Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Không – thời gian tâm tưởng trong ca dao người việt.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:
KHÔNG – THỜI GIAN TÂM TƯỞNG TRONG CA
DAO NGƯỜI VIỆT
Người hướng dẫn:
TS. Lê Đức Luận
Người thực hiện:
Đoàn Thị Hương Giang
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Thuở nhỏ trên cánh võng buổi trưa hè mát rượi, bên vành nôi ấu thơ,
những câu hát như những cơn gió mùa thu mẹ ru con ngủ; năm canh dài
thức đủ năm canh… đã nuôi tôi khôn lớn cùng dòng sữa ngọt ngào của
mẹ. Những câu ca đã lớn lên cùng năm tháng như một miền riêng cổ tích
tuổi thơ tôi. Đó chính là những câu ca dao dạt dào tình yêu thương của
người dân Việt Nam ta. Với mỗi người dân Việt Nam, ca dao hiện diện
từng ngày, từng giờ, trong cách nghĩ, cách sống, giúp ta định hình nhân
cách và dạy ta cách ứng xử làm người. Ca dao, đó là tiếng nói tâm tư, tình
cảm, là những suy nghĩ sâu sắc, đúng đắn về cuộc đời, về con người và lẽ
sống được ông cha ta đúc kết và truyền thụ lại cho con cháu ngàn đời sau.
Ca dao đã nuôi dưỡng tâm hồn ta từ thuở ấu thơ, theo ta trong bước trưởng
thành và sống cùng ta suốt cuộc đời.
Ca dao là những tác phẩm ra đời cách đây rất lâu mà không bao giờ
cũ, vẫn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng, ám ảnh, day dứt khôn
nguôi. Dù năm tháng đổi thay, những đền đài rồi sụp đổ, những tranh
tượng tiêu tan thì các tác phẩm ca dao ấy vẫn cứ tồn tại, bền bỉ, như dòng
sông chảy mãi tưới mát tâm hồn bao thế hệ người đọc hôm qua, hôm nay
và mai sau. Không chỉ bồi đắp cho tâm hồn muôn triệu con người, những
áng ca dao còn là mạch nguồn cho các tác phẩm thơ ca, văn chương của
văn học viết. Bởi thế, khi bàn về ca dao, có ý kiến cho rằng các nhà văn
học được thơ trong ca dao. Những câu ca dao giản dị cứ thế nhẹ nhàng đi
vào tâm tưởng của mỗi người dân Việt Nam. Ca dao là sản phẩm tinh thần
của người dân Việt Nam, được người dân Việt Nam sáng tạo, đón nhận.
Ca dao không chỉ là nét đẹp tâm hồn mà còn là nét đẹp văn hóa của người
3
dân Việt Nam. Không gian và thời gian là hai yếu tố làm nền cho cảm xúc,
cái tình, cái lí trong ca dao… Bởi thế, không gian và thời gian đóng một
vai trò quan trọng trong ca dao. Trong ca dao, có thời gian - không gian
vật lí và thời gian - không gian tâm lí. Thời gian - không gian tâm lí là yếu
tố thi pháp biểu thị tâm trạng của nhân vật trữ tình trong ca dao. Trong
không gian và thời gian ấy, nhân vật trữ tình nhớ mong, liên tưởng, tương
tư, suy nghĩ về mình, về người yêu, về cuộc sống, về duyên phận...
Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Không - thời gian tâm
tưởng trong ca dao người Việt” làm đề tài nghiên cứu. Đến với đề tài này,
tôi mong muốn mình có thể tìm hiểu sâu sắc về mảng đề tài ca dao người
Việt, cấu trúc không gian và thời gian tâm tưởng trong ca dao.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ca dao là nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam, là một kho tàng
những kinh nghiệm sống dân gian mà ông cha ta để lại. Ca dao được người
dân Việt Nam vận dụng một cách sâu sắc trong đời sống hàng ngày. Ca dao
còn là mạch thở của thơ, là nguồn sáng tạo vô tận, là ngôn từ của văn chương
bình dân chứa đựng hết thảy tình người trong đó. Ca dao đã in sâu vào tâm
thức của mỗi người dân Việt Nam. Và không gian và thời gian là hai yếu tố
tạo nên cái nền để bộc lộ cảm xúc, suy tư, tình cảm trong các bài ca dao.
Chính vì thế đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm, đi sâu nghiên
cứu mảng đề tài về ca dao, tục ngữ Việt Nam, tiêu biểu như:
Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt của tiến sĩ Lê Đức Luận, Nhà xuất
bản Đại học Huế. Qua cuốn sách này, tiến sĩ Lê Đức Luận đã nghiên cứu một
cách sâu sắc về ngôn ngữ ca dao, trong đó có đề cập đến ý nghĩa biểu đạt của
không – thời gian.
Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội, xuất bản năm 2004. Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu
4
về vấn đề Thi pháp ca dao. Trong đó, tác giả đã có những nghiên cứu về
không gian và thời gian nghệ thuật trong ca dao.
Giáo trình Thi pháp Văn học dân gian của tiến sĩ Lê Đức Luận. Trong
tập bài giảng này, Tiến sĩ Lê Đức Luận cũng đã nghiên cấu sâu sắc về ca dao.
Đặc biệt lưu ý là mục Không gian và thời gian nghệ thuật trong ca dao.
Thời gian trong ca dao của Trần Sĩ Huệ, Nhà xuất bản Thanh Niên.
Trong cuốn sách này Nhà văn Trần Sĩ Huệ đã nghiên cứu thời gian trong ca
dao, tức là nói đến định lượng thời gian trong ca dao. Nhưng không chỉ có
thế mà thông qua ca dao Trần Sĩ Huệ chủ yếu muốn nói đến “cõi người trong
cõi thời gian”. Đó cũng là “cõi trăm năm” trong cách nhìn hồn nhiên dân dã,
thời gian trong ca dao, bởi vậy bỗng trở nên đẹp lạ lùng: “Sông dài cá lội biệt
tăm/ Phải duyên chồng vợ trăm năm cũng chờ hay Trăm năm giữ dạ sắt cầm/
Tiên sa xuống đất mấy mươi lần mược tiên”.
Trong cuốn 100 Bài làm văn hay lớp 10, Lê Xuân Soạn (biên soạn),
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2006
cũng đã có rất nhiều bài viết về ca dao Việt Nam như: Ca dao, dân ca –
những viên ngọc cứ lấp lánh; Tâm hồn người Việt qua ca dao, dân ca.
Bài viết “Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao tình yêu đôi
lứa ở Phú Yên”, Lý Thơ Phúc đã có những nghiên cứu sâu sắc về không gian
và thời gian nghệ thuật trong ca dao tình yêu đôi lứa ở Phú Yên. Từ đó có thể
thấy, yếu tố không gian và thời gian có tầm ảnh hưởng rất lớn tới cái hồn của
câu ca dao.
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết về ca dao Việt Nam như: Ca dao –
ngôn ngữ thơ dân gian; Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao
Nam Bộ về tình yêu đôi lứa;…
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
5
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Không - thời gian tâm tưởng
trong ca dao người Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là khảo sát cuốn “Ca dao Việt Nam
(Ca dao chọn lọc)” (Châu Nhiên Khanh biên soạn), Nhà xuất bản Trẻ, xuất
bản năm 2002.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu,
trong đó đặc biệt là:
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp cấu trúc loại hình
5. Cấu trúc luận văn
Với đề tài: Không – thời gian tâm tưởng trong ca dao người Việt, tôi xin
được giới thiệu trước bố cục của khóa luận như sau:
- Phần mở đầu gồm 5 mục: Lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục của
khóa luận.
- Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện trong không gian
và thời gian tâm tưởng.
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của bộ phận ca dao biểu thị không gian
và thời gian tâm tưởng.
- Phần kết luận.
- Phần tài liệu tham khảo.
6
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Khái quát về thi pháp và thi pháp ca dao
1.1.1.Khái quát về thi pháp và thi pháp học
Thi pháp là khái niệm Hán – Việt. Theo nghĩa nguyên thì thi là thơ,
pháp là phương pháp, biện pháp, nghĩa là phương pháp nghệ thuật sáng tác
thơ. Thi pháp học là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, biện pháp
nghệ thuật thi ca. Sau này, khi các thể loại văn xuôi ra đời và phát triển nhưng
các nhà nghiên cứu vẫn dùng thuật ngữ thi pháp. Viện sĩ V. Vinogradop quan
niệm: “Thi pháp là khoa học về hình thức, các dạng thức, các phương tiện,
phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các
thể loại tác phẩm văn học”. Từ điển Bách khoa văn học giản yếu Nga định
nghĩa: “Thi pháp học là khoa học về cấu tạo của tác phẩm văn học và hệ
thống các phương tiện thẩm mĩ mà chúng sử dụng” [5, tr. 2]
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả định nghĩa: “Thi
pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức,
phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong
sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các
yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật,
ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”.
Xét các chỉnh thể văn học mang tính thi pháp , có thể nói tới thi pháp
tác phẩm cụ thể, thi pháp tác giả (sáng tác một nhà văn), thi pháp một trào
lưu, thi pháp văn học một thời đại, thời kì lịch sử, thi pháp văn học dân tộc.
Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể
nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong
cách, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ,…