Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiến nghị sửa đổi một số thuật ngữ pháp lí trong chương XXXII Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
36 t¹p chÝ luËt häc sè 10/2008
Ths. §ç ThÞ Ph−îng *
huật ngữ pháp lí có vị trí rất quan trọng
trong kĩ thuật lập pháp. Để xây dựng
văn bản pháp luật thành công thì ngoài tính
khả thi trong nội dung các điều luật, việc vận
dụng các thuật ngữ cho chuẩn xác, thống
nhất, đơn giản, dễ hiểu là yêu cầu không thể
thiếu được nhất là đối với những văn bản tố
tụng. Thực tế cho thấy có những trường hợp
sai sót một số thuật ngữ pháp lí mà đã hiểu và
áp dụng không đúng các trình tự tố tụng dẫn
đến những vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của
thuật ngữ pháp lí trong các văn bản pháp luật
tố tụng, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến
cho việc sửa đổi thuật ngữ pháp lí trong
chương XXXII Bộ luật tố tụng hình sự
(BLTTHS) năm 2003 như sau:
1. “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là
người chưa thành niên” hay “người chưa
thành niên phạm tội”?
Khoản 1 Điều 302 BLTTHS quy định:
"Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến
hành tố tụng đối với người chưa thành niên
phạm tội phải là người có những hiểu biết
cần thiết về tâm lí học, về khoa học giáo dục
cũng như về hoạt động đấu tranh phòng và
chống tội phạm của người chưa thành niên".
Trong quy định trên, theo chúng tôi, việc sử
dụng thuật ngữ "người chưa thành niên
phạm tội" là chưa chính xác.
Thứ nhất, theo Từ điển luật học,
(1) khái
niệm người phạm tội được hiểu là "người có
đủ dấu hiệu của chủ thể của tội phạm đã thực
hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội
phạm". Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi
đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự theo những quy định trong
Chương X Bộ luật hình sự (BLHS) đồng thời
theo những quy định khác của Chương này và
theo những quy định khác của Phần chung Bộ
luật không trái với những quy định của
Chương này. Còn trong BLTTHS, khái niệm
người bị tạm giữ là “người bị bắt trong
trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang,
người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc
người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ
đã có quyết định tạm giữ” (Điều 48), “bị can
là người đã bị khởi tố về hình sự” (Điều 49)
và “bị cáo là người đã bị toà án quyết định
đưa ra xét xử” (Điều 50). Khái niệm người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo được xác định tuỳ
thuộc vào từng giai đoạn khác nhau của trình
tự tố tụng và tuỳ thuộc vào quyết định tố tụng
được áp dụng đối với họ. Khi tham gia tố
tụng, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được
đảm bảo các quyền và nghĩa vụ theo quy định
của BLTTHS. Người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo là người chưa thành niên là người từ đủ
14 tuổi đến dưới 18 tuổi tại thời điểm áp dụng
các quy định của BLTTHS. Do đó, thuật ngữ
T
* Giảng viên Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội