Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát độ bền ăn mòn của vật liệu Ti/thép không gỉ 316L trong dung dịch Ringer Lactat
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
348
KHẢO SÁT ĐỘ BỀN ĂN MÒN CỦA VẬT LIỆU Ti/THÉP KHÔNG GỈ 316L
TRONG DUNG DỊCH RINGER LACTAT
Nguyễn Thu Phương1*, Phạm Thị Năm
1
, Đinh Thị Mai Thanh1
, Đỗ Thị Hải
2
1Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Bộ môn hóa, Khoa đại học đại cương, Đại học Mỏ địa chất
Đến Tòa soạn 27-12-2011
Abstract
316L stainless steel (Ti/SS316L) was covered with titan film by cathode sputtering. Reseach morphological
structure and composition of titanium film on 316L stainless steel by scanning electro microscopy combined with
energy dispersive X-rays showed that the film has crystal structure and titanium content is 69.33%. The corosion survey
results of Ti/SS316L materials in Ringer’s lactate solution by open circuit potential, polaristation Tafel and
electrochemical impedence measurement according to time showed that after 274 days immersion, Ti/SS316L materials
is not corrosive, the open circuit potential is -170 mV/SCE, the current density is still 10-7 A/cm2
and the film resistance
is 85 kΩ.cm2
.
Keywords: Corrosion, stainless steel, titan, Ringer’s lactate.
1. MỞ ĐẦU
Việc nghiên cứu tổng hợp những lớp phủ có độ
bền ăn mòn cao và khả năng tương thích sinh học
tốt đang là vấn đề được nhiều nhà khoa học đặc biệt
quan tâm nhằm phát triển khả năng ứng dụng của
những loại vật liệu y sinh chất lượng cao. Titan kim
loại đã được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực hàng
không và vũ trụ, y tế do có khối lượng riêng nhỏ,
điện trở bền ăn mòn cao trong nhiều môi trường
xâm thực. Tuy nhiên giá thành của titan khá cao vì
vậy việc ứng dụng ở những nước đang phát triển
như Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Để khắc phục
nhược điểm này, trong những năm gần đây, lớp phủ
titan được tổng hợp trên một số vật liệu nền khác
nhau như: thép không gỉ, cacbon, silic, bằng một số
phương pháp: hồ quang catôt, phún xạ một chiều
Magnetron, plasma. Các nghiên cứu khảo sát độ bền
ăn mòn cũng như khả năng tương thích sinh học của
lớp phủ titan cho thấy khả năng bảo vệ chống ăn
mòn tốt cho vật liệu nền và có sự hình thành apatit
trên lớp phủ titan trong quá trình thử nghiệm trong
dung dịch mô phỏng cơ thể người [1-5].
Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu độ
bền ăn mòn của vật liệu titan phủ trên nền thép
không gỉ 316L, trong dung dịch Ringer Lactac theo
thời gian thử nghiệm.
2. ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM
Vật liệu nền sử dụng là thép không gỉ 316L
2,5×5×0,2 cm có thành phần hóa học được chỉ ra
trên bảng 1. Mẫu thép không gỉ 316L được đánh
bóng cơ học bằng giấy nhám loại 400, 600, 800 và
1200, sau đó được rửa sạch bằng nước cất, axeton
và cuối cùng bằng cồn. Màng titan được phủ trên
nền thép không gỉ bằng phương pháp phún xạ catôt
bằng máy PMM, bia titan có độ tinh khiết 99,99%,
khoảng cách giữa vật liệu nền và bia 11 cm, tốc độ
khí argon 20 ml/phút, áp suất tổng trong buồng phun
0,3 Pa, cường độ dòng điện áp 2,5 A, tốc độ phun
2,9 µm/giờ.
Bảng 1: Thành phần thép không gỉ 316L
C Mn Si P S Cr Mo Ni N
Min 16 2 10
Max 0,03 2 0,75 0,045 0,03 18 3 14 0,1
Những phân tích hình thái học và thành phần của
màng titan được thực hiện trên thiết bị S4800 của
hãng Hitachi (Nhật Bản) của Viện Khoa học Vật liệu -
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Thử nghiệm ăn mòn vật liệu Ti/TKG316L
được tiến hành trong bình điện hóa chứa 100 ml
dung dịch Ringer Lactac có thành phần chỉ ra
trong bảng 2, với 3 điện cực: điện cực làm việc là
TẠP CHÍ HÓA HỌC T. 50(3) 348-352 THÁNG 6 NĂM 2012