Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của từ ngữ kiêng kị trong tiếng Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------
BÙI THỊ NGỌC ANH
ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ HỌC
XÃ HỘI CỦA TỪ NGỮ KIÊNG KỊ
TRONG TIẾNG VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI 2014
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------
BÙI THỊ NGỌC ANH
ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ HỌC
XÃ HỘI CỦA TỪ NGỮ KIÊNG KỊ
TRONG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Lý luận Ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Thị Thanh Bình
2. TS. Bùi Thị Minh Yến
HÀ NỘI 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào.
Bùi Thị Ngọc Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................18
1.1. DẪN NHẬP ..................................................................................................18
1.2. QUAN NIỆM VỀ TỪ NGỮ KIÊNG KỊ........................................................19
1.2.1. Quan điểm của các tác giả ngoài nƣớc về từ ngữ kiêng kị...................19
1.2.2. Quan điểm của các tác giả trong nƣớc về từ ngữ kiêng kị...................25
1.2.3. Quan niệm của luận án về từ ngữ kiêng kị ...........................................27
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI LIÊN QUAN
CÁCH TIẾP CẬN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...............................................................28
1.3.1. Vài nét thông tin chung về ngôn ngữ học xã hội ...................................28
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội .............................30
1.3.3. Biến ngôn ngữ và biến xã hội ................................................................32
1.4. NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM THEO
HƢỚNG NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI......................................................................... 35
1.4.1. Về mục tiêu phát triển khả năng diễn đạt hiệu quả của trẻ .........36
1.4.2. Về vai trò của ngôn ngữ dùng để nói với trẻ em ............................ 38
1.4.3. Về vai trò phản hồi của những ngƣời chăm sóc trẻ em .................39
1.5. TIỂU KẾT.....................................................................................................40
CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ Ở
HOÀI THỊ...........................................................................................................42
2.1. DẪN NHẬP ..................................................................................................42
2.2. SỐ LƢỢNG, TẦN SỐ XUẤT HIỆN VÀ PHÂN LOẠI TỪ NGỮ KIÊNG
KỊ Ở HOÀI THỊ...................................................................................................44
2.2.1. Số lƣợng từ ngữ kiêng kị đƣợc sử dụng .................................................44
2.2.2. Tần số xuất hiện từ ngữ kiêng kị ............................................................46
2.2.3. Phân loại từ ngữ kiêng kị.........................................................................48
2.3. SỰ PHỔ BIẾN CỦA TỪ NGỮ KIÊNG KỊ ................................................50
2.3.1. Từ ngữ kiêng kị xuất hiện trong ngôn từ của ngƣời nói thuộc các thế
hệ, lứa tuổi, giới tính khác nhau .......................................................................51
2.3.2. Từ ngữ kiêng kị xuất hiện trong giao tiếp ở mọi gia đình ...................53
2.4. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ Ở HOÀI THỊ......................57
2.4.1. Biểu thị sự tức giận...................................................................................58
2.4.2. Phủ nhận, bác bỏ......................................................................................62
2.4.3. Xúc phạm đối phƣơng .............................................................................64
