Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

“Kiểm soát quyền lực nhà nước” - bước đột phá quan trọng về lý luận của Đảng ta trong đại hội lần thứ XI
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đỗ Quỳnh Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95(07): 89 - 92
89
“KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC” - BƯỚC ĐỘT PHÁ QUAN TRỌNG
VỀ LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG TA TRONG ĐẠI HỘI LẦN THỨ XI
Đỗ Quỳnh Hoa*
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực được nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước để
quản lý xã hội. Vì vậy kiểm soát quyền lực của nhà nước nhằm đảm bảo nền dân chủ và phát huy
quyền lực thực sự của nhân dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kiểm soát
quyền lực của nhà nước ta, trong những năm qua ở một số lĩnh vực kết quả đạt được chưa cao.
Nguyên nhân chính là do việc kiểm soát, giám sát thực về thực thi quyền lực này chưa được thực
hiện tốt. Nhận thức rõ điều này, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã có bước đột
phá quan trọng trong nhận thức về mặt lý luận ở lĩnh vực kiểm soát quyền lực nhà nước. Để thực
hiện kiểm soát chặt chẽ về quyền lực nhà nước theo Nghị quyết của Đảng, tác giả đưa ra một số
phương thức cơ bản, đó là ngoài sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cần phải tăng cường sự giám sát
chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị; vai trò giám sát của các cơ quan báo chí;
công tác tuyên truyền cơ quan thông tin đại chúng, trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò giám sát,
phản biện của Mặt trận Tổ quốc các cấp.
Từ khóa: Kiểm soát quyền lực Nhà nước, Đại hội Đảng lần thứ XI
SỰ CẦN THIẾT PHẢI KIỂM SOÁT
QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
*
Trong chế độ dân chủ và pháp quyền thì
quyền lực nhà nước không phải là quyền lực
tự có của nhà nước, mà là quyền lực được
nhân dân ủy quyền, nhân dân giao quyền. Vì
quyền lực nhà nước là của nhân dân, nhưng
nhân dân lại không trực tiếp thực hiện quyền
quản lý xã hội của mình mà lại giao cho
những người đại diện, là những cán bộ, công
chức trong cơ quan nhà nước thực hiện, nên
tất yếu nảy sinh sự đòi hỏi chính đáng và tự
nhiên là nhân dân phải kiểm soát quyền lực
nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho nhà
nước, quyền lực nhà nước lại thường vận
động theo xu hướng tự phủ định mình, trở
thành đối lập với chính mình lúc ban đầu (từ
của nhân dân là số đông chuyển thành số ít
của một nhóm người hoặc của một người).
C.Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của
quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là
của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước,
suy cho cùng, là giao cho một số người cụ thể
thực thi. Mà con người thì "luôn luôn chịu sự
*
Tel: 0904 057070, Email: [email protected]
ảnh hưởng của các loại tình cảm và dục vọng
đối với các hành động của con người. Điều
cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất"
[1]. Đặc biệt là khi lý tính bị chi phối bởi các
dục vọng, thói quen hay tình cảm thì khả năng
sai lầm trong việc thực thi quyền lực nhà
nước càng lớn. Hơn nữa, với bản tính vị kỷ,
con người thường "bị điều khiển bởi khát
vọng, trong đó khát vọng về quyền lực vừa là
mục tiêu, vừa là công cụ để đạt các khát vọng
khác"[2]. Với đặc điểm đó của con người,
không thể khẳng định người được ủy quyền
luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì mà nhân
dân đã ủy quyền. Vì vậy, kiểm soát quyền lực
nhà nước là một nhu cầu khách quan từ phía
người ủy quyền đối với người được ủy quyền.
Hơn thế nữa, quyền lực nhà nước không phải
là một đại lượng có thể cân, đong, đo, đếm
được một cách rạch ròi, vì nó là một thể thống
nhất. Điều đó lại càng đòi hỏi phải kiểm soát
quyền lực nhà nước để hạn chế sự lộng
quyền, lạm quyền, mâu thuẫn chồng chéo
hoặc trùng lặp trong quá trình thực thi quyền
lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước, hạn
chế hiệu lực và hiệu quả thực thi quyền lực
nhà nước được nhân dân ủy quyền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn