Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn KPMG Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY
TNHH KPMG VIỆT NAM
SVTH: PHẠM NHẬT QUANG
MSSV: 1154040454
Ngành: Kế toán – Kiểm toán
GVHD: TH.S LÊ THỊ THANH XUÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi viết trang lời cảm ơn với mục đích cảm ơn những người đã góp phần giúp đỡ tôi hoàn
thành báo cáo tốt nghiệp này một cách tốt đẹp. Trước tiên, tôi gửi lời cảm ơn tới Th.S Lê
Thị Thanh Xuân, giảng viên khoa Kế toán- kiểm toán đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
trong khoảng thời gian dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Bên cạnh, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người- những nhân viên công ty
TNHH KPMG Việt Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện trong những cuộc kiểm toán
cũng như cung cấp những tài liệu có thể giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này. Trong thời
gian thực tập tại công ty, tôi có điều kiện được tiếp cận với quy trình kiểm toán chuẩn mực
và cách thức làm việc chuyên nghiệp của nhân viên KPMG và hi vọng sẽ có cơ hội làm
việc chung với mọi người trong tương lai không xa.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc tập thể giảng viên của trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh dồi dào sức khỏe thành công trong công tác. Kính chúc tất cả nhân viên KPMG Việt
Nam hoàn thành xuất sắc công việc được giao để KPMG Việt Nam không những là một
trong những công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam mà còn là nơi tập trung được nhiều
nhân tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện
Phạm Nhật Quang
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................2
1.3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu....................................................2
1.3.1. Đối tượng, phạm vi:...........................................................................................2
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................2
1.4. Kết cấu của bài báo cáo thực tập ..........................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG KIỂM TOÁN.....................................................................................................4
2.1 Khái niệm về chất lượng kiểm toán:..................................................................4
2.1.1. Khái niệm về chất lượng: ...............................................................................4
2.2 Khái niệm về chất lượng hoạt động kiểm toán:................................................5
2.3 Khái niệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ....................................6
2.3.1. Kiểm soát:.......................................................................................................6
2.3.2. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:...................................................7
2.3.3. Các cấp độ quản lý đối với kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:......8
2.3.4. Ý nghĩa của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: ...............................9
2.4 Mục tiêu của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:...............................9
2.5 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đối với tổng thể công ty:..........11
2.6 Kiểm soát chất lượng đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể: ...........................15
Kết luận chương 2: ......................................................................................................19
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM VÀ
CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP KHÁC ..................................................20
3.1. Khái quát tình hình kiểm toán độc lập tại Việt Nam.....................................20
3.2. Giới thiệu KPMG Việt Nam:............................................................................23
3.2.1 Giới thiệu về KPMG Việt Nam:...................................................................23
3.2.2 Sự phát triển của KPMG Việt Nam:.............................................................27
3.2.3 Giới thiệu các quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán (KAM
và RMM) ...................................................................................................................29
3.3. Thực trạng thực hiện việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại
KPMG Việt Nam:........................................................................................................31
3.4. Kiểm soát trên từng hợp đồng kiểm toán: ......................................................38
3.5. Hệ thống tin học bổ trợ cho việc kiểm toán:...................................................42
3.6. So sánh hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán giữa KPMG Việt Nam
và các công ty kiểm toán độc lập khác.......................................................................45
3.6.1. Các công ty thuộc nhóm Big4 Việt Nam: ....................................................45
3.6.2. Các công ty kiểm toán lớn ở Việt Nam:.......................................................48
3.6.3. Các công ty kiểm toán độc lập có quy mô nhỏ: ...........................................50
Kết luận chương 3........................................................................................................52
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM
TOÁN TẠI KPMG VIỆT NAM.................................................................................53
4.1. Đánh giá mức độ thức hiện của hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán
tại KPMG Việt Nam:...................................................................................................53
4.1.1. Ưu điểm:......................................................................................................53
4.1.2. Nhược điểm:................................................................................................54
4.2. Kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng tại KPMG Việt
Nam .................................................................................................................... 57
4.2.1. Xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với tình hình kinh doanh tại Việt
Nam ......................................................................................................................57
4.2.2. Xúc tiến việc thực hiện quy trình đánh giá, chấp nhận và duy trì khách hàng:
......................................................................................................................57
4.2.3. Nâng cao chất lượng nhân viên, chú trọng đến chính sách đãi ngộ nhân viên,
giữ chân người tài:.....................................................................................................58
4.2.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, soát xét lại:..........59
4.2.5. Xây dựng chương trình đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sau khi
hoàn tất kiểm toán: ....................................................................................................60
KÊT LUẬN CHƯƠNG 4:...........................................................................................61
KẾT LUẬN ..................................................................................................................62
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu của việc tìm hiểu thông tin
tài chính của các công ty rất được các nhà đầu tư quan tâm. Vì khi họ tiến hành đầu tư,
đó chính là tiền của mà họ bỏ ra nên họ rất cần những thông tin tài chính phản ánh chính
xác, khách quan về tình hình “sức khỏe” của công ty có dự định. Vì lẽ đó, ngành kiểm
toán độc lập tại Việt Nam đang có những bước phát triển tương đối vững mạnh cả về
chất lẫn lượng. Mặc dù ngành kiểm toán độc lập còn tương đối non trẻ, mới được hình
thành khoảng 20 năm gần đây nhưng được đánh giá là một trong những ngành phát triển
và làm khách quan hóa thị trường tài chính của Việt Nam. Nắm bắt được nhu cầu này,
ngày càng nhiều các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được ra đời tại Việt Nam. Nhưng
bên cạnh đó, các công ty kiểm toán quốc tế hoặc thành viên các hãng quốc tế cũng đã
có những bước đi đầu tiên, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty kiểm toán với
nhau. Và hiện nay, mặc dù thị phần kiểm toán chính vẫn thuộc về các công ty quốc tế
nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thu hẹp dần khoảng cách này bằng việc
nâng cao chất lượng, có chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với nhân sự trong ngành.
