Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng của chu lai.
PREMIUM
Số trang
74
Kích thước
722.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1125

Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng của chu lai.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đề tài:

ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT ĂN

MÀY DĨ VÃNG CỦA CHU LAI

Người hướng dẫn:

ThS. Tạ Thị Toàn

Người thực hiện:

Phan Thị Ánh Hồng

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn của Th.s Tạ Thị Toàn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này hoàn

toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong công trình này.

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 5 năm 2013

Tác giả luận văn

Phan Thị Ánh Hồng

3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng ghi lại nơi đây lời tri ân sâu sắc đối với cô Tạ Thị Toàn,

người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện

khóa luận tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, trường Đại

học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, các cán bộ thư viện đã nhiệt tình giúp đỡ chúng

tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 5 năm 2013

Tác giả luận văn

Phan Thị Ánh Hồng

4

QUY ƯỚC CÁC KÍ HIỆU

C, CN : Chủ ngữ

V, VN : Vị ngữ

ĐN : Định ngữ

TN : Trạng ngữ

BN : Bổ ngữ

5

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nhà văn Chu Lai đã có lần tâm sự “Chiến tranh đối với bất cứ dân tộc nào

dù chính nghĩa hay phi nghĩa cũng không sao tránh khỏi màu sắc bi kịch”. Là

người từng dấn thân vào cuộc chiến giải phóng đất nước, hơn ai hết, Chu Lai thấu

hiểu được thế nào là nỗi đau, nỗi kinh hoàng của một phần kí ức trong ông. Chính

vì thế mà Chu Lai viết như bị “ám ảnh”, từng trang văn như ngồn ngộn, dựng dậy

một quá khứ hào hùng nhưng cũng lắm đau thương. Nhận định về Chu Lai, nhà

văn Phạm Ngọc Tiến cho rằng, Chu Lai đã nằm trong số rất ít người được “lãi” từ

chiến trận. Chỉ có những người lính chân chính dù cầm súng hay cầm bút mới có

quyền được hưởng những gì tốt đẹp nhất được chắt của quá khứ họ đã từng sống.

Một trong những thành công trong sự nghiệp sáng tác của ông là thể loại

tiểu thuyết. Đề tài mà Chu Lai luôn xoáy sâu chính là mảng viết về chiến tranh. Có

lần ông đã nói: “Đế tài chiến tranh với dân tộc ta là siêu đề tài, nhân vật người lính

là siêu nhân vật chỉ sợ mình không còn đủ sức, đủ lực để miêu tả cho hết”. Có lẽ

ông đã khá khiêm tốn khi nói vậy bởi những sáng tác của ông về chiến tranh luôn

để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến

tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, một bức tranh chân thực, rùng rợn về cuộc chiến trong

quá khứ. Khi nghiên cứu về tác phẩm của Chu Lai nói chung và Ăn mày dĩ vãng

nói riêng, đa phần giới nghiên cứu chỉ dừng lại ở giá trị về mặt nội dung mà chưa

có sự quan tâm thích đáng về mặt ngôn ngữ. Vì vậy, nghiên cứu về đặc trưng ngôn

ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng dưới góc độ ngôn ngữ là một “mảnh đất

trống” chưa được ai khai thác. Trước thực tiễn đó, chúng tôi mạnh dạn đi sâu

nghiên cứu Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai.

Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho chúng tôi nắm bắt được những đặc trưng

trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn, cụ thể trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng

để có thể có được những kiến thức chuyên sâu và khẳng định những đóng góp của

ông trong nền văn học đương đại.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Với tư cách là người bước ra từ cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc,

nhà văn Chu Lai có một sự trải nghiệm khá sâu sắc về chiến tranh. Có lẽ vì thế mà

những trang văn của ông viết về đề tài lại rất đỗi chân thật, nhiều khi thật đến nao

6

lòng. Các sáng tác của Chu Lai từ khi ra đời đã gây được sự chú ý của rất nhiều

độc giả và giới nghiên cứu phê bình, tiêu biểu trong số đó phải kể đến tiểu thuyết

Ăn mày dĩ vãng. Rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm này.Tuy nhiên chưa

có công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu về đặc trưng ngôn ngữ của nó.

Nghiên cứu chung về tiểu thuyết của Chu Lai có khá nhiều bài viết, khảo

sát nhiều khía cạnh khác nhau. Trong số đó phải kể đến một số công trình tiêu biểu

như sau:

Với vấn đề đổi mới nghệ thuật trong tiểu thuyết, GS Phan Cự Đệ trong bài

viết Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới nhận định tiểu thuyết

Chu Lai “không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả trong các biện

pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, dòng ý thức, nghệ thuật đồng hiện...”

[18].

