạn sắp tới là một vấn đề cấp thiết. Đây là điều kiện và là cơ
sở để nền kinh tế của huyện hòa nhập vào quá trình phát triển kinh tế của
thành phố Bắc Giang nói riêng và của cả nước nói chung.
Với mong muốn góp phần vào việc phát triển bền vững nền kinh tế
của Hiệp Hòa trong thời gian tới, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2010 và định
hƣớng đến năm 2020”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển kinh tế cấp huyện, đã thu hút được nhiều nhà
khoa học, các cơ quan chuyên ngành. Dưới góc độ Địa lí học nghiên cứu cấp
huyện đã dành được quan tâm của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu
và là đề tài của nhiều luận văn thạc sĩ.
Đã có nhiều đề tài nghiên về vấn đề này, trong đó tiêu biểu là:
Các giáo trình “Địa lí kinh tế xã hội đại cương” (2005) Nguyễn Minh
Tuệ (chủ biên) “Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam”(2011) Lê Thông (chủ biên),
đã cung cấp cơ sở lí luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế,
các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Trên cơ sở lí luận này, tác giả
vận dụng cho đề tài nghiên cứu của mình. Ngoài ra còn một số sách tham
khảo khác cũng có giá trị cả về lí luận và thực tiễn cho hướng nghiên cứu luận
văn như:
1. Bộ kế hoạch và Đầu tư, viện chiến lược phát triển (2009), các vùng,
tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm
2020, NXB Quốc gia.
2. Ngô Doãn Vịnh (chủ biên) (2011), Nguồn lực và động lực cho phát
triển kinh tế nhanh và bền vững cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020, NXB Chính trị quốc gia.
3. 671 huyện, thành phố Việt Nam, NXB Thống kê 2005.
Công trình này đã cung cấp những thông tin về điều kiện, thực trạng và
triển vọng phát triển kinh tế- xã hội theo các vùng và từng tỉnh đồng thời đã
phân tích các số liệu về kinh tế - xã hội của 671 huyện là cơ sở để tác giả đối
chiếu, so sánh trong luận văn.
Về Bắc Giang, có một số báo cáo, công trình như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1. Chu Viết Luân (chủ biên) (2002), Bắc Giang thế và lực mới trong thế
kỉ XXI, NXB Chính Trị Quốc Gia .
2. Sở VH – TT – DL Bắc Giang Địa chí Bắc Giang Trung tâm
UNESCO.
3. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII –
2010.
4. Năm chương trình phát triển KT-XH trọng tâm giai đoạn 2006-2010
- Tỉnh ủy Bắc Giang 2006.
5. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang 2007. 2020 Sở
kế hoạch và đầu và đầu tư tỉnh Bắc Giang, 2005.
6. Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang giai đoạn
1999-2009 của Phan Minh Tuân (2011), Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Những công trình này nói về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Bắc Giang nói chung và các huyện, thành phố nói riêng, đưa ra những
định hướng, giải pháp trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Một số đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu cấp huyện đã được bảo vệ ở
trường ĐHSP HN, ĐHSP Thái Nguyên, tiêu biểu là:
Kinh tế Mỹ Đức thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tác giả Nguyễn
Thị Thanh Bình, năm 2004, ĐHSP Hà Nội.
Kinh tế Yên Dũng trong thời kỳ đổi mới, tác giả Nguyễn Văn Lượng,
năm 2006. ĐHSP Hà Nội.
Kinh tế huyện Sóc Sơn giai đoạn 2005-2010 với tầm nhìn đến năm
2020 của Nguyễn Xuân Tuấn, năm 2012, ĐHSP Thái Nguyên.
Phát triển kinh tế huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2006-
2010 của Hoàng Thị Thắm, ĐHSP Thái Nguyên.
Đối với Hiệp Hòa vấn đề phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2006 –
2010 cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của địa lí học và kinh tế phát
triển vào địa bàn nghiên cứu, đề tài có mục tiêu là đánh giá tiềm năng, phân
tích thực trạng phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa, từ đó đề xuất một số giải
pháp phát triển đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế để vận dụng vào
địa bàn cấp huyện.
- Đánh giá các nguồn lực ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của huyện
Hiệp Hòa.
- Phân tích thực trạng kinh tế huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2006 - 2010.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ổn định và bền vững nền kinh tế
của huyện đến năm 2020.
3.3. Giới hạn
- Về nội dung tập trung đánh giá các nguồn lực (vị trí địa lí, tự nhiên và
kinh tế - xã hội), phân tích thực trạng phát triển kinh tế, trong đó nhấn mạnh
đến những chuyển biến theo ngành và theo lãnh thổ, đặc biệt trong nông
nghiệp và công nghiệp.
- Về lãnh thổ: Nghiên cứu toàn bộ huyện Hiệp Hòa, có đi sâu xuống
cấp xã và cụm xã đồng thời có chú ý so sánh với một số huyện trong tỉnh Bắc
Giang.
- Về thời gian nghiên cứu: Số liệu phân tích được thực hiện trong
khoảng thời gian từ 2006 - 2010, định hướng đến 2020.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tính hệ thống làm đề tài trở nên lôgic, thông suốt và sâu sắc. Trong đề
tài này việc nghiên cứu hiện trạng phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa được đặt
trong vấn đề phát triển kinh tế của tỉnh và cả nước. Đồng thời Hiệp Hòa cũng
được coi là một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất, trong đó bao gồm các hệ
thống con (như các cụm xã, các xã). Các hệ thống có mối quan hệ tương tác,
mật thiết với nhau. Vì vậy cần phải tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác
động ảnh hưởng giữa các yếu tố trong một hệ thống và giữa các hệ thống để
đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu.
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Huyện Hiệp Hòa là một thể tổng hợp bao gồm các yếu tố tự nhiên, kinh
tế- xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau.
Quan điểm tổng hợp thể hiện rõ việc xem xét hiện trạng phát triển kinh tế
trong mối liên hệ tác động qua lại giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Mọi sự vật hiện tượng Địa lý đều tồn tại và phát triển trong một không
gian lãnh thổ nhất định. Khi nghiên cứu phải tìm hiểu sự ảnh hưởng của lãnh
thổ đến khía cạnh nghiên cứu, tìm ra các qui luật phát triển và đưa ra những
định hướng tốt nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng của huyện. Đặc
biệt chú ý tới sự khác biệt lãnh thổ trong quá trình phát triển kinh tế. Các khu
vực khác nhau, kết hợp với sự phân hóa không gian, cũng như việc tổ chức
hợp lí quá trình sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào nghiên cứu phát triển kinh
tế huyện Hiệp Hòa để thấy được những biến đổi của các yếu tố kinh tế trong
từng giai đoạn phát triển và xu hướng chuyển dịch các ngành kinh tế trong
huyện. Từ đó đánh giá được hiện trạng và dự báo xu hướng phát triển kinh
tế đến năm 2020.
- Quan điểm phát triển bền vững