Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc trưng ngôn ngữ của người nuôi dưỡng trong giao tiếp đối với trẻ 0 -3 tuổi trên địa bàn thành phố đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
64
Kích thước
947.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
970

Đặc trưng ngôn ngữ của người nuôi dưỡng trong giao tiếp đối với trẻ 0 -3 tuổi trên địa bàn thành phố đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

Đề tài:

ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI NUÔI DƯỠNG

TRONG GIAO TIẾP ĐỐI VỚI TRẺ 0 -3 TUỔI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Thanh Nhàn

Sinh viên thực hiện : Châu Thị Việt Trinh

Lớp : 11SMN1

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng tri ân sâu sắc tôi xin gửi lời cám ơn đến các Thầy

Cô trong khoa Giáo dục Mầm non– Trường Đại học Sư phạm, Đại học

Đà Nẵng, đặc biệt là cô giáo Lê Thị Thanh Nhàn– người đã trực tiếp

hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Thư viện trường

Đại học Sư phạm Đà Nẵng, tập thể giáo viên trường mầm non 19/5,

trường mầm non Búp Sen Xanh. Cùng các bậc cô/ bác/ anh/ chị đã

nhiệt tình giúp đỡ để chúng tôi có cơ sở nghiên cứu đề tài.

Do bước đầu tìm hiểu nghiên cứu khoa học, nên trong quá tình

nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những

đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn để đề tài của em

được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 07 tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Châu Thị Việt Trinh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................................... 3

2.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................... 3

2.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 5

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 6

3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7

4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 7

4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 7

5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 7

5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .................................................................................. 7

5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................................. 8

5.3 Phương pháp thông kê toán học: Thu thập, thống kê, tổng hợp kết quả khảo sát, phân

tích và rút ra kết luận có độ tin cậy cao. ................................................................................ 8

6. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................... 8

7. Cấu trúc khoá luận .......................................................................................................... 9

NỘI DUNG ......................................................................................................................... 10

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ............................... 10

TOÀN DIỆN CỦA TRẺ EM............................................................................................. 10

1.1. Ngôn ngữ và sự phát triển toàn diện của trẻ em ...................................................... 10

1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ................................................................................................... 10

1.1.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ .................... 10

1.2. Đặc điểm hoạt động ngôn ngữ của trẻ em ................................................................ 12

1.2.1. Khái niệm hoạt động ngôn ngữ .................................................................................. 12

1.2.2. Đặc điểm của các nhân tố giao tiếp trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ em ............... 13

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học nói của trẻ em ............................................ 16

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ Ở NGƯỜI NUÔI DƯỠNGTRONG

GIAO TIẾP VỚI TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

................................................................................................................................... 20

2.1 . Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 20

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 20

2.1.2 Đặc điểm văn hoá - ngôn ngữ ......................................................................... 21

2.2. Khảo sát đặc trưng ngôn ngữ của người nuôi dưỡng trong giao tiếp với trẻ từ 0 -3 tuổi

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .......................................................................................... 23

2.2.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................................... 23

2.2.2. Đối tượng khảo sát ..................................................................................................... 23

2.2.3. Nội dung khảo sát ...................................................................................................... 27

2.2.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................................ 27

2.2.5. Kết quả khảo sát ......................................................................................................... 29

2.3. Một số đề xuất về việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp với trẻ ........................... 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ....................................................................... 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 52

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Danh sách đối tượng điều tra.

Bảng 2: Kết quả điều tra Anket về biểu hiện ngôn ngữ của NND (thống kê theo

tiêu chí quan hệ với trẻ).

Bảng 3: Kết quả điều tra Anket về biểu hiện ngôn ngữ của NND.

Bảng 4: Danh sách người nuôi dưỡng được quan sát.

Bảng 5: Nhận thức của NND về việc sử ngôn ngữ phi chuẩn trong giao tiếp với

trẻ ( thống kê theo độ tuổi văn hóa).

Kết quả điều tra Anket thống kê theo địa bàn cư trú.

Bảng 5: Kết quả điều tra Anket thống kê theo độ tuổi của trẻ.

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nhìn vào quá trình phát triển lịch sử của loài người, chúng ta thấy rất rõ vai

trò và tác dụng của ngôn ngữ. Trước hết là lao động, sau đó đồng thời với lao động

là ngôn ngữ - đó là hai động lực chủ yếu trong sự phát triển của loài người nguyên

thủy (Mác). Cùng với sự phát triển của tư duy, của ý thức, ngôn ngữ đã góp phần

hoàn thiện con người, như Ph. Anghen đã từng nhận định: ngôn ngữ là một trong

hai yếu tố đã làm cho con vật trở thành con người. Nói cách khác, ngôn ngữ đã góp

phần tích cực làm cho quá trình tâm lý của con người có chất lượng hơn hẳn so với

con vật. Đồng thời, đối với tiến trình phát triển của xã hội, ngôn ngữ đóng vai trò là

phương tiện lưu giữ những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người, góp phần thể hiện

ý thức xã hội.

Bản chất của con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội (Mác). Con

người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Và trong việc tổ chức hoạt động

kết nối đó, ngôn ngữ có vai trò là hết sức cơ bản. LêNin nhận định: ngôn ngữ là

phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu

được nhau, cùng nhau hành động vì mục đích chung: lao động, đấu tranh, xây dựng

và phát triển xã hội. Không có ngôn ngữ, con người không thể giao tiếp được, thậm

chí con người không thể tồn tại được. Nói cách khác, với một cá thể người, ngôn

ngữ chính là tấm giấy thông hành để con người trở thành thành viên của xã hội.

Với trẻ em, những sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người

lớn thì ngôn ngữ càng có một vai trò quan trọng. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để

trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ, để người lớn có

thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào

hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách cho trẻ. Ngôn ngữ cũng là công

cụ để phát triển tư duy, nhận thức, là công cụ để trẻ học tập và vui chơi, giống như

việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ ở các cấp học khác nhau, phát triển lời nói cho trẻ ở trường

mầm non thực hiện mục tiêu “kép”. Đó là, trẻ học phải biết tiếng mẹ đẻ, đồng thời

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!