Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kinh Nghiệm Học Môn Vẽ Kỹ Thuật pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
44.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1927

Kinh Nghiệm Học Môn Vẽ Kỹ Thuật pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Kinh Nghiệm Học Môn Vẽ Kỹ Thuật.

Có 1 số bạn sv khi bắt đầu học ở ĐHBK HN đều choáng vì môn học Hình Họa

và vẽ kỹ thuật. Quả thực tôi cung đã từng bị như vậy.

Có cách nào học môn học này tốt không ?

Mỗi bạn sẽ có những kinh nhiệm học môn này riêng. Với tôi có một số ý

tưởng học môn Vẽ kỹ thuật như sau:

Môn này thực chất là vẽ mô hình (chi tiết) sau khi chiếu nó lên các mặt

phẳng hình chiếu (theo quy ước).

Các câu hỏi thường là: vẽ thêm 1 hình chiếu, vẽ hình phối cảnh, hoặc khó

nhất là vẽ tách (vẽ 3 hình chiếu của 1 chi tiết trong 1 cụm chi tiết)

Cách đầu tiên mà khỏi phải suy nghĩ là sử dụng phần mềm CAD (Solidworks,

Cimatron,...) để dựng hình 3D rồi kết xuất ra bản vẽ 2D (bạn có thể tham

khảohttp://www.bkmech.com.vn/cd.htm ). Tất nhiên cách này không dùng

để đi thi nhưng nó sẽ giúp bạn biết là bạn đã vẽ 2D đúng hay sai khi làm bài

tập vẽ kỹ thuật. Có thể coi nó là 1 ông thầy "dễ tính và luôn sẵn sàng" để

giúp bạn.

Cách thứ 2: luyện khả năng "vẽ tay"

3 điểm mấu chốt để có thể vẽ được các hình chiếu chi tiết là:

- Xác định tọa độ các đỉnh của chi tiết trên các hình chiếu. Kinh nghiệm hay

là chọn trước 1 vài điểm trên chi tiết làm điểm cơ sở còn các điểm khác được

xác định thông qua các điểm trên (khoảng cách tương đối).

- Xác định cách nối giữa các đỉnh trên. Thường thì chỉ có thẳng và tròn mà

thôi. Nếu là thẳng thì cứ yên tâm kẻ thẳng giữa 2 đỉnh là OK. Còn nếu đường

nối là cung tròn thì trên hình chiếu có thể vẫn là tròn (nếu chiếu thẳng góc)

hoặc hình ellipse (nếu chiếu nghiêng góc).

- Xác định nét khuất: cái này hơi khó trình bày. Thường để vẽ nét khuất trên

hình chiếu đứng thì phải nhìn hình chiếu bằng xem đường đó có nằm sau bề

mặt nào hay không và ngược lại.

Sau khi vẽ được, 1 điểm nữa cần quan tâm là "phải vẽ đúng". "Vẽ đúng" ở

đây có nghĩa là vẽ đúng theo quy ước của vẽ kỹ thuật và đầy đủ các kích

thước cần thiết kèm dung sai.

Một số quy ước cơ bản như: ren, cắt trích, không cắt trục và gân, vẽ ổ bi,....

Kích thước: thường ghi kích thước bao, kích thước lắp ghép, còn lại thì cần

chú ý kẻo ghi thừa.

Có 1 điểm nhỏ nữa hay mắc khi vẽ tách: các chi tiết bao giờ cũng được thiết

kế có tính công nghệ. Ví dụ: khoan rồi ren thì chiều dài phần có ren bao giờ

cũng phải ngắn hơn chiều sâu lỗ khoan, phần thoát đá mài khi mài trụ trong

và ngoài,....

Các bạn khác có ý kiến gì hay về cách học môn Vẽ Kỹ thuật không ?

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!