Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát địa danh thừa thiên - huế trong đồng khánh địa dư chí.
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
715

Khảo sát địa danh thừa thiên - huế trong đồng khánh địa dư chí.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

------

TRẦN THỊ PHƯỢNG

KHẢO SÁT ĐỊA DANH THỪA THIÊN - HUẾ

TRONG ĐỒNG KHÁNH ĐỊA DƯ CHÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2015

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

------

KHẢO SÁT ĐỊA DANH THỪA THIÊN - HUẾ

TRONG ĐỒNG KHÁNH ĐỊA DƯ CHÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:

TS. NGUYỄN HOÀNG THÂN

Người thực hiện:

TRẦN THỊ PHƯỢNG

(Khóa 2011 – 2015)

Đà Nẵng, tháng 5/2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn của TS. Nguyễn Hoàng Thân. Các kết quả đưa ra trong khóa luận

là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Phượng

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hoàng Thân, người

đã nhiệt tình, tận tâm và chu đáo hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện

khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa

Ngữ văn – Trường ĐHSP, Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy, truyền đạt những

kiến thức lý thuyết, thực tiễn quý báu và giúp đỡ cho em rất nhiều trong quá

trình học tập.

Emcũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Chú Dũng, chú Tưởng, người đã

giúp đỡ, động viên và cung cấp cho em nhiều tài liệu nghiên cứu để thực hiện

đề tài này.

Cuối cùng em xin dành tình cảm yêu thương và biết ơn đến gia đình,

người thân và bạn bè đã quan tâm, ủng hộ em trong những năm tháng học tập

và hoàn thành khóa luận.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Phượng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................5

3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................5

3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................6

4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................6

5. Bố cục của khóa luận..............................................................................................6

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................7

1.1. Khái niệm địa danh và địa danh học..................................................................7

1.1.1. Khái niệm địa danh............................................................................................7

1.1.2. Khái niệm địa danh học.....................................................................................8

1.2. Chức năng, phân loại và một số đặc điểm địa danh.........................................9

1.2.1. Chức năng và phân loại của địa danh..............................................................9

1.2.2. Khái niệm cấu trúc ..........................................................................................12

1.2.3. Khái lược hiện tượng biến âm ........................................................................12

1.2.4. Khái niệm tên riêng .........................................................................................14

1.3. Khái lược địa chí và Đồng Khánh địa dư chí...................................................14

1.3.1. Địa chí và địa chí học ......................................................................................14

1.3.2. Sơ lược thư tịch địa chí Việt Nam thời phong kiến .......................................15

1.3.3. Đồng Khánh địa dư chí ...................................................................................18

Tiểu kết.......................................................................................................................19

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA DANH VÀ SỰ BIẾN ÂM ĐỊA

DANH THỪA THIÊN - HUẾ TRONG ĐỒNG KHÁNH ĐỊA DƯ CHÍ .............21

2.1. Địa danh Thừa Thiên - Huế trong Đồng Khánh địa dư chí - kết quả thu

thập và phân loại ......................................................................................................21

2.1.1. Kết quả thu thập...............................................................................................21

2.1.2. Phân loại ..........................................................................................................24

2.1.3. Những địa danh Thừa Thiên - Huế trong Đồng Khánh địa dư chí không

còn sử dụng hiện nay ...............................................................................................29

2.2. Mô hình cấu trúc địa danh Thừa Thiên - Huế trong Đồng Khánh địa dư chí..31

2.2.1. Mô hình cấu trúc địa danh..............................................................................31

2.2.2. Địa danh Thừa Thiên - Huế trong Đồng Khánh dịa dư chí nhìn từ mô

hình cấu trúc .............................................................................................................32

2.2.3. Đặc điểm cấu tạo tên riêng Thừa Thiên – Huế trong Đồng Khánh địa dư

chí 33

2.2.3.1. Số lượng các yếu tố trong địa danh...............................................................34

2.2.3.2. Về cấu tạo ......................................................................................................35

2.3. Hiện tượng biến âm của địa danh Thừa Thiên – Huế trong Đồng Khánh

địa dư chí ...................................................................................................................38

2.3.1. Biến âm do sự kiêng kỵ....................................................................................38

2.3.2. Biến âm do ngữ âm địa phương .....................................................................40

2.4. Quá trình biến đổi địa danh Thừa Thiên - Huế trong Đồng Khánh địa dư

chí so với các bộ thư tịch khác ................................................................................42

Tiểu kết.......................................................................................................................46

CHƯƠNG 3. Ý NGHĨA ĐỊA DANH VÀ MỘT SỐ ĐỊA DANH GẮN VỚI ĐỜI

SỐNG, LỊCH SỬ, VĂN HÓA THỪA THIÊN – HUẾ TRONG ĐỒNG KHÁNH

ĐỊA DƯ CHÍ .............................................................................................................48

3.1. Ý nghĩa địa danh Thừa Thiên - Huế trong Đồng Khánh địa dư chí..............48

3.1.1. Vấn đề ý nghĩa được phản ánh trong địa danh..............................................48

3.1.2.Nhóm ý nghĩa địa danh Thừa Thiên - Huế trong Đồng Khánh địa dư chí 49

3.1.2.1. Địa danh chỉ hình dáng, kích thước đối tượng..............................................49

3.1.2.2. Địa danh mang tên người ..............................................................................50

3.1.2.3. Địa danh chỉ phương hướng, vị trí của đối tượng ........................................51

3.1.2.4. Địa danh chỉ tâm lý, nguyện vọng .................................................................51

3.2. Một số địa danh gắn với đời sống, lịch sử, văn hóa ........................................53

3.3. Vấn đề sử dụng lại địa danh cũ đã mất - một vài kiến nghị khoa học 56

Tiểu kết.......................................................................................................................58

KẾT LUẬN................................................................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................61

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1: Phân loại địa danh cấp huyện ..........................................................21

Bảng 2.2: Phân loại địa danh cấp tổng .............................................................22

Bảng 2.3: Phân loại địa danh cấp thôn, xã, ấp, giáp, sách ...............................22

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp địa danh cấp tổng và cấp xã, thôn, phường, ấp, giáp,

mạn, sách .........................................................................................23

Bảng 2.5: Thống kê phân loại địa danh theo nhóm tự nhiên – không tự nhiên .... 25

Bảng 2.6: Thống kê địa danh tên Nôm và tên Hán – Việt Thừa Thiên - Huế

thời Đồng Khánh .............................................................................28

Bảng 2.7: Mô hình cấu trúc địa danh Thừa Thiên – Huế trong Đồng Khánh

địa dư chí.........................................................................................33

Bảng 2.8: Số lượng các âm tiết thành tố A địa danh Thừa Thiên - Huế trong

Đồng Khánh địa dư chí ...................................................................34

Bảng 2.9: Số lượng các âm tiết thành tố B địa danh Thừa Thiên - Huế trong

Đồng Khánh địa dư chí ...................................................................34

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TTH Thừa Thiên – Huế

h.HTr Huyện Hương Trà

h.HT Huyện Hương Thủy

h.PV Huyện Phú Vang

h.PL Huyện Phú Lộc

h.QĐ Huyện Quảng Điền

h.PĐ Huyện Phong Điền

QT Quảng Trị

QB Quảng Bình

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thừa Thiên - Huế, là một trong những vùng đất Nam tiến và là phủ

lị, kinh đô của các triều đại chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn và Nguyễn Gia

Long, nên đã để lại nhiều di sản văn hóa có giá trị cho đất nước. Ngược

dòng thời gian tìm về nguồn cội của đất mẹ trong suốt ngàn năm lịch sử

dân tộc, Huế - cố đô xưa của Việt Nam, mảnh đất mộng mơ hấp dẫn, luôn

chiếm được tình cảm của nhiều người trong nước cũng như quốc tế bởi

nhiều sản vật, đền đài, lăng tẩm, những câu chuyện lịch sử…Trải qua nhiều

thế kỷ phát triển, Huế trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, chính trị,

văn hóa, xã hội của Việt Nam, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của

Việt Nam nói chung và Thừa Thiên – Huế nói riêng. Vì vậy, từ lâu đã có

nhiều thư tịch hay các công trình ghi chép về vùng đất nơi đây mà địa danh

của nó cũng là một bộ phận cấu thành.

Địa danh có vị trí quan trọng đối với đời sống con người trên mọi

lĩnh vực, là một trong những chứng cứ quan trọng để tìm hiểu về lịch sử

hay quá trình hình thành của một tộc người. Ngoài ra, địa danh còn cung

cấp tư liệu quý giá cho nhiều ngành khoa học khác như ngôn ngữ, văn hóa

học, lịch sử, địa lý. Thừa Thiên - Huế trong quá trình hình thành và phát

triển đã tạo nên những danh xưng đất đai, sông núi, làng xã, công trình,…

Vì vậy, việc nghiên cứu địa danh nói chung và địa danh Thừa Thiên – Huế

nói riêng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về địa lí, lịch sử, văn hóa, di tích, thắng

cảnh; đồng thời nhằm tìm lại sự ra đời và phát triển kinh tế, xã hội của một

vùng đất qua từng thời kì.

Trong số các thư tịch hay công trình ghi chép về địa danh Thừa Thiên

- Huế, Đồng Khánh địa dư chí, bộ thư tịch vô cùng giá trị của triều Nguyễn,

đã ghi chép địa danh của vùng đất này tương đối đầy đủ nhất. Song, cho đến

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!