Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát địa danh quảng ngãi trong đại nam nhất thống chí.
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
738

Khảo sát địa danh quảng ngãi trong đại nam nhất thống chí.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

------

PHẠM THỊ HOÀI TRINH

KHẢO SÁT ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI

TRONG ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2015

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

------

KHẢO SÁT ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI

TRONG ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:

TS. NGUYỄN HOÀNG THÂN

Người thực hiện:

PHẠM THỊ HOÀI TRINH

(Khóa 2011 – 2015)

Đà Nẵng, tháng 5/20

LỜI CAM ĐOAN

-----------------

Tôi xin cam đoan:

1. Đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn

trực tiếp của giảng viên - TS Nguyễn Hoàng Thân.

2. Mọi tài liệu tham khảo đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,

tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.

3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế chúng tôi xin chịu

hoàn toàn trách nhiệm.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Phạm Thị Hoài Trinh

TRANG GHI ƠN

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên - Tiến sĩ

Nguyễn Hoàng Thân, người đã tận tâm hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi

cho em thực hiện và hoàn thành khóa luận.

Em xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn -

Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em

trong suốt thời gian làm khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và

gợi mở cho em nhiều vấn đề có ý nghĩa trong suốt quá trình học tập và thực

hiện khóa luận.

Xin được gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè đã giúp đỡ,

động viên em trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong phạm vi và khả năng cho phép

nhưng chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong

nhận được sự góp ý và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô để khóa luận được

hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Phạm Thị Hoài Trinh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu......................................................................................2

2.1. Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới......................................................2

2.2. Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam .......................................................4

2.3. Tình hình nghiên cứu địa danh ở Quảng Ngãi...................................................5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................7

3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................7

3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................7

4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................7

5. Bố cục của đề tài......................................................................................................7

NỘI DUNG ..................................................................................................................9

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH Ở QUẢNG NGÃI...9

1.1. Khái quát về địa danh và cách phân loại địa danh...........................................9

1.1.1. Khái quát về địa danh và địa danh học ............................................................9

1.1.2. Phân loại địa danh...........................................................................................12

1.2. Quảng Ngãi và địa danh ở Quảng Ngãi...........................................................14

1.2.1. Quảng Ngãi - Vùng đất và con người.............................................................14

1.2.1.1. Lịch sử hình thành .........................................................................................14

1.2.1.2.Vị trí, giới hạn, diện tích.................................................................................20

1.2.1.3.Vài nét về con người Quảng Ngãi ..................................................................20

1.2.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh ở Quảng Ngãi.................................23

1.2.2.1. Kết quả thu thập.............................................................................................23

1.2.2.2. Phân loại địa danh.........................................................................................23

1.3. Khái lược địa chí và Đại Nam nhất thống chí..................................................26

1.3.1. Địa chí và địa chí học ......................................................................................26

1.3.2. Sơ lược thư tịch địa chí Việt Nam thời phong kiến .......................................27

1.3.3. Đại Nam nhất thống chí ..................................................................................30

1.4. Những địa danh Quảng Ngãi trong Đại Nam nhất thống chí không còn sử

dụng hiện nay ...........................................................................................................32

1.4.1. Tên các thôn, xã không tương thích với quy mô thôn, xã mới .....................32

1.4.2. Tên các đơn vị hành chính lâm thời trong kháng chiến ...............................33

1.4.3. Tên các đơn vị hành chính thay đổi vì một số lý do khác..............................33

Tiểu kết.......................................................................................................................34

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ BIẾN ĐỔI ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI

TRONG ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ ...............................................................36

2.1. Phương thức định danh.....................................................................................36

2.1.1. Phương thức tự tạo..........................................................................................37

2.1.1.1. Loại địa danh dựa vào các đặc điểm của chính bản thân đối tượng để đặt tên .38

2.1.1.2. Loại địa danh dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với các đối tượng

để gọi 39

2.1.2. Phương thức chuyển hóa ................................................................................40

2.1.2.1. Chuyển hóa trong nội bộ một loại địa danh..................................................40

2.1.2.2. Nhân danh chuyển thành vật danh ................................................................40

2.1.3. Phương thức ghép............................................................................................41

2.1.3.1. Ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên các đơn vị hành chính ........................41

2.1.3.2.Ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên các địa danh chỉ địa hình thiên nhiên ........41

2.1.3.3.Ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên các địa danh chỉ công trình xâydựng........41

2.1.4. Phương thức vay mượn ...................................................................................41

2.2. Đặc điểm cấu tạo địa danh Quảng Ngãi ..........................................................42

2.2.1. Cấu tạo địa danh Quảng Ngãi.........................................................................42

2.2.1.1. Địa danh có cấu tạo đơn................................................................................42

2.2.1.2. Địa danh có cấu tạo phức..............................................................................43

2.2.2. Vấn đề danh từ riêng và thành tố chung trong địa danh Quảng Ngãi.........45

2.2.2.1. Thành tố chung trong địa danh Quảng Ngãi.................................................45

2.2.2.2. Tên riêng ........................................................................................................47

2.3. Nguyên nhân tồn tại hay mất đi của địa danh ................................................50

2.3.1. Nhóm nguyên nhân chính trị - xã hội ............................................................50

2.3.2. Nhóm nguyên nhân ngôn ngữ ........................................................................51

2.3.3. Nhóm nguyên nhân hiện thực ........................................................................51

2.4. Quá trình biến đổi địa danh Quảng Ngãi trong Đại Nam nhất thống chí so

với các bộ thư tịch khác ..........................................................................................51

Tiểu kết.......................................................................................................................53

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ PHẢN

ÁNH HIỆN THỰC CỦA ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI ....................................... 55

3.1. Nguồn gốc - ý nghĩa của một số địa danh Quảng Ngãi ..................................55

3.1.1. Nguồn gốc địa danh.........................................................................................55

3.1.2. Ý nghĩa địa danh..............................................................................................57

3.2. Giá trị phản ánh hiện thực của địa danh Quảng Ngãi...................................58

3.2.1. Giá trị phản ánh lịch sử...................................................................................58

3.2.2. Giá trị phản ánh văn hóa.................................................................................61

Tiểu kết.......................................................................................................................62

KẾT LUẬN................................................................................................................64

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................66

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng phân loại địa danh Quảng Ngãi trong Đại Nam nhất thống chí.. 23

Bảng 2.1. Bảng thống kê địa danh Quảng Ngãi trong Đại Nam nhất thống chí

theo đặc điểm cấu tạo ......................................................................42

Bảng 2.2. Bảng thống kê tổng hợp các đặc điểm cấu tạo của địa danh...........44

Bảng 2.3. Kết quả thống kê cấu tạo của các thành tố chung ...........................46

Bảng 2.4. Kết quả thống kê sự phân bố của các thành tố chung khi chuyển hóa

thành các yếu tố trong địa danh .......................................................47

Bảng 2.5. Thống kê địa danh theo số lượng các yếu tố ...................................48

Bảng 2.6. Thống kê các yếu tố xuất hiện nhiều ...............................................49

Bảng 2.7. Thống kê các địa danh có tần số xuất hiện nhiều............................50

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Địa danh là một bộ phận đặc biệt của từ vựng, có nguồn gốc và ý

nghĩa riêng, nằm trong đối tượng của bộ môn từ vựng học. Bên cạnh việc

nhận biết, hiểu rõ những đặc điểm ngôn ngữ trong các phương thức cấu tạo

của hàng loạt tên gọi, địa danh còn cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho nhiều

ngành khoa học khác như địa lý học, văn hóa học, khảo cổ học, lịch sử học,…

Do đó, nghiên cứu địa danh là một việc có ý nghĩa và giá trị rất lớn.

Việc nghiên cứu, khảo sát địa danh có thể giúp phác thảo nên bức

tranh toàn cảnh về sự ra đời của một dân tộc, một tộc người, sự giao thoa, tiếp

xúc, bảo lưu những giá trị văn hóa, lịch sử của một địa phương trong những

giai đoạn, thời kỳ khác nhau. Ngoài giá trị phản ánh đời sống ngôn ngữ, việc

nghiên cứu địa danh còn góp phần phản ánh những biểu hiện của sự biến đổi

và phát triển ngôn ngữ dân tộc.

Cùng với sự hình thành và phát triển chung của đất nước, vùng đất

Quảng Ngãi được hình thành, gắn liền với những biến cố, thăng trầm của lịch

sử dân tộc. Qua từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử, nơi đây lại sản sinh ra

những tên đất, tên làng,… tạo thành một hệ thống địa danh phản ánh những

nét đặc trưng của vùng đất giàu truyền thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết,

lao động cần cù, sáng tạo.

Trải qua những thăng trầm, đổi thay của lịch sử, địa danh cũng có

nhiều biến đổi, nhiều tên gọi vẫn tồn tại bền vững theo thời gian nhưng cũng

không ít tên gọi chỉ còn trong sách vở, ít được nhắc tới hoặc bị trôi vào quên

lãng. Địa danh ở Quảng Ngãi cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu đó. Vì

vậy, việc tìm hiểu về địa danh Quảng Ngãi trong một giai đoạn, một thời kỳ

hay một chặng đường lịch sử là vô cùng quan trọng và ý nghĩa.

Sự đa dạng, phong phú, phức tạp của địa danh ở Quảng Ngãi đã thu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!