Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
104
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1487

Kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HỒNG THANH

KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP & LUẬT HÀNH CHÍNH

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

Chuyên ngành Luật Hiến pháp & Luật Hành chính

Mã số chuyên ngành: 60380102

Học viên: LÊ THỊ HỒNG THANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ VĂN NHIÊM

LỚP CHL K2 – KHÁNH HÒA

KHÓA HỌC 2014 - 2016

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với Đề tài “Kiểm soát thủ tục

hành chính trong lĩnh vực đất đai” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới

sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. VŨ VĂN NHIÊM. Các tài liệu, số liệu, kết

quả trong luận văn là trung thực, có căn cứ và được ghi chú nguồn gốc rõ ràng. Tôi

xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này./.

Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Thanh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HĐND Hội đồng nhân dân

KSTTHC Kiểm soát thủ tục hành chính

LĐĐ Luật Đất đai

TTHC Thủ tục hành chính

UBND Ủy ban nhân dân

VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC

HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI ..................................................7

1.1. Khái quát chung về kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.7

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................7

1.1.2. Vai trò của kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai ...................12

1.1.3. Nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai ...................14

1.1.4. Chủ thể kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.........................15

1.2. Thẩm quyền kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.............17

1.2.1. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính ở Trung ương .......................................17

1.2.2. Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính tại địa phương ..................................18

1.3. Nội dung kiểm soát thủ tuc hành chính trong lĩnh vực đất đai...................21

1.3.1. Kiểm soát việc quy định thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy

phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền soạn thảo.............................................21

1.3.2. Kiểm soát việc công bố, công khai thủ tục hành chính ..................................28

1.3.3. Kiểm soát việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính............................30

1.3.4. Kiểm soát việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị quy định thủ tục hành

chính........................................................................................................................31

1.3.5. Kiểm soát việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính ....................................33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................37

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI............................................................................38

2.1. Khái quát về quá trình cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục

hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam....................................................38

2.2. Thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa

bàn tỉnh Khánh Hòa và tại một số tỉnh................................................................41

2.2.1. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành

chính trong lĩnh vực đất đai ....................................................................................41

2.2.2. Thực trạng công bố, công khai thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai ....45

2.2.3. Thực trạng tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

............................................................................................................................ 51

2.2.4. Thực trạng tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị quy định thủ tục hành

chính .......................................................................................................................55

2.2.5. Thực trạng rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính....................................57

2.2.6. Thực trạng công tác truyền thông thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình

hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính..............................................58

2.3. Nhận xét, đánh giá công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực

đất đai trên địa bàn Khánh Hòa và một số tỉnh..................................................59

2.3.1. Những kết quả tích cực đã đạt được ..............................................................59

2.3.2. Những hạn chế, bất cập.................................................................................61

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế bất cập......................................................63

2.4. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong

lĩnh vực đất đai ......................................................................................................70

2.4.1. Sửa đổi, bổ sung một số bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về

kiểm soát thủ tục hành chính ...................................................................................70

2.4.2. Sửa đổi một số nội dung quy định thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

tại các văn bản quy phạm pháp luật........................................................................71

2.4.3. Sửa đổi quy định về đánh giá, bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận

và giải quyết thủ tục hành chính..............................................................................73

2.4.4. Ban hành văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức

đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính .....................................................................74

2.4.5. Bố trí đủ biên chế cho Phòng kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư

pháp ........................................................................................................................75

2.4.6. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế giải quyết thủ tục hành chính theo cơ

chế một cửa, một cửa liên thông, hướng đến tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trực tuyến

và xây dựng hồ sơ điện tử........................................................................................75

2.4.7. Đổi mới công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ

tục hành chính.........................................................................................................76

2.4.8. Ứng dụng công nghệ thông tin để kiểm soát thủ tục hành chính ...................77

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................79

KẾT LUẬN............................................................................................................80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định một trong ba đột phá chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 là "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh

bình đẳng và cải cách hành chính".1 Với thông điệp đó, cả hệ thống chính trị đã

“Huy động toàn xã hội tham gia vào quy trình kiểm soát thủ tục hành chính để thực

hiện tốt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm nguyên tắc chỉ ban hành và

duy trì các thủ tục hành chính thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và có chi phí tuân

thủ thấp nhất”. 2

Thủ tục hành chính là “công cụ”, “phương tiện” quan trọng để các cơ quan

hành chính Nhà nước thực hiện việc quản lý ngành, lĩnh vực cụ thể theo phạm vi,

chức năng, nhiệm vụ được giao, cũng là cách thức giải quyết công việc liên quan

đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, phản ánh bản chất dân chủ, tính

phục vụ, khoa học và hiện đại của nền hành chính Nhà nước.

Thủ tục hành chính được phân chia nhiều lĩnh vực, trong đó thủ tục hành chính

trong lĩnh vực đất đai có sự liên quan trực tiếp đến đại đa số quyền và lợi ích hợp

pháp của cá nhân, tổ chức vì đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là một trong ba

thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống (nước, không khí, đất), sự tồn

tại và phát triển của loài người luôn gắn liền với đất đai, vai trò cực kỳ quan trọng

của đất đai đã được Marx khái quát: “Đất là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi

của cải vật chất”3

. Do đó, muốn quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả thì cần phải

kiểm soát chặt chẽ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai để vừa đáp ứng thực

hiện nhiệm vụ, vấn đề mới luôn phát sinh trong quản lý Nhà nước, vừa đảm bảo quy

định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí,

công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính nhằm loại bỏ

những quy định bất cập, hạn chế trong công tác quản lý, ban hành chính sách, thực

thi pháp luật đang là rào cản cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới đất nước cho thấy hệ thống chính sách, pháp

luật đất đai ở nước ta đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện để phù hợp với cơ

chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc củng cố chế độ

sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản

lý; từng bước mở rộng quyền cho người sử dụng đất; quyền sử dụng đất trở thành

1

Tài liệu học tập các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, tr.53.

2

“Kiểm soát thủ tục hành chính góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả và hiện đại”,

http://www.moj.gov.vn/cchc/tintuc, truy cập ngày 05/3/2015

3 Các Mác – Ăng-ghen (1979), Tuyển tập, tập 23, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 189.

2

hàng hóa đặc biệt, được giao dịch trên thị trường bất động sản, phát triển kinh tế

trang trại, xây dựng nông thôn mới; thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, làm

cho đất đai trở thành nguồn nội lực ngày càng quan trọng để thực hiện công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước,...

Tuy nhiên, qua thực tiễn quản lý cho thấy thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất

đai vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính quá hạn

nhiều, quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, chưa

tạo được niềm tin và sự đồng thuận của cá nhân, tổ chức khi tiếp cận và thực hiện thủ

tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Kiểm soát thủ

tục hành chính trong lĩnh vực đất đai” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Kiểm soát thủ tục hành chính là nhiệm vụ mới, bắt đầu được thực hiện từ ngày

14/10/2010 nhưng đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà

quản lý. Điều đó đã được thể hiện qua các công trình, bài viết, bài nghiên cứu sau đây:

- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải

cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương, Báo cáo khoa học đề tài

cấp Bộ do Đỗ Văn Côi làm chủ nhiệm, Hà Nội, năm 2012. Báo cáo đã đề cập và

phân tích khái niệm, nội dung và đặc điểm của thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục

hành chính; đề cập đến những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực

hiện thủ tục hành chính trước khi triển khai thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục

hành chính và Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 10/6/2010 của Chính phủ, từ đó

nêu lên những lợi ích mang lại của kiểm soát thủ tục hành chính. Ngoài ra, đề tài

còn tổng kết những kinh nghiệm của một số nước về cải cách thủ tục hành chính, từ

đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó có các

giải pháp trọng tâm là tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành

chính và kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện nghiêm túc việc lấy ý kiến đối với

dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính, kiện toàn tổ

chức bộ máy và cán bộ công chức làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính, tăng

cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính, ứng dụng công

nghệ thông tin trong công tác cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành

chính. Đề tài khoa học này đã được tác giả tham khảo để phục vụ cho việc nghiên

cứu về thực trạng của công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

- Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính, Nhà xuất bản Tư

pháp, Hà Nội, năm 2013. Đây là cuốn sách hướng dẫn nghiệp vụ nhưng có giá trị về

lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng, trong đó đã trình bày những vấn đề lý luận

về kiểm soát thủ tục hành chính, về sự tham gia ý kiến đối với quy định thủ tục

3

hành chính, hướng dẫn cách tính chi phí xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính,

công bố, công khai thủ tục hành chính, rà soát, đánh giá quy định thủ tục hành

chính, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành

chính, quản lý và sử dụng cán bộ công chức đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính.