Nhưng vẫn còn đó những khoảng cách mà kì vọng của người sử dụng báo cáo tài chính
và khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp kiểm toán. Khi người dùng lại có yêu cầu về
sự chính xác tuyệt đối nhưng năng lực của các doanh nghiệp kiểm toán có hạn, phần vì
thời gian, giá phí nên không thể thực hiện được những yêu cầu đó.
Các doanh nghiệp Việt Nam nếu có đủ điều kiện tài chính thì nhiều khả năng họ sẽ chọn
những doanh nghiệp kiểm toán có vốn nước ngoài, vì đơn giản vì người Việt thích sử
dụng “hàng hiệu nước ngoài”. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng có niềm tin vào các doanh
nghiệp kiểm toán nước ngoài nhiều hơn vì chất lượng được đảm bảo hơn. Và thật sự các
doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam chưa xây dựng được hình ảnh thương hiệu cũng như
chứng tỏ được chất lượng của mình. Và một câu hỏi được đặt ra là nếu doanh nghiệp
kiểm toán Việt Nam có đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng cho mình nhưng liệu rằng
dịch vụ đem lại cho khách hàng có thỏa những tiêu chuẩn ấy hay không? Đó mới là mối
quan tâm hiện nay, và Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1:
“Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính,
dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác” (VSQC1) và chuẩn mực kiểm toán số
220: “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán” nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chất
lượng mục tiêu và thực tế khi cung cấp cho khách hàng.
Trong bối cảnh của nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, kiểm soát chất lượng
dịch vụ là chìa khóa quan trọng cho việc tồn tại của doanh nghiệp kiểm toán tại Việt
Nam. Nâng cao cũng như kiểm soát chất lượng là điều kiện cần thiết trong hoạt động
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 2
của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn Việt Nam vừa gia nhập WTO, phải chịu áp
lực cạnh tranh từ nhiều doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài.
Sự sụp đổ của một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới giai đoạn năm 2001
như Authur Anderson. Cũng như ở trong nước là những vụ việc công ty cổ phần Bông
Bạch Tuyết năm 2008 đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc lỏng lẻo trong kiểm
soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, qua thời gian thực tập tại công ty TNHH KPMG Việt
Nam, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
tại công ty TNHH KPMG Việt Nam” nhằm giới thiệu về quy trình kiểm soát chất lượng
của công ty, cũng như mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy
trình hiện có.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH
KPMG Việt Nam nhằm xác định được mức độ tuân thủ của công ty và hướng dẫn
của các chuẩn mực có liên quan (VSQC1, VSA 220)
Đề xuất các nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của công ty ở các giai đoạn khác
nhau của cuộc kiểm toán và trên tổng thể.