2.4.4. Mắng yêu...................................................................................................65
2.4.5. Gây cƣời ....................................................................................................66
2.4.6. Gây sự chú ý..............................................................................................69
2.4.7. Thể hiện sức mạnh ...................................................................................70
2.5. TIỂU KẾT.....................................................................................................71
CHƢƠNG 3: ẢNH HƢỞNG CỦA TUỔI VÀ GIỚI ĐẾN SỰ SỬ DỤNG TỪ
NGỮ KIÊNG KỊ.................................................................................................74
3.1. DẪN NHẬP ..................................................................................................74
3.2. TUỔI VÀ SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ..........................................76
3.2.1. Tuổi và số lƣợng từ ngữ kiêng kị đƣợc sử dụng....................................76
3.2.2. Tuổi và tần số xuất hiện từ ngữ kiêng kị................................................80
3.2.3. Sự sử dụng TNKK khi ngƣời lớn nói với bé lớn và ngƣời lớn nói với bé
nhỏ........................................................................................................................82
3.2.4. Phản ứng của ngƣời lớn khi nghe bé lớn và bé nhỏ sử dụng TNKK ..86
3.3. GIỚI VÀ SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ........................................93
3.3.1. Giới và số lƣợng từ ngữ kiêng kị đƣợc sử dụng.................................94
3.3.2. Giới và tần số xuất hiện từ ngữ kiêng kị ...........................................100
3.3.3. Sự sử dụng TNKK khi ngƣời lớn nói với bé trai và ngƣời lớn nói
với bé gái....................................................................................................................... 102
3.3.4. Phản ứng của ngƣời lớn khi bé trai sử dụng TNKK và bé gái sử dụng
TNKK................................................................................................................104
3.4. TIỂU KẾT...................................................................................................108
CHƢƠNG 4: ẢNH HƢỞNG CỦA TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP ĐẾN SỰ SỬ
DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ...........................................................................110
4.1. DẪN NHẬP ................................................................................................110
4.2. MIÊU TẢ CHUNG VỀ SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ TRONG CÁC
TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP ..............................................................................111
4.3. SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ TRONG TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
CÙNG GIỚI VÀ LẪN GIỚI..............................................................................115
4.3.1. Sự xuất hiện của TNKK trong tình huống giao tiếp cùng giới và lẫn
giới......................................................................................................................115
4.3.2. Mức độ tăng cấp của các TNKK trong tình huống giao tiếp trẻ chơi
trong nhóm cùng giới và trẻ chơi trong nhóm lẫn giới.................................120
4.4. SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ TRONG TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
TRANG TRỌNG VÀ PHI TRANG TRỌNG ...................................................123
4.4.1. Sự xuất hiện của TNKK trong tình huống giao tiếp trang trọng và phi
trang trọng ........................................................................................................123
4.4.2. Mức độ tăng cấp của các TNKK trong tình huống giao tiếp trang
