Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
220
Kích thước
110.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1827

Kiến nghị sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý của tòa án theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG VĂN LỢI

KIẾN NGHỊ SỬA CHỮA THIẾU SÓT, VI PHẠM

TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA TÒA ÁN

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KIẾN NGHỊ SỬA CHỮA THIẾU SÓT, VI PHẠM

TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA TÒA ÁN

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng ứng dụng

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Nguyên Thanh

Học viên : Trương Văn Lợi

Lớp : Cao học luật, An Giang khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Kiến nghị sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong

công tác quản lý của Tòa án theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” là công trình

nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Nguyên

Thanh. Các nội dung, thông tin được trình bày trong luận văn là trung thực. Tôi xin

chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 8 năm 2022

Tác giả

Trương Văn Lợi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT Từ, cụm từ được viết tắt Từ, cụm từ viết tắt

1

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi,

bổ sung năm 2017) BLHS

2 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 BLTTHS

3 Hội đồng xét xử HĐXX

4 Tố tụng hình sự TTHS

5 Tiến hành tố tụng THTT

6 Viện Kiểm sát VKS

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CĂN CỨ VÀ THỦ TỤC TÒA ÁN KIẾN NGHỊ CƠ QUAN, TỔ

CHỨC HỮU QUAN SỬA CHỮA THIẾU SÓT, VI PHẠM TRONG CÔNG

TÁC QUẢN LÝ.........................................................................................................6

1.1. Nhận thức và pháp luật tố tụng hình sự về căn cứ và thủ tục Tòa án kiến

nghị cơ quan, tổ chức hữu quan sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác

quản lý....................................................................................................................6

1.1.1. Nhận thức về căn cứ và thủ tục Tòa án kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu

quan sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý....................................6

1.1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về căn cứ và thủ tục Tòa án kiến

nghị cơ quan, tổ chức hữu quan sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác

quản lý ..................................................................................................................7

1.2. Thực tiễn Tòa án áp dụng thủ tục kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan

sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản ............................................10

1.2.1. Tình hình Tòa án kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan sửa chữa thiếu

sót, vi phạm trong công tác quản lý ...................................................................10

1.2.2. Những hạn chế trong việc áp dụng căn cứ và thủ tục kiến nghị của Tòa

án nhằm sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý và nguyên nhân .10

1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng căn cứ và thủ tục kiến nghị của

Tòa án đối với cơ quan, tổ chức hữu quan về việc sửa chữa thiếu sót, vi

phạm trong công tác quản lý .............................................................................19

1.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật về căn

cứ, thủ tục kiến nghị Tòa án nhằm sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác

quản lý ................................................................................................................19

1.3.2. Giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục về kiến nghị của

Tòa án nhằm sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý.....................21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................22

CHƯƠNG 2. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ CỦA TÒA ÁN VÀ

THÔNG BÁO VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP SỬA CHỮA THIẾU SÓT, VI

PHẠM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ.............................................................23

2.1. Nhận thức và pháp luật tố tụng hình sự về trách nhiệm thực hiện kiến

nghị của Tòa án và thông báo việc áp dụng biện pháp sửa chữa thiếu sót, vi

phạm trong công tác quản lý .............................................................................23

2.1.1. Nhận thức về trách nhiệm thực hiện kiến nghị của Tòa án và thông báo

việc áp dụng biện pháp sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý ....23

2.1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trách nhiệm thực hiện kiến

nghị và thông báo việc áp dụng các biện pháp sửa chữa thiếu sót, vi phạm

trong công tác quản lý ........................................................................................25

2.2. Thực tiễn thực hiện kiến nghị và thông báo việc áp dụng các biện pháp

sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý ........................................27

2.2.1. Những kết quả tích cực của việc thực hiện kiến nghị của Tòa án và thông

báo việc áp dụng các biện pháp sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác

quản lý ................................................................................................................27

2.2.2. Những hạn chế của việc thực hiện kiến nghị của Tòa án và thông báo

việc áp dụng biện pháp sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý và

nguyên nhân........................................................................................................28

2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện kiến nghị của Tòa án và thông

báo việc áp dụng các biện pháp sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác

quản lý..................................................................................................................35

2.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật về thực

hiện kiến nghị của Tòa án và thông báo việc áp dụng các biện pháp sửa chữa

thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý ..........................................................35

2.3.2. Giải pháp khác nhằm bảo đảm thực hiện kiến nghị của Tòa án và thông

báo việc áp dụng biện pháp sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý .

............................................................................................................................37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................39

KẾT LUẬN..............................................................................................................40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực tư pháp ngày càng

được đổi mới, cụ thể hóa bằng các nghị quyết, đó là: Nghị quyết số 08-NQ/TW,

ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp

trong thời gian tới”; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị về

“Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,

định hướng đến năm 2020”; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ

Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”;… góp phần thể chế hoá

đường lối lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của

Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất

nước. Trên cơ sở đó, Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định: “Bản án, quyết định

của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn

trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”

1

.

Việc kiến nghị sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý của Tòa án

đối với cơ quan, tổ chức hữu quan cũng là một trong những hoạt động quan trọng

của tư pháp nói chung và hoạt động giải quyết vụ án nói riêng, nhằm đưa bản án,

quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thi hành. Đồng thời, đây còn là nhiệm

vụ của quá trình giải quyết vụ án, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và công dân, góp phần phòng ngừa, ngăn

chặn tội phạm, bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mặc dù pháp luật đã có quy định khá cụ thể, tuy nhiên, việc nhận thức và áp

dụng pháp luật trên thực tế về việc kiến nghị sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công

tác quản lý của Tòa án đối với cơ quan, tổ chức hữu quan còn nhiều bất cập, khó

khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Khó khăn nhất là quy định trong thời

hạn (30 ngày) kể từ ngày nhận được kiến nghị của Tòa án, các cơ quan, tổ chức

nhận được kiến nghị phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết về những biện

pháp áp dụng. Thực tế rất khó thực hiện yêu cầu của Tòa án trong thời hạn luật định

đối với những lĩnh vực phức tạp như quản lý và sử dụng đất đai đối với các khu dân

cư tự phát; lợi dụng chính sách hoàn thuế của Nhà nước để mua bán trái phép hóa

đơn thuế giá trị gia tăng… Việc này, thực tế ở An Giang thời gian qua áp dụng rất

1 Điều 106 Hiến pháp 2013.

2

khó khăn, đòi hỏi cần nhiều thời gian. Mặt khác, các văn bản luật chuyên ngành

như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng… thời gian qua chưa có sự đồng bộ,

thống nhất, tạo kẻ hở pháp luật bị lợi dụng.

Chính vì vậy, vấn đề kiến nghị sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác

quản lý của Tòa án ở Việt Nam có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Thông qua

nghiên cứu đề tài để làm rõ quy định của pháp luật về vấn đề này từ đó có nhận thức

và áp dụng pháp luật thống nhất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp

luật tố tụng hình sự về kiến nghị sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý

cho phù hợp với yêu cầu của công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm mà thực

tiễn đặt ra ở các cơ quan, tổ chức hữu quan. Với những lý do trên tôi chọn đề tài

“Kiến nghị sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý của Tòa án theo

Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” để làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua, trong sách báo pháp lý nước ta, vấn đề Tòa án ra kiến

nghị sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý theo Điều 264 Bộ Luật Tố

tụng Hình sự được nghiên cứu khá ít. Vấn đề nhận thức đối tượng nghiên cứu

trong luận văn chủ yếu ở các tài liệu nghiên cứu cơ bản về luật TTHS như giáo

trình luật tố tụng hình sự Việt Nam và các sách Bình luận khoa học về luật TTHS

Việt Nam.

