Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Không – thời gian nghệ thuật trong trong tiểu thuyết nghệ nhân và margarita của mikhail bulgacov.
PREMIUM
Số trang
85
Kích thước
856.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
845

Không – thời gian nghệ thuật trong trong tiểu thuyết nghệ nhân và margarita của mikhail bulgacov.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đề tài:

KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU

THUYẾT NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA CỦA

MIKHAIL BULGACOV

Người hướng dẫn:

ThS Vũ Thường Linh

Người thực hiện:

Trương Thị Liên

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...........................................................................Error! Bookmark not defined.

1. Lí do chọn đề tài........................................................Error! Bookmark not defined.

2. Lịch sử vấn đề ...........................................................Error! Bookmark not defined.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................Error! Bookmark not defined.

4. Phương pháp nghiên cứu .........................................Error! Bookmark not defined.

5. Bố cục của khoá luận................................................Error! Bookmark not defined.

NỘI DUNG .......................................................................Error! Bookmark not defined.

Chương I: MIKHAIL BULGACOV VỚI TIỂU THUYẾT NGHỆ NHÂN VÀ

MARGARITA....................................................................Error! Bookmark not defined.

1.1. Mikhail Bulgacov – nhà văn kì bí nhất nước Nga.Error! Bookmark not defined.

1.2. Nghệ Nhân và Margarita – đỉnh cao của sự sáng tạo nghệ thuậtError! Bookmark not defined.

1.3. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn họcError! Bookmark not defined.

1.3.1. Không gian nghệ thuật....................................Error! Bookmark not defined.

1.3.2. Thời gian nghệ thuật.......................................Error! Bookmark not defined.

Chương II: ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ

THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA CỦA

MIKHAIL BULGACOV.................................................Error! Bookmark not defined.

2.1. Không gian nghệ thuật..........................................Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Không gian thực ..............................................Error! Bookmark not defined.

2.1.1.1. Không gian căn phòng .................................Error! Bookmark not defined.

2.1.1.2. Không gian ngoài căn phòng .......................Error! Bookmark not defined.

3

2.1.2. Không gian huyễn tưởng ................................Error! Bookmark not defined.

2.1.2.1. Không gian “chiều đo thứ năm” trong căn hộ số 50Error! Bookmark not defined.

2.1.2.2. Không gian trong những giấc mơ ...............Error! Bookmark not defined.

2.1.3. Không gian huyền thoại..................................Error! Bookmark not defined.

2.2. Thời gian nghệ thuật .............................................Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Thời gian hiện tại.............................................Error! Bookmark not defined.

2.2.1.1. Thời gian hiện tại hướng về quá khứ với các mốc thời gian cụ thểError! Bookmark not defined.

2.2.1.1. Thời gian hiện tại diễn ra với tốc độ nhanh, hối hảError! Bookmark not defined.

2.2.2. Thời gian huyền bí...........................................Error! Bookmark not defined.

2.2.2.1. Thời gian ngưng đọng trong đêm vũ hội quỷError! Bookmark not defined.

2.2.2.2. Thời gian đón trước .....................................Error! Bookmark not defined.

2.2.3. Thời gian Kinh Thánh ....................................Error! Bookmark not defined.

2.3. Mối quan hệ giữa các lớp không - thời gian nghệ thuậtError! Bookmark not defined.

2.3.1. Sự đan xen của các lớp không - thời gian ....Error! Bookmark not defined.

2.3.2. Sự đối lập giữa các lớp không - thời gian......Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG III: KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG MỐI QUAN

HỆ VỚI CÁC YẾU TỐ CẤU HÌNH NÊN TÁC PHẨMError! Bookmark not defined.

3.1. Cốt truyện đa tuyến phân chia các lớp không – thời gianError! Bookmark not defined.

3.2. “Các cặp ba nhân vật” tương ứng với các lớp không – thời gianError! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN.......................................................................Error! Bookmark not defined.

4

LỜI CẢM ƠN

Sau thành công của học trò là sự tận tụy của người thầy. “Nhất tự vi sư, bán tự

vi sư”, tôi luôn mang trong mình lòng tri ân sâu sắc đến các thầy, cô trong trường Đại

học Sư phạm, Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp đỡ trong chặng đường cuối cùng

của hành trình tìm kiếm tri thức trên giảng đường Đại học.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo ThS Vũ Thường Linh đã giúp đỡ

và hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Với vai trò của

người hướng dẫn, cô luôn sát sao định hướng, chỉ bảo, đốc thúc tôi trong quá trình

nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.

Qua đây cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Phạm Gia

Lâm, giảng viên Đại học KHXH&NV, Đại học quốc gia Hà Nội. Với kinh nghiệm

của người đi trước, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình tiếp nhận đề tài

cũng như giúp tôi hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Vì lần đầu tiên nghiên cứu khoa học trong điều kiện kinh nghiệm và năng lực

bản thân còn hạn chết nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong

nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện

hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Trương Thị Liên

5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong luận văn

này là do tôi nghiên cứu, thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S

Vũ Thường Linh. Mọi tham khảo trong luận văn này đều được

trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm

công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm những nội dung khoa học

trong công trình này.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Trương Thị Liên

6

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong thi pháp học hiện đại, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là

phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật, có vai trò rất quan trọng

trong việc sáng tác và phê bình tác phẩm. Hai yếu tố này góp phần tạo nên thế giới

hình tượng sinh động và phong phú. Nó không chỉ thể hiện thế giới vào tác phẩm

mà còn biểu đạt những cảm thức, những quan niệm của người viết.

Mikhail Bulgacov là một trong những nhà văn xuất sắc nhất nước Nga thế kỉ

XX. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt và được bạn đọc yêu

mến. Hành trình văn chương cũng như cuộc đời của ông ngắn ngủi, gian nan, thăng

trầm nhưng bất tử. Tác phẩm ông để lại không nhiều nhưng có giá trị nhân sinh lớn

lao, sâu sắc, đặc biệt là tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita. Với tầm triết mĩ sâu

rộng và kết cấu nghệ thuật độc đáo, tác phẩm đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế

hệ nhà văn, và nó vẫn luôn mới đối với những vấn đề của xã hội hiện đại như cái

thiện - cái ác, tình yêu, quyền lực và khát vọng nghệ thuật chân chính.

Bên cạnh những đặc sắc về nội dung thì không gian và thời gian nghệ thuật

trong tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita là một yếu tố góp phần tạo nên thành

công cho tác phẩm. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ có một cái nhìn

cụ thể về không gian, thời gian cũng như mối quan hệ giữa các lớp không – thời

gian trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng của M.Bulgacov. Qua đó, chúng tôi có thể

thấy được những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn và những

đóng góp tích cực của Bulgacov cho nền văn học Nga cũng như văn học thế giới.

Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “Không – thời gian nghệ thuật trong trong

tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita của Mikhail Bulgacov” để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề

7

Mikhail Bulgacov là nhà văn lớn, không chỉ là niềm tự hào của toàn thể dân

tộc Nga mà còn của cả thế giới. Với tuổi đời không dài, số lượng tác phẩm không

đồ sộ nhưng tên tuổi của Bulgacov vẫn luôn sống mãi trong lòng bạn đọc. Cho đến

nay, các tác phẩm của Bulgacov vẫn còn nguyên giá trị, luôn được độc giả yêu mến

và giới phê bình quan tâm, đánh giá.

Theo thống kê của B.T.Georgievna trong luận án Sáng tác của Mikhail

Bulgakov trong phê bình viết bằng tiếng Anh những năm 1960-1990, số lượng bài báo

và sách nghiên cứu ở Nga về Mikhail Bulgacov từ năm 1967 đến 1997 là 220. Ở Mỹ

và phương Tây, số lượng những bài báo nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết Nghệ Nhân và

Margarita của M.Bulgacov đăng trên các tạp chí New York Times, Australia Slavonic

and East European Studies, Slavic Review, Slavic and East European Journal, Russian

Review, Slavonic And East European Review, Canadian Slavonic Papers, Russsian

Literature Triquaterly từ 1967 đến 1997 là 289 bài.