trọng và phi trang trọng ..................................................................................134
4.5. SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ KIÊNG KỊ TRONG TÌNH HUỐNG GIAO
TIẾP CÓ SỰ THAY ĐỔI QUAN HỆ VỊ THẾ GIỮA NGƢỜI NÓI VÀ
NGƢỜI NGHE.............................................................................................136
4.5.1. Sự xuất hiện của TNKK trong tình huống giao tiếp có sự thay đổi
quan hệ vị thế giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.................................................137
4.5.2. Mức độ tăng cấp của các TNKK trong tình huống giao tiếp có sự thay
đổi quan hệ vị thế giữa ngƣời nói và ngƣời nghe ..........................................143
4.6. TIỂU KẾT ..................................................................................................144
KẾT LUẬN........................................................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Số lƣợng TNKK đƣợc trẻ em và ngƣời lớn sử dụng ở Hoài Thị
Bảng 2.2. TNKK xuất hiện nhiều nhất trong giao tiếp của ngƣời dân Hoài Thị
Bảng 2.3. TNKK xuất hiện ít nhất trong giao tiếp của ngƣời dân Hoài Thị
Bảng 2.4. Tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm của các nhóm TNKK
Bảng 2.5. Mức độ sử dụng TNKK trong từng hộ gia đình
Bảng 2.6. Mục đích sử dụng TNKK của ngƣời dân Hoài Thị
Bảng 3.1. TNKK ở Hoài Thị thƣờng đƣợc ngƣời lớn và các bé nhỏ bé lớn sử dụng
Bảng 3.2. Mục đích sử dụng TNKK của bé nhỏ và bé lớn ở Hoài Thị
Bảng 3.3. Tuổi của trẻ em và tỉ lệ sử dụng TNKK
Bảng 3.4. Tuổi của ngƣời nói và xu hƣớng sử dụng TNKK
Bảng 3.5. Ngƣời lớn sử dụng TNKK với bé lớn và bé nhỏ
Bảng 3.6. Tỉ lệ TNKK của trẻ em Hoài Thị nói với ngƣời lớn và trẻ em
Bảng 3.7. Phản ứng của ngƣời lớn khi nghe bé lớn và bé nhỏ sử dụng TNKK
Bảng 3.8. TNKK ở Hoài Thị thƣờng đƣợc các bé trai và bé gái sử dụng
Bảng 3.9. Mục đích sử dụng TNKK của bé trai và bé gái ở Hoài Thị
Bảng 3.10. Giới của ngƣời lớn và TNKK trong sử dụng
Bảng 3.11. Giới của trẻ em và tỉ lệ sử dụng TNKK
Bảng 3.12. Tỉ lệ sử dụng TNKK của ngƣời lớn với bé trai và bé gái
Bảng 3.13. Phản ứng của ngƣời lớn khi nghe bé trai và bé gái sử dụng TNKK
Bảng 4.1. Tần số các TNKK xuất hiện trong các tình huống giao tiếp (theo tỉ lệ)
Bảng 4.2. Sự xuất hiện của các nhóm TNKK trong các tình huống giao tiếp
Bảng 4.3. Tỉ lệ sử dụng TNKK trong tình huống giao tiếp trẻ chơi trong nhóm
cùng giới - lẫn giới và các tình huống giao tiếp còn lại
Bảng 4.4. Tỉ lệ xuất hiện TNKK trong tình huống giao tiếp trẻ chơi trong nhóm
cùng giới và lẫn giới
Bảng 4.5. Mức độ tăng cấp của TNKK xuất hiện trong tình huống giao tiếp trẻ
chơi trong nhóm cùng giới và lẫn giới
Bảng 4.6. TNKK của trẻ em xuất hiện trong tình huống giao tiếp trang trọng và
phi trang trọng
Bảng 4.7. TNKK của ngƣời lớn xuất hiện trong tình huống giao tiếp trang trọng
và phi trang trọng
Bảng 4.8. Tuổi của ngƣời nói và xu hƣớng sử dụng TNKK trong tình huống
giao tiếp trang trọng
Bảng 4.9. Mức độ tăng cấp của TNKK xuất hiện trong tình huống giao tiếp
trang trọng và phi trang trọng
Bảng 4.10. Trẻ em sử dụng TNKK với ngƣời trên, ngƣời ngang hàng và ngƣời dƣới
Bảng 4.11. Ngƣời lớn sử dụng TNKK với ngƣời trên, ngƣời ngang hàng và
ngƣời dƣới
Bảng 4.12. TNKK của trẻ em Hoài Thị khi nói với ngƣời trên, ngƣời ngang
hàng và ngƣời dƣới
Biểu đồ 2.1. Số lƣợng TNKK đƣợc trẻ em và ngƣời lớn sử dụng ở Hoài Thị
Biểu đồ 2.2. TNKK xuất hiện nhiều nhất trong giao tiếp của ngƣời dân Hoài Thị
Biểu đồ 2.3. TNKK xuất hiện ít nhất trong giao tiếp của ngƣời dân Hoài Thị
Biểu đồ 2.4. Tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm của các nhóm TNKK
Biểu đồ 2.5. Mức độ sử dụng TNKK trong từng hộ gia đình
Biểu đổ 2.6. Mục đích sử dụng TNKK của ngƣời dân Hoài Thị
Biểu đồ 3.1. Tuổi của trẻ em và tỉ lệ sử dụng TNKK
Biểu đồ 3.2. Tuổi của ngƣời nói và xu hƣớng sử dụng TNKK