Về giáo trình, có thể tham khảo Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam

của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, do Nguyễn Thị Kim Oanh (chủ

biên) và tập thể tác giả biên soạn (NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, năm

2019). Tài liệu này cũng đề cập kiến chung về luật TTHS, địa vị pháp lý của Thẩm

phán và thi hành bản án của Tòa án.

Sách Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, NXB chính trị quốc gia sự

thật năm 2018 do GS.TS Nguyễn Ngọc Anh và Luật sư, Tiến sĩ Phan Trung Hoài

làm đồng Chủ biên; Sách chuyên khảo Những nội dung mới trong Bộ luật tố tụng

hình sự 2015, do PGS.TS Nguyễn Hòa Bình làm Chủ biên. Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia, năm 2016. Những tài liệu này cũng cung cấp kiến thức cơ bản về luật

TTHS, về bản án và thi hành bản án.

Nhìn chung các tài liệu trên không nghiên cứu chuyên sâu về kiến nghị

sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý của Tòa án. Các diễn đàn

3

khoa học khác hầu như không nghiên cứu về vấn đề này, vì vậy tài liệu tham

khảo để thực hiện luận văn này rất hạn chế. Đó cũng là những khó khăn khi triển

khai các nội dung nghiên cứu, đồng thời cũng cho thấy vấn đề nghiên cứu là

hoàn toàn mới mẻ.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Việc thực hiện đề tài nhằm làm rõ vấn đề nhận thức, pháp luật và thực tiễn

việc kiến nghị của Tòa án đối với các cơ quan, tổ chức hữu quan sửa chữa thiếu sót,

vi phạm trong công tác quản lý, từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả

thực hiện các kiến nghị này góp phần phòng ngừa tội phạm.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, quá trình tổ chức thực hiện

cần hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu vấn đề nhận thức và phân tích các quy định của pháp luật tố tụng

hình sự về căn cứ, thủ tục Tòa án kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan sửa chữa

thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý và trách nhiệm thực hiện kiến nghị của

Tòa án, thông báo việc áp dụng biện pháp sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công

tác quản lý.

- Tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về áp dụng căn cứ,

thủ tục Tòa án kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan sửa chữa thiếu sót, vi phạm

trong công tác quản lý cũng như trách nhiệm thực hiện kiến nghị của Tòa án và

thông báo việc áp dụng biện pháp sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác

quản lý.

- Kiến nghị một số giải pháp bảo đảm thực hiện căn cứ, thủ tục Tòa án kiến

nghị cơ quan, tổ chức hữu quan sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý

và trách nhiệm thực hiện kiến nghị của Tòa án, thông báo việc áp dụng biện pháp

sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu là quản điểm lý luận, bản chất pháp lý và thực tiễn áp dụng

căn cứ, thủ tục Tòa án kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan sửa chữa thiếu sót, vi

4

phạm trong công tác quản lý và trách nhiệm thực hiện kiến nghị của Tòa án, thông

báo việc áp dụng biện pháp sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý.

- Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: vấn đề kiến nghị, sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác

quản lý của Tòa án theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam tương đối rộng, tuy nhiên

luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hai vấn đề cơ bản: Một là, căn cứ và thủ tục Tòa

án kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác

quản lý; Hai là, trách nhiệm thực hiện kiến nghị của Tòa án và thông báo việc áp

dụng biện pháp sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý.

Về không gian: luận văn nghiên cứu số liệu thống kê chung về tình hình kiến

nghị khắc phục thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý trong cả nước và một số

vụ án cụ thể trên địa bàn tỉnh An Giang.

Về thời gian: luận văn nghiên cứu thực tiễn từ năm 2015 đến nay.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy

vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của Tòa án trong phòng,

chống tội phạm hiện nay.

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp; các

phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu

vụ án điển hình.

6. Những đóng góp mới của đề tài

- Góp phần nâng cao nhận thức lý luận và pháp luật về kiến nghị của Tòa án

đối với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong

công tác quản lý để phòng ngừa tội phạm.

- Phát hiện những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc áp dụng các

biện pháp của cơ quan, tổ chức hữu quan theo kiến nghị của Toà án.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiến nghị cũng như bảo đảm áp

dụng các biện pháp theo kiến nghị của Toà án nhằm sửa chữa thiếu sót, vi phạm

trong công tác quản lý.

5

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7.1. Ý nghĩa lý luận

kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần bổ sung lý luận về kiến nghị sửa chữa

thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý của Tòa án theo Luật Tố tụng hình sự

Việt Nam.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tham khảo,

giảng dạy và học tập ở các trường có đào tại về luật.

Đối với các giải pháp đề xuất trong đề tài này, cơ quan tiến hành tố tụng,

người liến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức hữu quan, người tham gia tố tụng trong

các vụ án hình sự có thể tham khảo và vận dụng trong thực tiễn cho việc khắc phục

nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức theo kiến nghị

của Tòa án.

8. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

luận văn được chia thành 2 chương, cụ thể:

Chương 1: Căn cứ và thủ tục Tòa án kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan

sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý.

Chương 2: Trách nhiệm thực hiện kiến nghị của Tòa án và thông báo việc áp

dụng biện pháp sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý.

6

CHƯƠNG 1

CĂN CỨ VÀ THỦ TỤC TÒA ÁN KIẾN NGHỊ CƠ QUAN,

TỔ CHỨC HỮU QUAN SỬA CHỮA THIẾU SÓT, VI PHẠM

TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

1.1. Nhận thức và pháp luật tố tụng hình sự về căn cứ và thủ tục Tòa án

kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công

tác quản lý

1.1.1. Nhận thức về căn cứ và thủ tục Tòa án kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu

quan sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý

Theo Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) định

nghĩa: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình

sự, do người có năng lực, trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện

một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh

thổ, Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng,

an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm

những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ

luật này phải bị xử lý hình sự.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã

hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, tồn tại trên nhiều lĩnh vực

khác nhau của đời sống xã hội. Do vậy, nó có mối quan hệ và tác động qua lại với các

hiện tượng quá trình xã hội khác mang tính chất tiêu cực và cả những hiện tượng xã

hội tích cực. Nó chịu sự chi phối, quyết định của các hiện tượng, quá trình xã hội.

Quá trình giải quyết vụ án hình sự các nguyên nhân, điều kiện phạm tội luôn

được nhận thức. Tòa án cũng nhận thức được nguyên nhân, điều kiện phạm tội đối

với tội phạm và vụ án do Tòa án xét xử. Cụ thể đó là, những thiếu sót, vi phạm trong

công tác quản lý đã dẫn đến tội phạm được thực hiện, bị phát hiện và đưa ra xét xử.

Tòa án với chức năng xét xử, không chỉ có nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự,

kết tội và quyết định hình phạt, giải quyết vấn đề bồi thường nếu có mà còn có trách

nhiệm phát hiện những thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý để kiến nghị cùng

với bản án nhằm khắc phục các nguyên nhân, điều kiện phạm tội, góp phần phòng

ngừa tội phạm.

7

Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố nếu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát

không thực hiện nhiệm vụ kiến nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục thiếu

sót, vi phạm trong công tác quản lý hoặc có kiến nghị nhưng chưa được khắc phục

và thông báo kết quả thì Tòa án tiếp tục kiến nghị để khắc phục những thiếu sót, vi

phạm đó. Có như vậy mới góp phần phòng ngừa tội phạm, ngăn ngừa thiệt hại,

đồng thời giải quyết triệt để vụ án hình sự.

Việc khắc phục phải dựa vào căn cứ phản ánh những thiếu sót, vi phạm trong

quản lý làm phát sinh tội phạm.

