Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiêng kị trong những ngày tết của người việt ở quảng nam.
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
897.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1558

Kiêng kị trong những ngày tết của người việt ở quảng nam.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ỌC N N

ỌC SƢ P M

K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC

Kiêng kị trong những ngày Tết của ngƣời Việt ở

Quảng Nam

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ngọc Phƣợng

Ngƣời hƣớng dẫn : Lƣu Trang

à Nẵng, tháng 5/ 2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tính từ mốc thời gian 1306, khi cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân công chúa và

vua Chiêm Thành Chế Mân với sính lễ là hai châu Ô và châu Lý thì khu vực Quảng

Nam – Đà Nẵng đã thuộc về Đại Việt ngót 7 thế kỉ. Nhưng phải đợi đến năm 1471,

khi bước chân “Bình Chiêm” của bậc minh quân Lê Thánh Tông đặt lên Hải Vân

Quan, phóng tầm mắt về một dải sơn hà rộng lớn ở phương Nam, lập ra đạo thừa

tuyên thứ 13 thì khu vực này mới chính thức trở thành một phần không thể tách rời

của lãnh thổ Việt Nam.

Tiến trình lịch sử phát triển liên tục, nền văn hóa có sự giao thoa, tiếp biến sâu

sắc giữa Việt - Chăm đã tạo cho vùng đất nơi trung độ đất nước, một hải cảng có vị

trí chiến lược quan trọng như Đà Nẵng cùng với vùng đất rộng lớn với đa phần là

đồi núi như Quảng Nam là một, mãi đến ngày 6 tháng 11 năm 1996, khi Quảng

Nam được tách ra khỏi tỉnh lị Quảng Đà - những nét văn hóa độc đáo, vừa có sự kế

thừa truyền thống văn hóa người Việt vừa không ngần ngại dung nạp, biến đổi các

yếu tố văn hóa bản địa. Và nét văn hóa của người Việt tại vùng đất này thể hiện rất

nhiều qua các dịp Tết mang những bản sắc chung của đất nước cũng như những tục

lệ riêng của từng khu vực.

Như một kết quả tất yếu của sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế - xã hội,

những nét truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc đang dần dần bị mai một. Tuy

vậy, các ngày Tết - được xem như một phần văn hóa của dân tộc thì vẫn giữ được

những nét đặc trưng của nó từ xưa đến nay. Nhưng ngày nay rất ít người (đặc biệt

là giới trẻ) không hiểu rõ được hết các tục lệ cũng như kiêng kị của những ngày Tết

của dân tộc mình. Là sinh viên năm cuối của khoa lịch sử, ngành văn hóa – du lịch

của trường đại học Sư phạm, cũng là người con của vùng đất Quảng Nam, đã được

học và nghiên cứu văn hóa Việt qua các học phần: “Cơ sở văn hóa Việt Nam”,

“Phong tục tập quán Việt Nam”, “Ẩm thực Việt”… em mong muốn được tìm hiểu

rõ hơn về những phong tục, tập quán và nhất là những kiêng kị trong các ngày Tết

của người Việt tại Quảng Nam.

3

Thực hiện đề tài này, với mong muốn và hi vọng đem lại một cái nhìn cụ thể,

chân thực và khoa học về những kiêng kị trong Tết của người Việt tại Quảng Nam,

đồng thời có những hiểu biết sâu sắc hơn về tục lệ truyền thống của dân tộc ta nói

chung và của người Việt ở Quảng Nam nói riêng để từ đó đề xuất các biện pháp

nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị tích cực của nó. Trong quá trình nghiên cứu

tìm hiểu cũng giúp bản thân em hiểu rõ hơn về các tục lệ, những kiêng kị trong

ngày Tết mà trước đây em chỉ được nghe chỉ dạy từ những bậc người lớn mà vẫn

chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của chúng. Từ đó em đã mạnh dạn chọn đề tài

“Kiêng kị trong những ngày Tết của người Việt ở Quảng Nam” làm đề tài cho

khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tết là một trong những ngày hội văn hóa đặc thù của cộng đồng các dân tộc

Việt Nam, nổi bật là người Việt. Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở, mùa của

những lộc non hé lá, và cũng là mùa của lễ hội. Cũng chính vì vậy mà mùa xuân là

mùa tập trung phần lớn các Tết trong năm. Tuy nhiên các ngày Tết của người Việt

còn dàn trải trong cả năm với các quy mô lớn nhỏ khác nhau. Ở Quảng Nam, các

dịp Tết được tổ chức dựa theo các dịp Tết của cộng đồng người Việt trên khắp đất

nước. Ngoài ra, còn có các ngày Tết đặc trưng theo từng vùng miền bởi trong nội

địa Quảng Nam còn phân ra vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển, mà mỗi

nơi lại có những đặc trưng riêng trong nét tổ chức và trong cả những kiêng kị.