Tiến hành khảo sát một số công ty kiểm toán khác ở phạm vi Việt Nam trong các
nhóm khác nhau (Quy mô lớn, trung bình và nhỏ) và từ đó đưa ra các nhận định liên
quan tới kết quả nghiên cứu.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng, phạm vi:
Báo cáo tập trung nghiên cứu về quy trình kiểm soát chất lượng và các vấn đề liên quan
được thực hiện bởi công ty TNHH KPMG Việt Nam và các công ty kiểm toán khác
được khảo sát. Tác giả mong muốn người đọc có cái nhìn chân thật hơn về những sự
khác nhau và giống nhau, có tuân theo chuẩn mực kiểm toán VSA 220 hay không giữa
các công ty cũng như hình thức thể hiện ở mỗi công ty.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Báo cáo sử dụng các phương pháp như quan sát, tổng hợp, biểu đồ, phân tích, so sánh,
đưa ra câu hỏi và bảng khảo sát giữa các công ty. Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo
cũng như kiến thức tổng hợp của bản thân và quá trình thực tế tìm hiểu tại công ty TNHH
KPMG Việt Nam để có thể đánh giá, đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng tại công ty.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 3
1.4. KẾT CẤU CỦA BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về kiểm soát chất lượng trong công ty kiểm toán
Chương 3: Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của
công ty TNHH KPMG Việt Nam và các công ty kiểm toán độc lập khác tại Việt Nam
Chương 4: Nhận xét và đề ra các kiến nghị cần thiết
Dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như kiến
thức nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp
ý của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty TNHH KPMG Việt Nam. Cuối cùng tôi
chân thành cảm ơn ThS. Lê Thị Thanh Xuân, Ban lãnh đạo công ty TNHH KPMG Việt
Nam cùng các anh chị trong công ty đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo của mình.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
2.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN:
2.1.1. Khái niệm về chất lượng:
Chất lượng là một khái niệm rất khó để định nghĩa vì đối với mỗi người có mỗi nhận
thức khác nhau về chất lượng. Bên cạnh đó, chất lượng còn biến chuyển theo thời gian,
không gian và tùy thuộc vào thời điểm của nền kinh tế. Ta có thể đưa ra một số khái
niệm về chất lượng như sau:
Theo từ điển Tiếng Việt (1994) thì “Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những
thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để
phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. chất
lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó có cái liên kết các thuộc tính của
sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một thể tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và
không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất
lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất
lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không
thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất
lượng và số lượng.”
Theo định nghĩa của TCVN 5200-ISO9000 của Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất
Lượng thì “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn các yêu
cầu đề ra hoặc định trước của người mua”.
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, cũng đã đưa ra
định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm,
hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của Công ty được kiểm toán và các bên
có liên quan".
Vậy các định nghĩa trên của chất lượng là thước đo giá trị của sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ,… Chất lượng là vấn đề được đặt ra đối với mọi nền kinh tế sản xuất và mọi loại hình
hoạt động kinh doanh. Chất lượng phản ánh giá trị về mặt lợi ích của sản phẩm hàng
hóa dịch vụ là khái niệm phức tạp, tùy thuộc vào trình độ của nền kinh tế và tùy thuộc
vào cảm quan của mỗi cá nhân. Có nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau đưa ra nhiều định
nghĩa về chất lượng nhưng tựu chung các định nghĩa này đều nêu nổi bật cái cuối cùng
mà cả người sản xuất và người tiêu dùng đều muốn đạt tới là sự thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng với các điều kiện nhất định.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 5
2.2 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM
TOÁN:
Theo như chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 220- Kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán: “Chất lượng hoạt động kiểm toán mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử
dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm
toán viên; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến
đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời
gian định trước với giá phí hợp lý”.
Như vậy, chất lượng hoạt động kiểm toán có thể được xem xét dưới ba góc độ:
Mức độ người sử dụng thông tin thỏa mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy
của kết quả kiểm toán.
Mức độ đơn vị được kiểm toán thỏa mãn về ý kiến đóng góp nhằm mục đích
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đề ra trong hợp
đồng kiểm toán và chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức độ hợp lý.
Việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán không chỉ được thực hiện bởi doanh
nghiệp kiểm toán, mà cần phải có sự giám sát chặt chẽ của các hội nghề nghiệp và các
cơ quan có thẩm quyền đối với ngành nghề này. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài là
thực hiện việc đánh giá đối với doanh nghiệp kiểm toán trong việc cung cấp dịch vụ
được thực hiện bởi một hội đồng, ủy ban,… Còn kiểm soát chất lượng từ bên trong được
thể hiện qua các quy trình, các thủ tục mà doanh nghiệp kiểm toán đề ra để thực hiện
mục tiêu của chính mình. Như vậy, có thể thấy, khái niệm chất lượng hoạt động kiểm
toán là một trong những khái niệm mang tính vô hình, trừu tượng, phụ thuộc vào đặc
điểm của từng khách hàng, từng công ty và từng quốc gia khác nhau. Chất lượng hoạt
động kiểm toán có thể được nhìn nhận bởi công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán:
Công ty kiểm toán:
Xét cho cùng, công ty kiểm toán vẫn là một đơn vị hoạt động kinh doanh chuyên cung
cấp các dịch vụ chuyên nghiệp phục vụ cho khách hàng. Vì thế, công ty kiểm toán ngoài
việc cung cấp các dịch vụ với chất lượng cao còn phải đảm bảo được lợi nhuận. Nhưng
trong xu thế phát triển của nền kinh tế biến động như hiện nay, việc phải cắt giảm chi
phí tối đa đã phần nào ảnh hưởng tới hoạt động của các công ty kiểm toán. Các công ty
kiểm toán phải chào mời các hợp đồng với giá phí thấp, điều này đồng nghĩa với việc
phải cắt giảm thời gian cũng như các thủ tục kiểm toán cần thiết.
Bên cạnh đó, muốn đảm bảo được chất lượng kiểm toán thì điều đầu tiên là phải tuân
thủ các chuẩn mực của Bộ Tài chính ban hành, các quy định của hội nghề nghiệp. Những