Kiến nghị của Tòa án cần theo thủ tục như hình thức văn bản, thời hạn, công

bố hoặc gửi văn bản… để các cá nhân, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành.

Từ đó cho thấy, từng cơ quan, tổ chức hữu quan phải làm tốt công tác phòng

ngừa nhằm làm hạn chế số lượng, tính chất tội phạm phát sinh. Đồng thời, cơ quan

có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phát hiện nguyên nhân và điều kiện

tội phạm, yêu cầu kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc

phục và phòng ngừa cụ thể là vi phạm, thiếu sót trong công tác quản lý.

Như vậy, có thể hiểu căn cứ Tòa án kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan sửa

chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý là những nguyên nhân, điều kiện dẫn

đến phạm tội mà Tòa án đã đưa ra xét xử xuất phát từ những thiếu sót, vi phạm

trong công tác quản lý của chính cơ quan, tổ chức đó. Việc khắc phục các thiếu sót,

vi phạm này góp phần phòng ngừa tội phạm.

Thủ tục Tòa án kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan sửa chữa thiếu sót, vi

phạm trong công tác quản lý là cách thức, quy trình Tòa án ban hành và đề nghị cơ

quan thẩm quyền khắc phục những thiếu sót vi phạm trong công tác quản lý của các

cơ quan có thẩm quyền được phát hiện qua công tác xét xử nhằm làm tốt công tác

phòng ngừa tội phạm.

1.1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về căn cứ và thủ tục Tòa án

kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác

quản lý

1.1.2.1. Về căn cứ

Công tác kiến nghị sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý của

các cơ quan, tổ chức hữu quan khi tiến hành xét xử vụ án hình sự là một trong

những hoạt động thực hiện chức năng của Tòa án nhân dân. Chức năng kiến nghị

8

này được quy định tại Khoản 1 Điều 264 Bộ luật TTHS năm 2015, cụ thể: “Cùng

với việc ra bản án, Tòa án ra kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện

pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ

quan, tổ chức đó…”. Như vậy, trong quá trình xét xử vụ án hình sự các cấp, Tòa án

không chỉ giải quyết nội dung vụ án mà còn có quyền kiến nghị khắc phục nguyên

nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó. Hiện nay, pháp

luật Việt Nam, bao gồm Bộ luật TTHS năm 2015 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

năm 2014, không quy định chi tiết về căn cứ để Tòa án kiến nghị, tuy nhiên có thể

xác định các căn cứ này là khi Tòa án xác định các cơ quan, tổ chức hữu quan trong

vụ án hình sự được xét xử đang tồn tại những thiếu sót hoặc những vi phạm trong

công tác quản lý của họ và những thiết sót, vi phạm đó là những yếu tố làm nảy

sinh, thúc đẩy sự phát triển của tội phạm, cụ thể:

Thứ nhất, có thiếu sót hoặc vi phạm trong công tác quản lý tại cơ quan, tổ chức

hữu quan đến vụ án hình sự. Tòa án cần xác định các cơ quan, tổ chức hữu quan đang

có những sơ hở, hạn chế hoặc sai phạm trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của họ. Đối với những vụ án hình sự được xét xử, Tòa án có thể phát

hiện nhiều dạng thiếu sót, vi phạm khác nhau. Điển hình như việc qua xét xử, Tòa án

phát hiện các cơ quan, tổ chức ban hành những văn bản chỉ đạo, văn bản điều hành,

quy chế hoạt động thiếu chặt chẽ, thiếu minh bạch, đa nghĩa, trái với Hiến pháp và

pháp luật… Tuy nhiên, nếu vi phạm của cơ quan, tổ chức hữu quan đến mức xử lý

hình sự thì Tòa án không kiến nghị sửa chữa mà giao cơ quan có thẩm quyền điều tra

theo quy định Bộ luật TTHS nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm.

