Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh 10 thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Lê Thanh Thảo ; Lê Thẩm Dương người hướng dẫn khoa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
LÊ THANH THẢO
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 10
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
ii
TÓM TẮT
Trong những năm qua kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào
kinh tế thế giới. Cùng với đó hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cũng ngày càng
có những bước nhảy vọt đáng kể về cả lượng và chất. Các NHTM với đặc thù là tổ
chức kinh doanh “quyền sử dụng tiền”, có độ rủi ro cao nên vấn đề kiểm soát rủi ro
có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đặc biệt với một quốc gia đang phát triển như ở Việt
Nam, nếu xảy ra một ngân hàng yếu kém trong quản trị không những gây tổn thất cho
ngân hàng đó mà còn tạo nên hiệu ứng dây chuyền lên toàn hệ thống.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế cũng như đẩy mạnh sức cạnh tranh với các
ngân hàng khác trên địa bàn, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN10
TP.HCM đã triển khai các loại hình tín dụng một cách thường xuyên và đa dạng hình
thức. Việc nhận diện, đánh giá và kiểm soát RRTD là hoạt động CN luôn quan tâm
hàng đầu và đạt kết quả tốt, bằng chứng là tỷ lệ nợ xấu ngày càng suy giảm, góp phần
vào kết quả kinh doanh của đơn vị phát triển ổn định, bền vững. Tuy nhiên,
Vietinbank – CN10 TP.HCM vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tín dụng, tỷ
lệ nợ xấu tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, vấn đề xử lý nợ gặp nhiều khó khăn.
Điều này chứng tỏ công tác kiểm soát RRTD tại Vietinbank – CN10 TP.HCM vẫn
còn những hạn chế nhất định, đây là vấn đề mà Vietinbank – CN10 TP.HCM luôn
hết sức quan tâm và tìm giải pháp để hoàn thiện.
Nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm soát RRTD tại chi nhánh, luận
văn “Kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
CN10 TP.HCM” giúp hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận cơ sở về kiểm soát
RRTD tại NHTM; phân tích, đánh giá thực trạng RRTD và kiểm soát RRTD tại
Vietinbank – CN10 TP.HCM giai đoạn 2015-2019. Trên cơ sở đó tìm ra những hạn
chế và phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác kiểm soát RRTD
tại Vietinbank – CN10 TP.HCM. Đề xuất các giải pháp tăng cường và hoàn thiện
hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN10 TP.HCM.
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, rõ ràng, minh
bạch.
Tác giả luận văn
Lê Thanh Thảo
iv
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Lê Thẩm Dương đã hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo khoa Sau đại học
trường Đại học ngân hàng TP. HCM đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, toàn thể cán bộ công nhân viên tại
ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN10 TP.HCM đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
để tôi được yên tâm tham gia học tập, thu thập tài liệu nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành ảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích
lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Tác giả luận văn
Lê Thanh Thảo
v
MỤC LỤC
TÓM TẮT..................................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................x
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................xii
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................xii
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................xiv
2.1. Mục tiêu tổng quát:………………………………………………………..xiv
2.2. Mục tiêu cụ thể:……………………………………………………………xiv
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...........................................................................xiv
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................xv
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:………………………………………….xv
4.2. Phạm vi nghiên cứu:……………………………………………………….xv
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................xv
5.1. Phương pháp thu thập số liệu. .....................................................................xv
5.2. Phương pháp phân tích số liệu.....................................................................xv
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................xvi
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................xvi
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .......................................xvii
8.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài. ...........................................................xvii
8.2. Công trình nghiên cứu trong nước. ............................................................xix