Biểu đồ 3.3. Ngƣời lớn sử dụng TNKK với bé lớn và bé nhỏ
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ TNKK của trẻ em Hoài Thị nói với ngƣời lớn và trẻ em
Biểu đồ 3.5. Phản ứng của ngƣời lớn khi nghe bé lớn và bé nhỏ sử dụng TNKK
Biểu đồ 3.6. Giới của trẻ em và tỉ lệ sử dụng TNKK
Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ sử dụng TNKK của ngƣời lớn với bé trai và bé gái
Biểu đồ 3.8. Phản ứng của ngƣời lớn khi nghe bé trai và bé gái sử dụng TNKK
Biểu đồ 4.1. Tần số các TNKK xuất hiện trong các tình huống giao tiếp (theo tỉ lệ)
Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ TNKK xuất hiện trong tình huống giao tiếp trẻ chơi trong
nhóm cùng giới - lẫn giới và các tình huống giao tiếp còn lại
Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ xuất hiện TNKK trong tình huống giao tiếp trẻ chơi trong
nhóm cùng giới và lẫn giới
Biểu đồ 4.4. TNKK của trẻ em xuất hiện trong tình huống giao tiếp trang trọng
và phi trang trọng
Biểu đồ 4.5. TNKK của ngƣời lớn xuất hiện trong tình huống giao tiếp trang
trọng và phi trang trọng
Biểu đồ 4.6.Tuổi của ngƣời nói và xu hƣớng sử dụng TNKK trong tình huống
giao tiếp trang trọng
Biểu đồ 4.7. Trẻ em sử dụng TNKK với ngƣời trên, ngƣời ngang hàng và ngƣời dƣới
Biểu đồ 4.8. Ngƣời lớn sử dụng TNKK với ngƣời trên, ngƣời ngang hàng và
ngƣời dƣới
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VÀ CÁC QUY ƢỚC TRONG LUẬN ÁN
1. Các chữ viết tắt
TNKK: Từ ngữ kiêng kị
LA: Luận án
ĐTV: Điều tra viên
2. Các quy ƣớc
Ví dụ:
(trai, 5t): bé trai, 5 tuổi
(gái, 5t): bé gái, 5 tuổi
(lớn, 10t): bé lớn, 10 tuổi
(nhỏ, 5t): bé nhỏ, 5 tuổi
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Giống nhƣ trong nhiều ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt có một lớp từ ngữ
thƣờng bị coi là những từ ngữ không nên dùng, cần kiêng tránh bởi chúng là
những từ ngữ gây phản cảm cho ngƣời khác. Lớp từ ngữ này thƣờng diễn tả hoặc
tạo ra sự liên tƣởng đến những quan niệm, những đề tài, những sự vật, sự việc bị
coi là cấm kị trong văn hóa cộng đồng, ví dụ nhƣ tôn giáo, tâm linh, tình dục.
Những ngƣời sử dụng loại từ ngữ này thƣờng bị đánh giá là vô học, thiếu văn
hóa, mất lịch sự, thô lỗ, cộc cằn v.v…, trẻ em thƣờng bị trách phạt, bị cấm dùng
những từ ngữ đó, vì vậy chúng đƣợc dạy bằng cách dùng uyển ngữ để thay thế
cho những từ ngữ kiêng kị (TNKK) nói trên.
Tuy nhiên, mặc dù bị cấm đoán và bị đánh giá thấp, TNKK vẫn tồn tại từ
thời này qua thời khác trong vốn từ vựng tiếng Việt, nhất là trong giao tiếp ngôn
ngữ của thanh thiếu niên trên các mạng xã hội hiện nay. Để có thể có thái độ ứng
xử thỏa đáng trƣớc hiện tƣợng này cần có sự chung tay góp sức của các chuyên
ngành khác nhau, trong đó có ngôn ngữ học. Luận án (LA) này là một đóng góp
vào sự nghiệp chung đó.
1.2. TNKK là một lớp từ bị đánh giá thấp và quan điểm thƣờng thấy đối với
chúng đơn giản là cấm sử dụng hoặc cần thiết lắm thì tránh sử dụng bằng cách
dùng uyển ngữ thay thế. Vì vậy, TNKK chƣa thực sự thu hút đƣợc sự quan tâm
của các nhà Việt ngữ học. Các công trình đã có thƣờng đi theo hƣớng mô tả/phân
loại TNKK và dùng uyển ngữ thay thế, nhƣng mô tả TNKK và các cách tránh sử
dụng chúng không giải thích đƣợc bản chất, sự tồn tại và phát triển của lớp từ
này. Ví dụ, không thể giải thích đƣợc tại sao những từ nhƣ “con đĩ” lại là TNKK,
không nên sử dụng trong khi có hẳn một xuất bản phẩm với tên “Xin lỗi em chỉ
là con đĩ”. Thực ra, cũng giống nhƣ mọi hiện tƣợng xã hội khác, để tồn tại,
2
TNKK cũng phải có chức năng xã hội của nó nên chúng ta chỉ có thể đánh giá
đƣợc những từ ngữ nhƣ trên có thô thiển, mất lịch sự hay không thông qua việc
tìm hiểu chức năng xã hội của nó, tức là nghiên cứu chúng trong mối tƣơng liên
chặt chẽ với hoàn cảnh giao tiếp mà chúng xuất hiện. Nghiên cứu TNKK trong
hoàn cảnh giao tiếp cũng chính là cách tiếp cận TNKK từ góc độ ngôn ngữ học
xã hội, đó cũng chính là hƣớng tiếp cận của LA.
1.3. Hiện nay trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về TNKK, tuy
nhiên ở Việt Nam lại chƣa có một đề tài, một LA nào nghiên cứu về đặc trƣng
ngôn ngữ học xã hội, tức là ảnh hƣởng của các yếu tố xã hội nhƣ tuổi tác, giới
tính, giai tầng v.v… đến sự sử dụng TNKK trong tiếng Việt. Vì vậy, chúng tôi
chọn “Đặc trƣng ngôn ngữ học xã hội của từ ngữ kiêng kị trong tiếng Việt”, trên
cứ liệu giao tiếp ngôn ngữ ở Hoài Thị giai đoạn 2001 - 2002 - làm đề tài cho LA.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ KIÊNG KỊ
Với các cách thức tiếp cận khác nhau, hiện nay ở trên thế giới, nghiên cứu
về TNKK đã dành đƣợc sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh
vực khác nhau nhƣ tôn giáo, tâm lí, tâm lí học phát triển, và ngôn ngữ học xã
hội, v.v... Nhìn chung, các nghiên cứu về TNKK thƣờng đƣợc tiếp cận theo hai
hƣớng, một là nghiên cứu theo hƣớng miêu tả từ vựng truyền thống và hai là
nghiên cứu theo hƣớng ngôn ngữ học xã hội. Nghiên cứu theo hƣớng từ vựng
truyền thống thƣờng miêu tả TNKK nhƣ là những đơn vị ngôn ngữ mất lịch sự,
thô thiển, thậm chí tục tĩu. Do đó TNKK phải bị cấm sử dụng hoặc tránh sử dụng
bằng cách dùng uyển ngữ để thay thế. Quan điểm ngôn ngữ học xã hội cho rằng:
chỉ có thể hiểu đƣợc ý nghĩa của ngôn từ khi chúng hành chức trong hoàn cảnh
giao tiếp cụ thể. Do đó, tính thô tục, mất lịch sự, thô lỗ của TNKK phụ thuộc vào
các yếu tố xã hội tạo nên hoàn cảnh giao tiếp mà chúng xuất hiện, ví dụ nhƣ tuổi,
giới, vị thế giao tiếp, giai tầng, v.v… của những ngƣời tham gia giao tiếp, đề tài
giao tiếp, mức độ trang trọng hay thân tình của sự kiện giao tiếp, v.v…
3
2.1. Nghiên cứu từ ngữ kiêng kị theo hƣớng miêu tả từ vựng truyền thống
Xuất phát từ khía cạnh tôn giáo, Freud (1950) [49] và Steiner (1975) [98]
là những ngƣời đầu tiên nghiên cứu TNKK, cho rằng TNKK ban đầu là những từ
ngữ thuộc tôn giáo, chỉ xuất hiện trong đời sống tín ngƣỡng của con ngƣời. Tuy
nhiên, cả hai tác giả đều cho rằng mặc dù khái niệm kiêng kị đang ngày càng trở
nên lỏng lẻo hơn, kiêng kị đang chuyển dần từ lĩnh vực tôn giáo sang các lĩnh
vực khác của đời sống con ngƣời, nhƣng vẫn còn nhiều những kiêng kị không
đƣợc nói ra nhƣ: không đƣợc phép gọi tên những thế lực siêu nhiên nhƣ Chúa trời,
ma quỷ; không đƣợc gọi tên về sự chết chóc, bệnh tật; không đƣợc nói những lời
nguyền rủa. Ngoài ra, ở một số xã hội, còn phải kiêng nói đến sự nghèo hèn, nghề
nghiệp tầm thƣờng, và những thứ liên quan đến quần áo lót.
Liên quan đến niềm tin, Nguyễn Quý Thành (1993) [16] nghiên cứu
những TNKK trong nghề đi biển vùng Nam Trung Bộ, và giải thích rằng nghề đi
biển là nghề khắc nghiệt và nguy hiểm nên để tránh những rủi ro do thiên tai
mang lại, dân đi biển kiêng nói những từ ngữ gợi báo điềm gở, sự mất mát,
không vững chắc: nhƣ về (vì về gợi báo trƣớc điều chẳng lành, không gặp may),
mất (nếu đánh mất đồ - vì sợ mất mát, chết chóc); úp (vì sợ bị úp thuyền); v.v …
Nguyễn Thị Tâm Hạnh (2010) [7] cũng đã miêu tả các TNKK trong nghề làm
gốm, ví dụ, kiêng kị nói đến những gì liên quan đến: sự thiếu lành nguyên, méo
mó, đổ vỡ nhƣ: rịn (rịn nƣớc), nứt (nứt toác ra), tréo chân méo miệng, nát (vì
liên quan đến sự đổ nát), (kể cả trong giao tiếp thông thƣờng bên ngoài lò nung),
vì những từ này vốn thƣờng dùng để chỉ sản phẩm không đạt chất lƣợng hoặc
quy trình sản xuất bị trục trặc.
Nhìn chung, những nghiên cứu bàn về TNKK xuất phát từ khía cạnh tôn
giáo đều có xu hƣớng khai thác các từ ngữ linh thiêng gắn với niềm tin tôn giáo
của những con ngƣời mà tiềm thức gắn với tƣ tƣởng “có thờ có thiêng, có kiêng
có lành”. Điều này đã chi phối các hoạt động của con ngƣời, lâu dần trở thành
phong tục, tập quán.
4
Từ khía cạnh văn hóa, có nhiều nghiên cứu quan tâm đến những từ ngữ
liên quan đến chủ đề tình dục: bộ phận sinh dục và hành động tình dục. Đề cập
đến những điều cấm kị trong cuộc sống, Nguyễn Kim Phƣớc (2006) [14] đã chỉ
ra điều kị nhất là khi nói đến hành vi tính dục một cách trực tiếp. Do quan niệm
chƣa cởi mở về tình dục, coi những gì liên quan đến sinh hoạt tình dục là tà ác và
đáng xấu hổ nên kiêng kị nói những cụm từ ngữ quan hệ vợ chồng, vợ chồng gối
chăn, mà nên nói làm việc, chuyện phòng the, cùng giƣờng, cuộc sống vợ chồng,
v.v... Tác giả nhận định rằng đối với ngƣời Việt, trong giao tiếp thông thƣờng,
ngƣời ta tránh không nói từ “chim”, “bƣớm” mà dùng từ Hán Việt là “hạ bộ”,
“âm hộ” để nói tránh đi.
Một số từ ngữ liên quan đến chủ đề chết chóc đƣợc nhiều nghiên cứu đề
cập đến. Nhiều dân tộc trên thế giới kiêng không nói đến từ chết, vì khi nói lên
từ chết, ngƣời nghe có cảm giác nặng nề và thƣờng dễ bị tổn thƣơng. Chẳng hạn,
ngƣời Anh kị không nói từ dying (đang sắp chết, hấp hối), mà nói passing away
[2]. Ngƣời Việt cũng không nói từ chết mà nói: ra đi, từ trần, đi xa, mất, trút hơi
thở cuối cùng, về với Chúa (ngƣời theo đạo Thiên Chúa), lên thiên đàng (đạo
Phật), sang thế giới bên kia, giấc ngàn thu, về nơi chín suối, về với tổ tiên, về với
ông bà, quy tiên, hi sinh (ngƣời chết vì lợi ích cộng đồng), v.v…[19] Ngƣời
Trung Quốc, gọi cái chết của vua là băng hà, của hoàng đế là yến giá (với ý
nghĩa không còn thiết triều nữa), còn cái chết của tăng ni nhà Phật thì gọi là
viên tịch (nghĩa là hoàn toàn chìm vào trong giây phút niệm kinh) [14].