Trong bài Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Bulgacov được in trong phần phụ lục

của cuốn Nghệ Nhân và Margarita, G.Lesskis đã khẳng định: “Tác phẩm mang tính

tổng kết của M.Bulgacov đối với những gì ông đã viết. Dường như tóm lược các

quan niệm của nhà văn về ý nghĩa cuộc sống, về con người, về cái chết và sự bất tử,

về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong lịch sử và trong thế giới đạo đức của

con người” [2,tr. 734].

Ở Việt Nam, có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về M.Bulgacov cũng

như tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita.

Trong Từ điển văn học có bài viết của Nguyễn Thị Hoà giới thiệu về tác phẩm

Nghệ Nhân và Margarita . Bài viết khẳng định tác phẩm của Bulgacov là “một sáng

tạo nghệ thuật độc đáo. Tiểu thuyết là sự phối hợp nhiều yếu tố nghệ thuật: hiện thực

đan xen kì ảo, tư tưởng lịch sử, châm biếm, trữ tình. Cốt truyện phức tạp, nhiều tuyến

truyện chồng chéo. Qua tác phẩm, Bulgacov đã phản ánh chân thực, sinh động xã hội

8

Moskva những năm 30 của thế kỉ XX đồng thời đặt ra nhiều vấn đề bức xúc: sáng tạo

nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ, tự do sáng tạo và quyền lực…” [3, tr. 372].

Là một tác phẩm đặc trưng cho thể loại tiểu thuyết huyền thoại, Nghệ Nhân và

Margarita luôn được nhắc đến trong những đề tài kì ảo, huyền ảo. Trong cuốn Chủ

nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel García Márquez, Lê Huy Bắc đã thống kê và xếp

Nghệ Nhân và Margarita vào danh sách các tác phẩm hiện thực huyền ảo.

Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học đã lấy Nghệ Nhân và Margarita

làm ví dụ để chứng minh trong một loạt những thuật ngữ văn học khác nhau như:

Carnaval hoá, huyền thoại hoá, nghịch dị, phúng dụ, thời gian và không gian nghệ

thuật, ước lệ nghệ thuật, văn học giả tưởng. Nổi bật trong đó là chứng minh cho việc tổ

chức không gian và thời gian nghệ thuật của tác phẩm văn học thế kỉ XX: “Nhấn mạnh

bình diện tượng trưng của bức tranh toàn cảnh không gian hiện thực chủ nghĩa; điều

này cho thấy xu hướng sáng tạo, địa điểm vô danh hoặc hư cấu: “thành phố” thay cho

“Kiev” trong Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov…” [6, tr.321].

Lại Nguyên Ân trong Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại, cũng đã

khẳng định: “Tác phẩm như Nghệ Nhân và Margarita của Bulgakov và Trăm năm

cô đơn của G. Garcia Marquez trong đó thống hợp nhiều kiểu sáng tác huyền thoại

khác nhau ở cùng một tác phẩm, − phương hướng mà Goethe đã làm trong Faust ở

thế kỷ trước” [13].

Trong lời giới thiệu về M.Bulgacov, dịch giả Đoàn Tử Huyến đã viết: “Hành

trình cuộc đời, hành trình văn chương của ông trên dưới trăm năm đầy gian nan

thăng trầm nhưng hướng về bất tử. Nghệ Nhân và Margarita là cuốn tiểu thuyết lớn

nhất của Bulgacov, một trong những đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ Nga... Đây là

công trình dịch thuật lớn nhất, công phu và tâm đắc nhất của tôi...”. [14, tr.7]

Vũ Công Hảo trong bài Bàn thêm về motip và cấu trúc motip trong tiểu

thuyết “Nghệ Nhân và Margarita” đã đi sâu vào phân tích các motip trong tác phẩm

như motip “tương phản thiện – ác”, motip “sự cám dỗ của quỷ”, motip “gặp gỡ”,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!