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................1
1.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. .............................1
1.1.1 Tín dụng………………………………………………………………………1
1.1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng…………………………………………………..7
1.2 Quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại...............17
1.2.1 Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại…………….17
1.2.2 Các nguyên tắc kiểm soát rủi ro tín dụng………………………………….17
vi
1.2.3 Các phương thức kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại……18
1.2.4 Các tiêu chí đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng…………………………22
1.3 Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro tín dụng của một số NHTM trong và ngoài
nước………………………………………………………………………………..24
1.3.1 Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro tín dụng của một số NHTM Việt Nam…….24
1.3.2 Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro tín dụng của một số NHTM trên thế giới….26
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Vietinbank – CN10 TP.HCM…31
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CN10 TP.HCM......................35
2.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Vietinbank – CN10 TP.HCM. ..............35
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển…………………………………35
2.1.2 Cơ cấu tổ chức phòng ban…………………………………………………35
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank – CN10 TP. HCM giai đoạn
2015-2019....……………………………………………………………………….36
2.1.4 Hoạt động tín dụng tại Vietinbank – CN10 TP.HCM giai đoạn 2015- 2019.37
2.2 Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN10
TP.HCM...................................................................................................................39
2.2.1. Công tác nhận diện rủi ro tín dụng…………………………………………39
2.2.2. Công tác đo lường rủi ro tín dụng………………………………………….40
2.2.3. Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng…………………………………………45
2.2.4. Công tác xử lý rủi ro tín dụng……………………………………………..51
2.3 Tổ chức bộ máy kiểm soát rủi ro tín dụng..................................................59
2.3.1 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ……………………………..59
2.3.2 Phân tách chức năng của các bộ phận trong quy trình phê duyệt cấp tín
dụng………………………………………………………………………………...59
2.3.3 Chính sách cấp tín dụng……………………………………………………60
2.3.4 Kiểm tra và giám sát tín dụng……………………………………………..61
2.3.5 Khắc phục rủi ro tín dụng………………………………………………….62
2.3.6 Các quy định cụ thể hạn mức rủi ro tín dụng62
vii
2.4 Đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN10
TP.HCM...................................................................................................................64
2.4.1 Những kết quả đạt được. 64
2.4.2 Những hạn chế. 65
2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN10 TP. HCM.
68
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................................71
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
– CN10 TP.HCM. ....................................................................................................72
3.1 Định hướng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN10
TP.HCM...................................................................................................................72
3.1.1 Định hướng phát triển tín dụng tại Vietinbank – CN10 TP.HCM trong thời
gian tới……………………………………………………………………………...72
3.1.2 Định hướng kiểm soát tín dụng tại Vietinbank – CN10 TP.HCM trong thời
gian tới……………………………………………………………………………...72
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Vietinbank –
CN10 TP. HCM. ......................................................................................................73
3.2.1 Hoàn thiện nội dung của từng phương thức kiểm soát………………………74
3.2.2 Hoàn thiện mô hình kiểm soát tín dụng tập trung........................................79
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm chất lượng tín dụng của khách hàng…..80
3.2.4 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thẩm định và quản
lý khoản vay………………………………………………………………………..81
3.2.5 Nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ cho hoạt động kiểm soát rủi ro……..81
3.2.6 Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ………………….82
3.2.7. Nhóm giải pháp liên quan đến công tác nhận diện rủi ro tín dụng…………..84
3.2.8. Nhóm giải pháp liên quan đến công tác đo lường rủi ro tín dụng……………85
3.2.9. Nhóm giải pháp liên quan đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng…………..85
3.2.10. Nhóm giải pháp liên quan đến công tác xử lý rủi ro tín dụng………………87
3.2 Kiến nghị........................................................................................................88