Từ khía cạnh ngôn ngữ, có nhiều nghiên cứu tập trung vào những từ ngữ
mà khi nói đến, con ngƣời cảm thấy xấu hổ vì nó đề cập đến những chủ đề
không lịch sự, không tế nhị. Khảo sát các yếu tố tục trong tiếng Việt, Đỗ Anh Vũ
(2003) [20] đi tìm nghĩa biểu trƣng của từ cứt qua thành ngữ và tục ngữ tiếng
Việt, kết quả là từ cứt có 16 nghĩa biểu trƣng: chỉ thói kiêu căng, hợm hĩnh, chỉ
sự khinh bỉ coi thƣờng, chỉ tính lƣời biếng vô tích sự, v.v... Từ góc độ từ vựng,
Tạ Văn Thông (2003) [17] phát hiện ra trong tiếng Việt, khi cãi cọ nhau hoặc tức
giận về một điều gì đó, ngƣời ta hay dùng những từ đƣợc xem là biểu tƣợng của
5
sự tục tĩu mà bình thƣờng phải giấu kín đi: cái con củ cặc để biểu thị sự ngạo
mạn, coi thƣờng đối thủ của mình.
Kị húy hay kiêng húy cũng là một vấn đề kiêng kị trong ngôn ngữ nhận
đƣợc sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu. Ở Việt Nam, thời phong kiến tục
kiêng huý gần nhƣ là một quy tắc bắt buộc [11].
Trƣớc tiên, ở phạm vi của một quốc gia, mọi thần dân phải kiêng kị tên
húy của vua. Chẳng hạn, có một thời gian ánh trong ánh sáng là kiêng kị (vì tên
thật của Vua Gia Long là Nguyễn Phúc Ánh), nên phải nói là yến sáng; cảnh
trong cây cảnh là kiêng kị (vì tên con trai vua Gia Long là Nguyễn Phúc Cảnh),
nên phải nói là cây kiểng. Ngoài việc kiêng nói tên vua, nhiều khi tên của những
ngƣời thân thuộc với vua cũng phải kiêng nhƣ: cha, mẹ, vợ, con, anh em,… và
có khi đến hàng ông nội, bà nội, tên giả, chữ đệm của vua cũng phải kiêng.
Trong phạm vi làng xã, cũng có những kiêng huý nhất định. Chẳng hạn ở
Làng Phƣớc Tích (vùng biển Nam Trung Bộ), nồi là tên của ngài Khai canh -
Bổn nghệ (họ Hoàng) của làng: “ngài thỉ tổ họ Hoàng lúc bấy giờ là Hoàng Minh
Hùng, tục gọi là Nồi nguyên ngƣời làng Cảm Quyết, tỉnh Nghệ An đã thân chinh
đánh đuổi Chiêm Thành...” [7], do đó, nồi là một từ kiêng kị. Hoặc ở làng Vịa
(Thình Quang - Gia Lâm - Hà Nội) thờ ông Lí Bí và Lí Chiêu Hoàng, vì vậy bí
trong quả bí là kiêng kị, và phải nói tránh là quả bầu.
Trong phạm vi gia đình, do truyền thống văn hóa, con cái có thể kiêng gọi
tên thật ông bà tổ tiên, những ngƣời đã mất hoặc những ngƣời có vai trò trong
dòng tộc nên nếu ai sử dụng những từ đó phải sẽ phạm tội hỗn láo [11]. Do đó,
trong cuộc sống hàng ngày gặp phải những tên giống với tên của ông bà tổ tiên,
đặc biệt tên của những ngƣời đã khuất, thì phải tìm cách đọc tránh đi, nhằm tránh
phạm vào sự linh thiêng của các linh hồn, chẳng hạn: không đƣợc nói Hà Đông,
mà nói Hà Đƣơng, không nói thịt đông mà nói thịt đặc, hồng gọi tránh là hƣờng,
hoa gọi là huê, xuân gọi là xoan, bƣởi gọi là bòng [15].
Ngoài ra, có khá nhiều công trình nghiên cứu về những từ ngữ chỉ điều
không ai mong muốn, đó là những từ ngữ liên quan đến sự đau khổ, bệnh tật,