Nguyễn Thị Bình trong Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời

điểm đổi mới đến nay cũng khẳng định những tiểu thuyết đương đại như Nỗi buồn

chiến tranh (Bảo Ninh), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Phố, Ăn mày dĩ vãng, Cuộc

đời dài lắm của Chu Lai... “ít nhiều đều có “thêm vào” cho nghệ thuật trần thuật

truyền thống những cái mới” [20].

Nguyễn Đức Hạnh trong luận văn Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của

Chu Lai (2006) cũng cho rằng: “Nghiên cứu hành trình sáng tác của Chu Lai,

chúng tôi thấy các tiểu thuyết của ông có sự vận động, biến đổi về thi pháp thể

loại. Có thể coi đây là một hiện tượng văn học có tính chất điển hình, chứng minh

cho quá trình vận động, chuyển đổi của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ mô hình

tiểu thuyết sử thi sang mô hình tiểu thuyết phi sử thi” [15]. Nguyễn Văn Chung

trong luận văn Tiểu thuyết Chu Lai thời kì đổi mới cũng nhận định: “Từ cái nhìn

sâu sắc về hiện thực chiến tranh” đã đi đến “cái nhìn đa diện về hiện thực thời

bình”, từ “thân phận con người trong chiến tranh” đến “thân phận con người trong

cuộc sống đời thường...” [19].

Nguyễn Hương Giang khi bàn về đề tài người lính trong sáng tác của Chu

Lai cũng cho rằng: “Sự thật về chiến tranh hôm nay được nhìn nhận là một sự thật

đã trải qua những năm tháng day dứt trăn trở trong tâm hồn nhà văn Chu Lai, hơn

thế, nó thực sự là những nếm trải của người “chịu trận” [21]. Với Nguyễn Bích

Thu trong bài viết Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 thì khẳng

7

định: “Các tác giả tiểu thuyết đã nhìn nhận con người như một cá thể bình thường

trong những môi trường đời sống bình thường. Nhân vật trong tiểu thuyết là những

con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau “đầy những vết dập xóa trên thân

thể trong tâm hồn”. Các nhà văn thể hiện khá thành công bi kịch cá nhân của con

người qua nhân vật Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, Vạn trong Bến không

chồng, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, Khiêm trong Ngược dòng nước lũ, Hùng

trong Ăn mày dĩ vãng...” [11, tr.231]

Đỗ Thị Thu Hà trong luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai bàn về đề tài

chiến tranh trong sáng tác của Chu Lai như sau: “Chiến tranh hiện lên như một

bức tranh đa sắc màu, vừa bi tráng nhưng đầy bi kịch. Trang văn của Chu Lai đã

thể hiện thấm thía sự tác động ghê gớm của chiến tranh đến tính cách, số phận con

người. Nhà văn không chú ý viết để tái hiện chiến tranh đã xảy ra như thế nào, mà

quan tâm hơn đến những số phận cá nhân đã sống ra sao trong cuộc chiến đó và

khi họ bước ra nó để về với đời thường [16]

Riêng với tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai đã thực sự để lại ấn tượng

trong lòng người đọc. Nghiên cứu về tác phẩm này có một số công trình tiêu biểu

như sau:

Bùi Việt Thắng trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc

độ thể loại nhận định: “Chu Lai đã viết 11 tiểu thuyết (tính đến năm 2004), với Ăn

mày dĩ vãng (1992) như một tác phẩm tâm huyết nhất, nói như nhà văn là “của

bốn mươi bảy năm sống trên đời và hơn mười năm cầm súng ở chiến trường”, Chu

Lai đã khẳng định mình trong làng tiểu thuyết đương đại” [11, tr.183]. Trương

Thuận trong bài Một khía cạnh trần thuật trong tiểu thuyết khi nghiên cứu về một

số giọng điệu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại có nhắc đến tiểu thuyết Ăn mày

dĩ vãng với giọng điệu dung tục, đời thường. [23]

Viện văn học Việt Nam khi nghiên cứu về Ngôn ngữ trần thuật của tiểu

thuyết Việt Nam đương đại đăng trên trang Web Vienvanhoc.org đưa ra những

nhận xét như sau: “Theo cách nói của Bakhtin, Chu Lai đã tạo nên cái gọi là vi

thoại trong lòng một cuộc độc thoại. Cuốn tiểu thuyết có cấu trúc song hành hiện

tại (thời điểm Hai Hùng lọ mọ ăn mày dĩ vãng) và quá khứ (câu chuyện còn tươi

rói về chiến tranh). Ngôn ngữ trần thuật vì vậy đa dạng, nhiều giọng; có lời người

kể chuyện ngôi ba, có lời người kể chuyện ngôi thứ nhất, có lời người kể chuyện

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!