viii
3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng Vietinbank – CN10 TP.HCM…………………..88
3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan liên quan………………………………………88
KẾT LUẬN..............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94
PHỤ LỤC 1: THỜI GIAN KIỂM TRA LẠI SAU CHO VAY, ĐỊNH GIÁ LẠI
TÀI SẢN ĐẢM BẢO ..............................................................................................97
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỪ BẢNG CÂU HỎI CÁC NGUYÊN
NHÂN GÂY RA RỦI RO TÍN DỤNG..................................................................99
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUYÊN GIA .....................................102
PHỤ LỤC 4: QUY TRÌNH NỘI BỘ VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
THÔNG QUA QUY TRÌNH CẢNH BÁO RỦI RO TÍN DỤNG EWS (EARLY
WARNING SYSTEM)..........................................................................................103
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Rủi ro tín dụng RRTD
Ngân hàng thương mại NHTM
Ngân hàng Nhà nước NHNN
Ngân hàng Trung ương NHTW
Thương mại cổ phần TMCP
Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank (VTB)
Ngân hàng nhà nước NHNN
Xử lý rủi ro XLRR
Doanh nghiệp nhà nước DNNN
Tổ chức tín dụng TCTD
Trung tâm tín dụng ngân hàng nhà nước CIC
Chi nhánh CN
Cán bộ quan hệ khách hàng CBQHKH
Xếp hạng tín dụng XHTD
Sản xuất kinh doanh SXKD
Tài trợ thương mại TTTM
Cấp thẩm quyền CTQ
Giám đốc khách hàng GĐKH
Phòng phê duyệt tín dụng P.PDTD
Thẩm định tín dụng TĐTD
Báo cáo thẩm định BCTD
Báo cáo rà soát tín dụng BCRSTD
x
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Chỉ số tài chính của Vietinbank – CN10 giai đoạn 2015-
2019
37
Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng giai đoạn 2015 - 2019 38
Bảng 2.3
Thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại Vietinbank – CN10
TP.HCM
48
Bảng 2.4 Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng các năm 2015 -2019 56
Bảng 2.5 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng 57
Bảng 2.6
Tình hình thu hồi nợ của ngân hàng Vietinbank – CN10
các năm 2015-2019
58
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình Tên hình Trang
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức phòng ban. 36
Hình 2.2
Quy trình điều tra và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng
khách hàng EWS.
62
xii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc là
trung gian luân chuyển nguồn vốn giữa các chủ thể kinh tế. Tín dụng có ý nghĩa quyết
định đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và nó cũng quyết định đến sự phát
triển hay thất bại của một NHTM. Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là nghiệp vụ
quan trọng nhất, nó mang lại nguồn thu nhập chính để duy trì hoạt động cho bộ máy
quản lý, đồng thời tích lũy lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì lẽ đó, tại bất cứ ngân
hàng thương mại nào, hiệu quả của hoạt động tín dụng cũng luôn được quan tâm hàng
đầu. Phổ biến trong hoạt động tín dụng NHTM là hoạt động cho vay.
Rủi ro tín dụng thể hiện qua chỉ tiêu nợ xấu, nó gây ra những hệ lụy xấu đến
hoạt động của ngân hàng, chẳng hạn như là các ngân hàng phải gia tăng việc trích lập
dự phòng rủi ro, dẫn đến giảm lợi nhuận. Trường hợp phải trích lập dự phòng quá
mức có thể làm cho lợi nhuận của các ngân hàng âm, từ đó làm mất niềm tin đối với
các cổ đông và có thể dẫn đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng suy giảm. Nợ xấu tăng
cao còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn,
thậm chí là rủi ro hệ thống trong thị trường tài chính. Rủi ro tín dụng không thể được
loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế đến mức thấp nhất có thể, đồng thời áp dụng
các biện pháp khắc phục chủ động khi rủi ro xảy ro. Với tình hình hội nhập sâu của
nền kinh tế như hiện nay, Việt Nam không ngừng mở cửa để thu hút vốn từ bên ngoài,
thì sự biến hóa của các yếu tố rủi ro càng trở nên đa dạng và tăng lên gấp nhiều lần
so với trước đây. Vì vậy, vấn đề quản trị và giảm thiểu rủi ro tín dụng đang trở nên
cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trong thời gian gần đây, tình trạng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu luôn là vấn đề quan
tâm thường trực và đang ở tín hiệu báo động trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Vấn đề nợ xấu là biểu hiện phản ánh rõ nét của RRTD - một trong các loại rủi ro được
đánh giá là lâu đời và quan trọng nhất. Mặt khác, hầu hết các ngân hàng đều mở rộng
quy mô hoạt động, các CN và phòng giao dịch xuất hiện ngày càng nhiều làm nảy
sinh vấn đề là các ngân hàng cạnh tranh nhau và không chú trọng đến RRTD để chiếm