Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

kinh doanh xnk vinatex danang
PREMIUM
Số trang
64
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
897

kinh doanh xnk vinatex danang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thủy

PHẦN I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP CHỨNG TỪ

THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH

NGHIỆP THEO PHƯƠNG THỨC

TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.

A. KHÁI QUÁT CHỨNG TỪ THANH TOÁN.

1. Khái niệm chứng từ:

Chứng từ là những văn bản chính thức hoặc được coi là chính thức chứa đựng các chi

tiết, các thông tin cần thiết cho việc chứng minh thông báo các sự kiện hoặc cho việc lập những

giấy tờ, văn bản khác.

2. Hệ thống chứng từ:

2.1. Chứng từ hàng hoá:

Chứng từ hàng hóa là các loại chứng từ thể hiện những chi tiết riêng biệt về mặt: số

lượng, chất lượng, giá trị, bao bì,...của một lô hàng, nó có thể do người bán lập và/hoặc được

xác thực của một bên thứ 3.

2.2. Chứng từ xác minh bản chất hàng hoá:

Những chứng từ xác minh bản chất hàng hóa là những chứng từ do doanh nghiệp sản

xuất hàng hóa hoặc do một tổ chức quản lý chất lượng hàng hóa (như cơ quan kiểm nghiệm

phẩm chất hàng xuất khẩu, cơ quan giám định, cơ quản kiểm dịch...), hoặc do người bán cấp để

xác định về số lượng, trọng lượng, phẩm chất hoặc thuộc tính vô trùng của hàng hóa...

2.3. Chứng từ vận tải :

Chứng từ vận tải là những chứng từ do người chuyên chở, người bốc dỡ hoặc đại diện

của họ cấp. Trong đó người ta xác định tình trạng hàng hóa không phải với tư cách là đối tượng

mua bán, mà với tư cách là đối tượng chuyên chở và bốc dỡ đồng thời người ta chứng minh

hoặc xác định rõ trách nhiệm về hàng hóa, về việc bốc dỡ hay về việc chuyên chở trong quan hệ

giữa một bên là người chuyên chở, bốc dỡ với một bên là người chủ hàng (tức là người gửi

hàng) và người vận tải. Điều này nhằm xác nhận với người bán rằng mình đã nhận hàng để

chuyên chở và kể từ khi cung cấp chứng từ, thì người vận tải phải chịu mọi trách nhiệm về vận

chuyển hàng hóa.

SVTH:Nguyễn Châu Khánh Phương - Lớp 27K1.1 Trang 1

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thủy

2.4. Chứng từ kho hàng :

Chứng từ kho hàng là các giấy tờ do cơ sở kho hàng cung cấp cho người chủ hàng (nếu

hàng hóa phải lưu kho là của người chủ hàng trước khi hàng hóa được xuất

khẩu).

2.5. Chứng từ bảo hiểm:

Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp để xác nhận về việc hàng

hóa đã được bảo hiểm hoặc tình trạng tổn thất của hàng hóa đã được bảo hiểm. Như vậy, các

chứng từ bảo hiểm được lập với mục đích hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và các chứng từ

khác được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức BH với người được BH. Chứng từ BH thường

được sử dụng là đơn BH (do người mua BH ký) và giấy chứng nhận BH.

2.6. Chứng từ làm thủ tục hải quan:

Để góp phần tăng cường quản lý ngoại thương, nhà nước qui định một số

thủ tục hành chính - kinh tế buộc những đơn vị kinh doanh XNK phải thực hiện

khi họ muốn ký kết hợp đồng ngoại thương hoặc khi họ muốn chuyên chở hàng

hóa ra vào nước ta qua biên giới quốc gia. Trong số các thủ tục đó, các thủ tục có

ý nghĩa bắt buộc, có tính chất chặt chẽ nhất trong khi thực hiện hợp đồng mua bán

ngoại thương là: chế độ cấp giấy phép XNK hàng hóa, chế độ hải quan, chế độ

kiểm dịch.

Đáp ứng yêu cầu này, đơn vị kinh doanh XNK phải xin cấp giấy phép XNK hàng hóa.

Thực hiện thủ tục của chế độ hải quan, đơn vị kinh doanh phải lập và xuất trình cho hải quan,

khi giởi hàng hoặc nhận hàng ở cửa khẩu (ga biên giới, cảng, sân bay hoặc bưu điện), các chứng

từ, tờ khai hàng xuất khẩu (hoặc nhập khẩu). Thực hiện thủ tục chế độ kiểm dịch, khi gởi hoặc

nhận hàng ở cửa khẩu, hay ở ga đến, đơn vị kinh doanh phải xuất trình cho nhà chức trách

những chứng từ: giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật, giấy phép kiểm dịch thực vật (hoặc

động vật) nhập khẩu.