Tài liệu này được luận văn tham khảo để nghiên cứu về nội dung kiểm soát thủ tục

hành chính trong lĩnh vực đất đai.

- Luận văn tiến sĩ luật học với đề tài “Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục

hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” của tác giả

Nguyễn Văn Linh, bảo vệ thành công năm 2015 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh. Luận án của tác giả có đề cập đến cơ sở lý luận về thủ tục hành chính và

một số kiến nghị giải pháp được luận văn tham khảo có chọn lọc để nghiên cứu về

thực trạng tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

- Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ

chức và hoạt động của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay”

của tác giả Đoàn Thị Hồng Hạnh, bảo vệ thành công năm 2012 tại Trường Đại học

Luật Hà Nội. Luận văn đã đề cập đến ưu điểm và bất cập về tổ chức và hoạt động

của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính, từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện để nâng

cao hiệu quả hoạt động của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính. Luận văn này đã

được tác giả tham khảo để nghiên cứu về giải pháp kiện toàn tổ chức và hoạt động

của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính.

- Thủ tục hành chính và hoạt động của cơ quan hành chính với việc bảo đảm

quyền của công dân, Trần Thanh Hương, Nghiên cứu nhà nước số 10/2005;

- Về công tác cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua, Đỗ Quốc Hưng,

Tạp chí Quản lý Nhà nước số 175/2010;

- Văn phòng đăng ký đất đai bước đột phá lớn về cải cách thủ tục hành chính,

Kiều Đăng Tuyết, Tài nguyên và Môi trường, 2015, Số 8 (214), tr.35-36;

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, Lê Thanh Khuyến,

Tài nguyên và Môi trường, 2015, số 8 (214), tr.25-26;

- Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính về đất đai, Quang Anh, Tài nguyên và

Môi trường, 2015, số 16 (222), tr. 39 - 40;

- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai hướng tới nền hành chính

phục vụ, chuyên nghiệp, Đăng Tuyên, Tài nguyên và Môi trường, 2011, số 6 (116),

tr.2-4;

- Hướng dẫn hành chính một số nội dung quan trọng của Luật Thủ tục hành

chính Nhật Bản và vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá

nhân, Tiến sỹ Phạm Hồng Quang, Dân chủ và pháp luật số chuyên đề 3/2010;

4

- Thành công cải cách hành chính tại Anh qua Chương trình One in – One out

(Một vào – Một ra) của tác giả Tâm Vũ, Cổng thông tin điện tử về thủ tục hành chính

www.thutuchanhchinh.gov.vn, ngày 23/9/2013. Tác giả bài viết đã trình bày khái

quát mô hình One in - One out (Một vào - Một ra). Theo đó, nội dung chương trình

này là các cơ quan ban hành thủ tục hành chính phải tiến hành đánh giá tác động của

thủ tục hành chính trước khi ban hành, bảo đảm khi ban hành mới thủ tục hành chính

có phát sinh chi phí cho doanh nghiệp thì cơ quan ban hành quy định đó phải có giải

pháp cắt giảm mức chi phí tương đương chi phí doanh nghiệp vừa bỏ ra.

Các đề tài, công trình nghiên cứu, bài viết trên đề cập tới cải cách hành chính,

cải cách thủ tục hành chính từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, kiểm

soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai chưa có công trình nghiên cứu một

cách đầy đủ và hệ thống về kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Do

đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu luận văn, tác giả hy vọng đóng góp một phần vào việc

làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát thủ tục hành chính

trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và ở Việt Nam hiện nay.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực

đất đai. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính

trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Khánh Hòa và một số tỉnh để chỉ ra những bất cập,

hạn chế, đồng thời kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát thủ tục

hành chính trong lĩnh vực đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục

hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Phân tích thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát thủ tục hành

chính trong lĩnh vực đất đai.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai (trong đó chủ yếu

nghiên cứu hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm

vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) là đối tượng nghiên cứu của luận văn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!