Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát mối quan hệ giữa quan niệm và thói quen học tập ở Đại học với kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA QUAN NIỆM VÀ THÓI
QUEN HỌC TẬP Ở ĐẠI HỌC VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN,
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA QUAN NIỆM VÀ THÓI
QUEN HỌC TẬP Ở ĐẠI HỌC VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN,
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Đo lƣờng và Đánh giá trong Giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN HẢO
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Thị Thùy Trang
Là học viên cao học lớp Đo lường Đánh giá trong Giáo dục khóa 2008
tại TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết
luận trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các
nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Thùy Trang
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình truyền đạt kiến thức
các môn học về khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục của các Thầy,
Cô đến các bạn học viên cũng như tôi. Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo
Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, trước đây là Trung tâm Đảm bảo chất
lượng và Nghiên cứu phát triển giáo dục và Ban giám đốc Trung tâm Khảo thí
và Đánh giá chất lượng Đào tạo – ĐHQG TP. HCM đã liên kết mở khóa học
này tại TP. HCM tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi yên tâm học tập và công
tác.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Văn Hảo, người thầy hướng
dẫn trực tiếp đề tài đã thể hiện hết sự nhiệt tình và tận tâm đối với người học
trò như tôi.
Tôi xin cám ơn các Thầy cô lãnh đạo và các Chuyên viên Phòng đào
tạo Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP. HCM, nơi tôi đang công
tác, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi đạt được kết quả học tập như ngày
hôm nay.
Và tôi cũng không quên cảm ơn sự giúp đỡ về mặt tinh thần từ gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn đúng
thời hạn cũng như cảm ơn các bạn sinh viên đã đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn
tất dữ liệu khảo sát để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................5
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.....................................................................4
3. Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu .............................................................5
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..............................................5
4.1. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................5
4.2. Giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................................5
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................6
6. Quy trình chọn mẫu........................................................................................6
6.1. Chọn mẫu khảo sát bằng cách phát bảng hỏi......................................................6
6.2. Chọn mẫu khảo sát bằng cách phỏng vấn sâu (PVS) ..........................................6
6.3. Mô tả mẫu ............................................................................................................6
Chƣơng 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ..........................................................................7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................7
1.2. Tiểu kết ..............................................................................................................15
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................16
2.1. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu ........................................................................16
2.1.1. Nhƣ̃ng khá
i niêṃ cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................16
2.1.2. Khung lý thuyết ...............................................................................................20
2.2. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu ...........................................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................26
2.4. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................27
2.4.1. Thiết kế công cụ điều tra khảo sát (bảng hỏi).................................................27
2.4.2. Test bảng hỏi...................................................................................................28
2.4.3. Phát bảng hỏi khảo sát ý kiến SV....................................................................28
2.4.4. Tổng số phiếu thu thập đƣợc trƣớc khi phân tích ...........................................28
2.4.5. Phỏng vấn sâu SV............................................................................................29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN ....................................30
3.1. Mã hóa thông tin ................................................................................................30
3.2. Xét về nhân khẩu học của các SV tham gia khảo sát.........................................32
3.3. Thống kê mô tả ...................................................................................................34
3.4. Khảo sát mối tƣơng quan giữa các câu trong bảng hỏi ....................................39
3.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).....................44
3.6. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .......................................................................48
Chƣơng 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ...........................................................................56
4.1. Về bảng hỏi, thang đo .......................................................................................56
4.2. Về kiểm định các giả thuyết nghiên cứu..........................................................56
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................................59
1. Kết luận.................................................................................................................59
2. Đề xuất giải pháp và khuyến nghị.......................................................................60
3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo...................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................65
PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ...........................................................69
PHỤ LỤC 2 BẢNG THỐNG KÊ TẦN SUẤT............................................................72
PHỤ LỤC 3 HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH ALPHA ...............................................85
PHỤ LỤC 4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA..........................................95
PHỤ LỤC 5 KIỂM ĐỊNH CHI - SQUARE.............................................................104
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
CNTT Công nghệ Thông tin
ĐHKHTN Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP. HCM
ĐHQG TP. HCM Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
ĐTB Điểm trung bình
HS Học sinh
NCKH Nghiên cứu khoa học
PCHT Phong cách học tập
PPDH Phương pháp dạy học
SV Sinh viên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng mã hóa thông tin 33
Bảng 3.2. Bảng thống kê các yếu tố nhân khẩu học của mẫu khảo sát 35
Bảng 3.3. Bảng thống kê tần suất và tỷ lệ % các biến nhân khẩu học 35
Bảng 3.4. Bảng phân tích tần suất chọn lựa các câu hỏi 37
Bảng 3.5. Hệ số Cronbach alpha phân tích theo từng nội dung khảo sát 43
Bảng 3.6. Hệ số Cronbach alpha của toàn bảng hỏi 45
Bảng 3.7. Hệ số Cronbach alpha của các biến quan sát trong bảng hỏi 45
Bảng 3.8. Bảng tóm tắt các hệ số khi sử dụng phân tích nhân tố 48
Bảng 3.9. Mô tả các nhân tố được phân tích 48
Bảng 3.10. Hệ số tương quan giữa các nhân tố 49
Bảng 3.11. Kết quả phân tích hồi quy 50
Bảng 3.12. Kết quả phân tích ANOVA đối với ĐTB SV khóa 2006 52
Bảng 3.13. Kết quả phân tích ANOVA đối với ĐTB SV khóa 2007 53
Bảng 3.14. Kết quả phân tích ANOVA đối với ĐTB SV khóa 2008 54
Bảng 3.15. Bảng thống kê tần suất chọn lựa của SV từng năm 55
Bảng 3.16. Bảng thống kê tần suất chọn lựa của SV từng năm theo khoa 56
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. ĐTB từ năm thứ nhất đến năm thứ tư của SV khóa 2006 53
Hình 3.2. ĐTB từ năm thứ nhất đến năm thứ ba của SV khóa 2007 54
Hình 3.3. ĐTB từ năm thứ nhất đến năm thứ hai của SV khóa 2008 55
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
Học viên: Nguyễn Thị Thùy Trang
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực trạng giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay đang được xem là
một vấn đề làm đau đầu các nhà làm giáo dục. Giáo dục phổ thông là nơi
cung cấp các kiến thức, xây dựng nền tảng học thuật cho học sinh (HS) sau
khi tốt nghiệp trung học phổ thông chuẩn bị bước vào đại học. Nhưng thực
chất của phương pháp dạy học (PPDH) ở giáo dục phổ thông những năm vừa
qua chủ yếu vẫn xoay quanh việc “thầy giảng trò ghi” thậm chí ở một số môn
do thúc bách của quỹ thời gian mà phải giảng hết một dung lượng kiến thức
lớn dẫn đến việc “thầy đọc trò chép”. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận
rằng một số không ít các thầy cô giáo có ý thức và tri thức nghề nghiệp vững
vàng vẫn có nhiều giờ dạy tốt, có phương pháp giảng dạy mang tính chủ
động, tích cực.
Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để
truyền thụ tri thức cho HS theo quan hệ một chiều “Thầy truyền đạt, trò tiếp
nhận”. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em
HS - một chủ thể của giờ dạy - đã trở nên thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và
thiếu tính độc lập. Trong PPDH truyền thống, các hoạt động sư phạm thường
chú ý đến người giáo viên và ít quan tâm tới HS. Tính thụ động của HS được
bộc lộ rất rõ ràng, HS chỉ phải ghi nhớ những gì mà giáo viên đã truyền đạt,
do đó, để HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi
mới phương pháp giảng dạy. Nếu PPDH cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí
nhớ, tập cho HS làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần
những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp giảng dạy
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
Học viên: Nguyễn Thị Thùy Trang
2
cũ đã phần nhiều “bỏ quên HS”, HS thụ động tiếp nhận kiến thức. Còn
phương pháp giảng dạy mới cần phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của HS. Nhờ phát huy được tính tích cực mà HS không còn bị thụ động.
Thay vì “đọc, chép” thì giáo viên nên tạo ra nhiều “tình huống có vấn đề” để
kích thích sự ham muốn, khám phá, chủ động tìm hiểu vấn đề từ phía HS.
Theo Lê Hải Yến, “Mục tiêu của bậc học phổ thông là hình thành và
phát triển được nền tảng tư duy của con người trong thời đại mới” [26]. Việc
dạy kiến thức và kỹ năng để đạt được mục tiêu hình thành và phát triển năng
lực tư duy, trí tuệ của HS, thông qua việc dạy và học tư duy chúng ta sẽ tạo
được nền móng trí tuệ, cách suy nghĩ để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Vậy mục tiêu quan trọng nhất của quá trình dạy và học là giúp cho HS phát
triển được tư duy. Giáo viên sử dụng PPDH tích cực trong đó lấy người học
làm trung tâm nhằm tạo hứng thú, kích thích khả năng tư duy để hình thành
nên thói quen tư duy. HS nắm bắt được cách giải quyết vấn đề bằng phân tích,
tổng hợp, so sánh và đưa ra kết luận cho bản thân.
Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy cho
một lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo
viên khó có điều kiện chăm lo cho từng HS nên đã hình thành kiểu dạy "thông
báo - đồng loạt". Giáo viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách
nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và
sách giáo khoa, cố gắng làm cho mọi HS hiểu và nhớ những điều giáo viên
giảng vô tình hình thành cho chính HS của mình quan niệm rằng học chỉ là để
nhớ, để biết và để thi đậu. Cách dạy này sinh ra cách học tập thụ động, thiên
về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và
học. Trong quá trình dạy học, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy,
lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
Học viên: Nguyễn Thị Thùy Trang
3
đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến
thức, kỹ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình
được.
Thực trạng dạy học ở phổ thông hiện nay đang rơi vào một tình trạng
đáng báo động như nhà giáo ưu tú Hàn Liên Hải nhận xét "Giáo dục phổ
thông vẫn đang tiếp tục trong tình trạng khủng hoảng" [16] và chắc chắn rằng
điều này sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến sinh viên (SV) khi vào đại học. Rõ
ràng, bậc đại học và bậc phổ thông không những khác nhau mà còn khác rất
nhiều cả về cách dạy lẫn cách học, đặc biệt ý thức và phương pháp học tập
của SV như thế nào, đó là điều quan trọng, Nói cách khác, liệu quan niệm và
thói quen học tập của SV đã có từ bậc học phổ thông có thích hợp khi lên đại
học hay không? Chúng có ảnh hưởng gì đến kết quả học của SV hay không?
Theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực? …
Thực tế, tác động của quan niệm và thói quen học tập đến kết quả học
tập của người học như thế nào còn tùy vào quan niệm và thói quen học tập
của chính họ. Theo cách dạy truyền thống, “Học” được quan niệm là quá trình
tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm
và bằng cách truyền thụ kiến thức một chiều sẽ dẫn đến việc học để đối phó
với thi cử, sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng
đến. Ngược lại, PPDH mới, tích cực quan niệm “Học” là quá trình kiến tạo;
HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự
hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất nhằm chú trọng hình thành các
năng lực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa
học, dạy cách học, học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và
tương lai. Người học có quan niệm học đúng đắn và có được các thói quen
học tập tốt thì sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập của chính họ và