3. Khái niệm chứng từ thanh toán trong kinh doanh ngoại thương:

Chứng từ thanh toán trong ngoại thương là chứng từ người xuất khẩu lập ra để

được thanh toán. Chứng từ thanh toán gồm các chứng từ hàng hoá + Hối phiếu.

B. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C VÀ QUY ĐỊNH CHỨNG TỪ

THANH TOÁN TRONG XK.

I. Phương thức tín dụng chứng từ:

1. Khái niệm:

Theo UCP, phương thức tín dụng chứng từ là bất cứ một thoả thuận nào và

dù được mô tả như thế nào, mà theo đó một ngân hàng (Ngân hàng mở - The

SVTH:Nguyễn Châu Khánh Phương - Lớp 27K1.1 Trang 2

Ngân hàng thông báo

L/C (Advising bank)

Ngân hàng phát hành

L/C (Issuing bank)

Người xuất khẩu

(Beneficiary)

Người nhập khẩu

(Applicant)

(2)

(8) (5) (3) (1)

(4)

(9) (10)

(6)

(7)

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thủy

Issuing bank) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của một khách hàng (người yêu

cầu - The applicant for credit) tiến hành việc trả tiền cho một người thứ ba (Người

hưởng lợi - Benificiary) hoặc thay mặt chính mình:

+ Phải tiến hành việc trả tiền cho một người thứ ba (Người hưởng lợi -

Beneficiary) hoặc theo lệnh của người này, hoặc phải chấp nhận và trả tiền những

hối phiếu do người hưởng lợi ký phát, hoặc

+ Ủy nhiệm cho ngân hàng khác thực hiện việc trả tiền đó, hoặc chấp nhận

và trả tiền những hối phiếu đó, hoặc

+ Ủy nhiệm cho ngân hàng khác chiết khấu khi các chứng từ quy đinh được

xuất trình cho thấy các điều kiện của tín dụng được thực hiện đúng.

2. Khái quát qui trình nghiệp vụ:

2.1. Sơ đồ:

2.2. Giải thích sơ đồ:

(1) Người nhập khẩu làm đơn và làm các thủ tục cần thiết để yêu cầu ngân

hàng mở L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi.

(2) Ngân hàng mở sau khi kiểm tra đơn, kiểm tra thủ tục, căn cứ vào đơn tiến

hành mở L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất

khẩu thông báo và chuyển cho người xuất khẩu nội dung L/C.

(3) Khi nhận được L/C, ngân hàng sẽ thông báo và chuyển cho người XK

toàn bộ nội dung L/C đó.

SVTH:Nguyễn Châu Khánh Phương - Lớp 27K1.1 Trang 3

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thủy

(4) Người xuất khẩu sau khi kiểm tra kỹ nội dung của L/C, nếu cần thiết có

thể đề nghị người NK tiến hành thủ tục tu chỉnh L/C, cho đến khi chấp

nhận toàn bộ nội dung của L/C thì tiến hành giao hàng theo L/C đó.

(5) Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ

thanh toán theo yêu cầu của L/C xuất trình lên ngân hàng thông báo để

ngân hàng này chuyển chứng từ sang cho ngân hàng mở L/C.

(6) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở để ngân

hàng này kiểm tra chứng từ và thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với người

hưởng lợi trong L/C.

(7) Ngân hàng mở kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với

L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu (At sight L/C) hoặc chấp

nhận hối phiếu và trả tiền khi đáo hạn (Usance L/C). Nếu chứng từ

không phù hợp có thể từ chối không thanh toán.

(8) Ngân hàng thông báo chuyển tiền hoặc hối phiếu được

chấp nhận hoặc thông báo về tình trạng chứng từ cho người hưởng lợi.

(9) Ngân hàng mở chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho

người nhập khẩu yêu cầu người nhập khẩu thanh toán hoặc nhận nợ.

(10) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp

với L/C thì hoàn trả tiền cho ngân hàng mở, hoặc chấp nhận nợ và được

lấy chứng từ hàng hoá để nhận hàng. Nếu không phù hợp thì có quyền từ

chối trả tiền.

3. Qui định về chứng từ thanh toán:

3.1. Trong L/C:

Thư tín dụng là một văn bản do ngân hàng mở thiết lập theo yêu cầu của

người nhập khẩu (người xin mở L/C) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người

hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện

người này phải thực hiện đúng những điều khoản quy định trong L/C đó.

Thư tín dụng là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức tín dụng

chứng từ, không có L/C người xuất khẩu sẽ không giao hàng và như vậy phương

thức này không được hình thành.

Trong L/C, người nhập khẩu thông qua ngân hàng mở đưa ra những quy

định cụ thể về bộ chứng từ trên từng khía cạnh chẳng hạn như số loại chứng từ

phải xuất trình, số lượng chứng từ phải làm đối với từng loại (thông thường lập 3

SVTH:Nguyễn Châu Khánh Phương - Lớp 27K1.1 Trang 4

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thủy

bản), nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại, thời hạn muộn nhất phải

xuất trình các chứng từ, quy định cách thức trả tiền...Qua đó, người xuất khẩu phải

kiểm tra kỹ lưỡng từng quy định đó để tránh trường hợp sai sót dẫn đến không

được thanh toán.

3.2. Trong hợp đồng:

Hợp đồng được xem như lời cam kết hay một sự thoả thuận có tính pháp lý

giữa hai bên trong đó có các khoản mục qui định trách nhiệm và quyền lợi của các

bên. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, khi có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng

được xem như một văn bản có tính pháp lý cao góp phần vào việc giải quyết tranh

chấp giữa các bên. Hợp đồng trong xuất khẩu cũng qui định rõ hình thức thanh

toán và bộ chứng từ cần thiết mà người xuất khẩu phải xuất trình để được thanh

toán sau khi giao hàng.

3.3. Trong ISBP 681:

ISBP (International Standard Banking Practice for the examination of

documents under documentary credits - Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế

dùng để kiểm tra chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ). ISBP qui định

những qui tắc kiểm tra chứng từ thanh toán. Trong trường hợp tranh chấp về bộ

chứng từ xảy ra mà các qui định và khoản mục trong UCP600 không đủ căn cứ để

làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bên thì ISBP 681 là chìa khoá giúp ngân

hàng giải quyết tranh chấp đó.

3.4. Trong UCP 600:

UCP là bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất

nhập khẩu, vừa được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) hoàn tất. Trong đó quy

định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng

từ.

UCP 600 là bản sửa đổi lần thứ sáu của ICC. Điểm mới của UCP 600 lần này

là quy định cụ thể và chi tiết nghĩa vụ, trách nhiệm của các ngân hàng tham gia

thanh toán và trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy định chi tiết

các mức phí áp dụng chung trên toàn thế giới đối với từng loại giao dịch, giúp

hoạt động xuất nhập khẩu thuận tiện hơn; thời gian kiểm tra chứng từ chỉ mất 5

ngày làm việc thay vì 7 ngày như trước.

UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP

500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ

nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500. Trong đó các mục

SVTH:Nguyễn Châu Khánh Phương - Lớp 27K1.1 Trang 5

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thủy

từ .............qui định cụ thể và rõ ràng về chứng từ thanh toán trong UCP 600, làm

căn cứ giúp doanh nghiệp và ngân hàng giải quyết tranh chấp trong công tác thanh

toán bằng L/C.

II. QUI TRÌNH LẬP CHỨNG TỪ THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU

BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.

1. Lập hoá đơn thương mại:

1.1. Khái niệm:

Hóa đơn thương mại là chứng từ quan trọng nhất và cơ bản của của các

chứng từ hàng hóa cũng như trong khâu thanh toán. Hóa đơn thương mại do người

bán lập và xuất trình cho người mua sau khi đã gửi hàng. Đó là yêu cầu của người

bán đòi người mua phải trả tiền theo tổng số tiền hàng đã được ghi trên hóa đơn.

1.2. Tác dụng của hoá đơn thương mại:

1.2.1. Đối với người bán:

Hóa đơn thương mại là chứng từ xác nhận số lượng, trị giá hàng hoá dịch

vụ mà người bán cung cấp cho người mua, nó là cơ sở để người bán lập chứng từ

tài chính (hối phiếu, lệnh nhờ thu...) để đòi tiền người mua.

1.2.2. Đối với người mua:

Hoá đơn thương mại là cơ sở để người mua kiểm tra việc giao hàng của

người bán có phù hợp với quy định trong hợp đồng, kiểm tra số tiền ghi trên hối

phiếu có phù hợp với trị giá hàng hoá hay không. Đồng thời người mua cũng dựa

vào số lượng và trị giá ghi trên hoá đơn để làm cơ sở khai báo với hải quan, tính

thuế xuất - nhập khẩu và đồng thời cung cấp những thông tin chi tiết hàng hoá cần

thiết cho việc thống kê, đối chiếu theo dõi việc thực hiện hợp đồng. Đối với các tổ

chức tài chính, trong quan hệ tín dụng, hoá đơn thương mại cùng với chứng từ vận

tải được sử dụng để cầm cố khi vay vốn. Hoá đơn thương mại là chứng từ quan

trọng, là trọng tâm của bộ chứng từ thanh toán và là chứng từ không thể thiếu

được trong bộ chứng từ. Đa số các chứng từ khác được thành lập dựa vào hoá đơn

thương mại.

1.2.3. Đối với cơ quan hữu quan:

Cơ quan Hải quan sử dụng hoá đơn thương mại để kiểm tra đối chiếu giữa

số lượng hàng thực tế và hợp đồng để áp dụng thuế suất và tính thuế xuất - nhập

khẩu.

SVTH:Nguyễn Châu Khánh Phương - Lớp 27K1.1 Trang 6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!