Những kiêng kị trong dịp Tết còn trở thành một trong những cư xử, hoạt động

thường diễn ra không thể thiếu nhằm tránh đi sự xui xẻo, tìm kiếm sự may mắn khi

bắt đầu một năm mới hay đại loại làm một công việc gì đó chẳng hạn như buôn bán,

xây dựng, sản xuất, ra khơi, xuất hành, học hành thi cử… để tạo nên những kết quả,

những sự thành công như mong muốn… Như vậy, đối với người Việt trong cả nước

nói chung và người Việt ở Quảng Nam nói riêng, việc kiêng kị trong những ngày

Tết không phải là tín ngưỡng mà là một tập tục truyền thống, một trong những quan

niệm cơ bản đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người và mỗi gia đình qua nhiều thế hệ và

vẫn còn giữ mãi cho đến ngày nay và mai sau.

4

Đã có rất nhiều cuốn sách, tác phẩm, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu

của các học giả, nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề này như:

Ngay từ thời phong kiến, vào thế kỉ thứ XIV, trong tác phẩm viết bằng chữ

Hán của ông Trịnh Hoài Đức là “Gia Định thành thông chí” đã có phần nói về

phong tục và miêu tả khá tỉ mỉ về tục đón Tết Nguyên Đán, những kiêng kị của

người dân Gia Định nói riêng và người Nam Bộ (lúc bấy giờ) nói chung.

Ngày nay, tại ngành Bảo tàng học, trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân

văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, khi nghiên cứu về những kiêng kị trong dịp Tết

Nguyên Đán, Phó giáo sư – Tiến sĩ Lê Trường Phát – nhà nghiên cứu văn hóa dân

gian cho biết: “Xông nhà ngày Tết là việc hết sức trọng đại vì thế hầu như nhà nào

cũng kiêng kị rất cẩn thận. Bởi nếu không điều xấu sẽ vận vào bản thân mình, gia

đình mình”. Bên cạnh đó, Phó giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo – chủ tịch hội Văn

nghệ dân gian Việt Nam cũng giải thích về câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua

vôi” và việc kiêng quét nhà trong ngày Tết cổ truyền.

Bên cạnh đó, trong cuốn “Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình”

cũng đã tìm hiểu về những nét văn hóa cổ truyền đặc trưng của người Việt Nam qua

2 hướng khác nhau như sau: “Nghiên cứu văn hóa thông qua nếp sinh hoạt của gia

đình người Việt” và “Tìm hiểu diện mạo thông qua những dịp Tết, hội hè”. Từ đó

đã có bức tranh tổng quát về các dịp Tết của người Việt.

Tác giả Ngô Bạch trong cuốn “Nghi lễ dân gian và những điều kiêng kị” đã

giới thiệu về các phong tục truyền thống trong ngày lễ Tết cổ truyền. Bên cạnh đó,

sách đã đề cập đến những vấn đề kiêng kị trong quan niệm của người Việt xưa một

cách chi tiết và cụ thể.

Võ Văn Hòe trong “Tết xứ Quảng” đã giới thiệu Tết cổ truyền xứ Quảng, các

khâu chuẩn bị Tết, chợ Tết, bánh trái ngày Tết. Mặt khác tác giả cũng đã đề cập đến

các lễ và tục trong những ngày Tết. Đặc biệt còn giới thiệu phong tục ngày Tết của

các dân tộc miền núi Quảng Nam. Dù vậy, những nội dung cụ thể còn hạn chế, chưa

đi sâu khai thác các giá trị, ý nghĩa của những kiêng kị trong Tết của người Việt. Sự

phân hóa vùng miền với những đặc trưng trong những kiêng kị vẫn chưa được đề

cập.