Thứ hai, những thiếu sót hoặc vi phạm trong công tác quản lý đang tồn tại là

nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại chính các cơ quan, tổ chức hữu

quan đến vụ án hình sự. Căn cứ này thể hiện tính liên quan và mối quan hệ nhân quả

giữa những thiếu sót hoặc vi phạm trong công tác quản lý đối với việc hình thành và

phát triển của tội phạm. Trường hợp các cơ quan, tổ chức hữu quan tuy có thiếu sót,

vi phạm nhưng không liên quan đến nguyên nhân và điều kiện của tội phạm thì

không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Ngoài ra, Tòa án cũng không tiến hành kiến

nghị đối với cơ quan, tổ chức không liên quan đến vụ án hình sự đang được xét xử.

1.1.2.2. Về thủ tục

Mặc dù trong nội dung Bộ luật TTHS năm 2015 không có điều luật nào quy

định trực tiếp đối với thủ tục kiến nghị sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác

9

quản lý nhưng tại Điều 264 đã chỉ rõ thời điểm phát hành, nội dung, đối tượng tiếp

nhận, hình thức công bố và cách thức phản hồi đối với kiến nghị.

Thời điểm Tòa án phát hành bản kiến nghị là cùng thời điểm với việc ra bản

án. Nội dung của kiến nghị được lập thành văn bản riêng và phải ghi nhận cụ thể biện

pháp cần áp dụng để khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tội phạm; đối tượng

tiếp nhận kiến nghị là cơ quan, tổ chức hữu quan đối với vụ án đang được xét xử.

Tùy theo trường hợp, Tòa án có thể đọc kiến nghị tại phiên tòa hoặc gửi riêng

cho cơ quan, tổ chức hữu quan. Bởi vì, kiến nghị của Tòa án có thể ảnh hưởng đến

uy tín hoặc liên quan đến bí mật công tác, bí mật Nhà nước, bí mật kinh doanh...

của cơ quan, tổ chức được kiến nghị nên nội dung kiến nghị khắc phục nguyên

nhân, điều kiện phát sinh tội phạm có thể không được đọc tại phiên tòa mà gửi riêng

cho từng trường hợp đối với những vụ án có liên quan đến an ninh quốc gia, bí mật

quân sự, bí mật công tác và trong kinh doanh… Đối với những trường hợp đại diện

cơ quan, tổ chức không có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử quyết định gửi

riêng kiến nghị cho cơ quan, tổ chức đó mà không cần công bố công khai tại phiên

tòa. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không ảnh hưởng đến bí mật quốc gia

hay bí mật trong công tác, kinh doanh… thì Tòa án đọc kiến nghị tại phiên tòa cũng

nhằm mục đích thực hiện công tác giáo dục, cảnh tỉnh, tuyên truyền cho các tổ

chức, cá nhân biết và có ý thức chấp hành pháp luật phòng ngừa tội phạm.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận (bằng cách đọc tại phiên tòa

hoặc gửi riêng), cơ quan, tổ chức nhận được kiến nghị phải phản hồi bằng văn bản

cho Tòa án biết về những biện pháp được áp dụng.

Như vậy, ngoài ý nghĩa góp phần phòng ngừa tội phạm tương tự xảy ra, bằng

hoạt động kiến nghị này, Tòa án góp phần nâng cao nhận thức của một bộ phận cán

bộ, đảng viên, nhân dân và cơ quan, tổ chức hữu quan về những thiếu sót, vi phạm

trong công tác quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan. Qua việc kiến nghị đối

với cơ quan hữu quan, góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm

chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu

tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Cùng với bản án, bản

kiến nghị đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả công tác xét xử vụ án hình sự theo

chức năng của Tòa án. Tuy nhiên, những quy định hiện hành của Bộ luật TTHS năm

2015 về căn cứ và thủ tục Tòa án kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan sửa chữa thiếu

sót, vi phạm trong công tác quản lý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xét

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!