5

Trong cuốn “100 điều nên biết về phong tục Việt Nam” cũng đã nói và giải

thích tại sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong 3 ngày Tết. Ngoài ra sách cũng đề cập

đến những phong tục trong các ngày Tết như chúc tết, hái lộc, múa lân, xông nhà…

Ngoài ra, các bài nghiên cứu khoa học, luận văn của các anh chị đi trước cũng

từng đề cập, ví dụ như trong “Tuyển tập báo cáo: Hội sinh viên nghiên cứu khoa

học lần thứ 6” đã có đề tài “Phân tích, so sánh nguyên nhân của những điều kiêng

kị trong các ngày lễ của Pháp và Việt Nam” của sinh viên Đỗ Thị Thủy và Đặng

Thị Thu Thảo, lớp 04CNP03, trường đại học Ngoại ngữ. Trong bài đã nêu rõ

nguyên nhân, nguồn gốc và quan niệm của những kiêng kị trong các ngày Tết ở

Việt Nam, từ đó so sánh với những kiêng kị trong các dịp lễ của Pháp.

Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, em đã

cố gắng sưu tầm, tập hợp lại và mô tả một cách đầy đủ, khoa học; góp phần tích cực

vào sự phát triển của đề tài của mình. Tuy nhiên, từ trước đến nay, các tác phẩm đề

cập sâu sắc, chi tiết và đầy đủ về những kiêng kị trong Tết của người Việt ở Quảng

Nam vẫn chưa có hoặc còn hạn chế nên việc nghiên cứu sẽ không tránh phải một số

sai sót.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Kiêng kị trong những ngày Tết của người Việt tại Quảng

Nam” nhằm hiểu rõ hơn về những truyền thống văn hóa của người dân Việt, mà cụ

thể đối tượng ở đây là người dân Việt xứ Quảng.

So sánh sự khác biệt và nét tương đồng giữa những kiêng kị trong Tết của các

vùng miền, từ đó rút ra được những nét đặc sắc, những tích cực, hạn chế và tác

động của các phong tục, truyền thống đó đối với người dân Việt xứ Quảng.

Qua việc nghiên cứu để làm rõ thêm những biến đổi trong những kiêng kị

ngày Tết trong phạm vi không gian và thời gian.

Ngoài ra đề tài còn nhằm mục đích giúp người dân xứ Quảng hiểu thêm về

những phong tục, truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Từ đó có những

nhận thức đúng đắn trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những truyền thống đặc

sắc này.

6

4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính mà đề tài hướng đến là những nét kiêng kị của người Việt

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong các ngày Tết. Mặc dù nguồn tư liệu tương đối

hạn chế, nhưng trong phạm vi đề tài này em sẽ cố gắng tìm hiểu và trình bày một

cách toàn diện, hệ thống về những nét kiêng kị bao gồm: nguồn gốc, quan niệm,

biểu hiện của chúng thông qua những quan niệm, hình thức, nguyên tắc thực hiện

và các vấn đề liên quan. Từ đó rút ra được nhận xét và làm nổi bật nét riêng biệt của

những kiêng kị chỉ có riêng trong dịp Tết của người Việt ở Quảng Nam.

b. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian:

Các ngày Tết thì có mặt khắp mọi nơi trên đất nước ta với những không khí,

nét đẹp gần như đi suốt chặng đường lịch sử của dân tộc, cho đến bây giờ vẫn giữ

được gần như là nguyên vẹn, mặc dù mỗi vùng có một nét văn hóa riêng song

những quan niệm về Tết ở mỗi miền trên đất nước ta đều mang nhiều nét tương

đồng, kể cả những kiêng kị trong những ngày nghĩ ngơi và vui chơi ấy. Trong đề tài

này, em tập trung nghiên cứu những kiêng kị trong các ngày Tết từ khi người Việt

xuất hiện ở vùng đất Quảng Nam này.

- Phạm vi không gian:

Tập trung đi sâu nghiên cứu những kiêng kị của người Việt trong ngày lễ Tết

trên phạm vi khảo sát là thành phố trực thuộc tỉnh, các huyện miền núi, huyện ven

biển ở tỉnh Quảng Nam.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

a. Nguồn tư liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, em khai thác tư liệu từ nhiều nguồn

khác nhau. Trên cơ sở những tài liệu đã tham khảo, em chia chúng thành các nguồn

tư liệu sau:

- Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp hệ thống kiến

thức cơ bản làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho đề tài.

7

+ Tài liệu cung cấp một cách tổng quát nhất về khái niệm, đặc điểm, nguồn

gốc… của những kiêng kị ở Việt Nam như: “Nghi lễ dân gian và những điều kiêng

kị” của Ngô Bạch (Nxb Thời đai); 100 điều cần biết về tín ngưỡng, phong tục Việt

Nam của Trương Thìn (Nxb Hà Nội); Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam (Quyển

Thượng) của Toan Ánh (Nxb Trẻ)…

+ Điều kiện tự nhiên và cư dân Quảng Nam, một trong những yếu tố, điều

kiện tác động đến những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt ở Quảng Nam

được cung cấp khá đầy đủ, chi tiết trong: “Tổng tập văn nghệ dân gian xứ Quảng”;

“Tập tục xứ Quảng theo một vòng đời” của Võ Văn Hòe (Nxb Đại học quốc gia Hà

Nội); “Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng” của Thạch Phương, Trần Đình An chủ biên

năm 2010 (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội)…

+ Những kiêng kị trong các dịp Tết của người Việt ở Quảng Nam trong một số

sách như: “Tết xứ Quảng” của Võ Văn Hòe (Nxb Đà Nẵng), “Văn hóa xứ Quảng –

một góc nhìn” của các tác giả Nguyễn Văn Hèo, Hồ Tấn Tuấn, Lưu Anh Rô (Nxb

Lao động)…

Ngoài ra, các luận văn tốt nghiệp, các công trình nghiên cứu khoa học của

khóa trước, các bài viết trên các website tạo nền tảng, định hướng cho việc hình

thành cấu trúc đề tài, phương pháp trình bày đề tài.

- Tài liệu thực địa: Là nguồn tư liệu sẽ thu thập được trong các chuyến đi thực

tế ở địa phương.

b. Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài em sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tư liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, em sử dụng các phương pháp lôgic và

lịch sử để xem xét các sự vật, hiện tượng, kết hợp với các phương pháp khác như

thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp. Vận dụng các phương pháp đó, trong quá trình

nghiên cứu em thực hiện đề tài qua các bước sau:

+ Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội dung

nghiên cứu của đề tài. Em đã sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ tại các

8

thư viện ở Đà Nẵng… Ngoài ra, em còn tìm kiếm tư liệu thông qua bạn bè, thầy cô,

giáo viên hướng dẫn…

+ Thứ hai: Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu, em tiến hành phân tích, thống kê

các nguồn tư liệu để tìm ra được tính toàn vẹn, phát hiện ra các mối quan hệ giữa

các vấn đề liên quan từ đó rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến nội dung

của đề tài.

- Phương pháp so sánh đối chiếu

Để rút ra được những đặc điểm nổi bật của những kiêng kị của người Việt ở

Đà Nẵng – Quảng Nam, em đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu về nguồn

gốc, truyền thuyết, cơ sở quan niệm và vấn đề liên quan giữa các vùng miền.

- Phương pháp thực địa

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên, em tiến hành nghiên

cứu thực địa, khảo sát thực tế. Thuận lợi lớn nhất là trong quá trình lớn lên và học

tập tại hai vùng đất này em đã phần nào hiểu được những nét văn hóa ấy từ trước.

Ngoài ra em còn thu thập các thông tin từ những người làm trong công tác nghiên

cứu, bảo tồn tín ngưỡng văn hóa ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Đây là phương pháp

dùng để kiểm tra – đối chứng sự chính xác của các thông tin tránh được sự chủ quan

áp đặt. Qua đó, tìm được những thông tin chính xác, đầy đủ phục vụ cho việc

nghiên cứu đề tài.

6. óng góp của đề tài

Thông qua việc nghiên cứu về những kiêng kị trong lễ tết của người Quảng

Nam, em hi vọng sẽ giúp mọi người có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về lễ tết nói

chung và những kiêng kị trong lễ tết của người Quảng Nam nói riêng.

Không những thế, nghiên cứu còn làm rõ nhiều vấn đề kiêng kị trong lễ tết của

người dân xứ Quảng trước đây, bên cạnh đó còn phát hiện nhiều nét mới cũng như

làm nổi bật những giá trị văn hóa truyền thống trong lễ tết của người Việt.

Qua đó, việc nghiên cứu mong rằng với những kết quả đạt được sẽ có đóng

góp nhất định giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc, đúng đắn hơn về những giá trị

văn hóa của lễ tết, nhất là những điều kiêng kị đồng thời góp phần nâng cao nhận

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!