Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát các thể loại văn bản trong dạy học tập làm văn ở tiểu học.
MIỄN PHÍ
Số trang
61
Kích thước
610.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1346

Khảo sát các thể loại văn bản trong dạy học tập làm văn ở tiểu học.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TIỂU HỌC

----------

NGUYỄN THỊ DỤC

Khảo sát các thể loại văn bản trong dạy học

Tập làm văn ở Tiểu học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC

2

3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn phải tiếp xúc, viết nhiều văn

bản khác nhau phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và học tập. Tùy thuộc vào mục

đích sử dụng, các văn bản được chia thành nhiều thể loại khác nhau. Mỗi thể

loại văn bản có chức năng, đặc điểm riêng và cấu tạo khá chặt chẽ. Để có thể

viết hoặc tiếp nhận văn bản, chúng ta phải có tri thức về các thể loại văn bản và

đặc trưng của mỗi thể loại. Ngoài các kỹ năng có tính phổ biến chung cho các

thể loại văn bản thì một số thể loại văn bản thuộc các phong cách khác nhau lại

có thêm những kỹ năng có tính đặc thù. Việc nắm vững các kỹ năng viết các thể

loại văn bản được chú trọng đưa vào chương trình dạy học ở bậc Tiểu học.

Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu

cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và

các kỹ năng cơ bản trong đó có kỹ năng viết văn bản. Bên cạnh đó, dạy Tiếng

Việt phải được xem như là dạy một phương tiện để giao tiếp và một công cụ để

tư duy với mục tiêu hàng đầu là hình thành và phát triển ở học sinh Tiểu học các

kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong

các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Các kỹ năng sử dụng tiếng Việt được dạy

học thông qua các phân môn của môn Tiếng Việt.

Phân môn Tập làm văn là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình

Tiếng Việt Tiểu học, nhằm hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo

lập ngôn bản trên cơ sở giao tiếp và nhằm mục đích giao tiếp. Sách giáo khoa

Tiếng Việt đã được đưa vào những kiến thức cơ bản, yêu cầu học sinh làm

quen, nhận biết cũng như viết một số thể loại văn bản. Điều đó đòi hỏi học sinh

phải có hiểu biết về các thể loại văn bản để có thể nhận diện và tiến tới viết văn

bản đúng và hay.

Rèn kỹ năng viết các thể loại văn bản trong dạy học phân môn Tập làm

văn ở Tiểu học nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng viết bài văn theo đề bài

đã cho thuộc các thể loại văn bản khác nhau. Mỗi văn bản là kết tinh nhiều mặt

của nhiều kỹ năng, năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh được rèn luyện qua

4

từng lớp học, là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng

tiếp nhận được trong quá trình học tập các môn học nói chung. Do vậy, bên cạnh

việc bồi dưỡng tình cảm, vốn sống,… cho học sinh qua các bài học ở các môn

học; giáo viên còn phải chú trọng rèn kỹ năng viết văn bản cho học sinh theo

những yêu cầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm

tâm sinh lí và khả năng tư duy của học sinh.

Do đó, việc khảo sát các thể loại văn bản trong dạy học Tập làm văn ở

Tiểu học để đưa ra một số bài tập bổ trợ nhằm rèn kỹ năng viết văn bản cho học

sinh, có thể giúp cho giáo viên Tiểu học nói chung cũng như sinh viên ngành Sư

phạm Tiểu học nói riêng có cái nhìn khái quát hơn về các thể loại văn bản trong

dạy học Tập làm văn ở Tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát các thể

loại văn bản trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học” để nghiên cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu

Việc rèn kỹ năng viết văn bản nói chung và viết văn bản cho học sinh

Tiểu học nói riêng đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Sau đây

chúng tôi điểm qua một số công trình tiêu biểu:

Lê A – Đinh Thanh Huệ. “Tiếng Việt thực hành”. NXB Giáo dục, 1997

cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về văn bản như khái niệm, phân loại, các

mối quan hệ và sự liên kết nội dung - hình thức trong một văn bản và rèn kỹ

năng viết văn bản qua một số bài tập thực hành.

Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái Hòa. “Phong cách học tiếng Việt”. NXB

Giáo dục, 1995 đã nêu những vấn đề đặt ra cho phong cách học trong đó chú ý

phân biệt các thể loại văn bản như: nghệ thuật, hành chính, khoa học, chính

luận,... Ngoài ra, các tác giả còn đưa ra một số bài tập nhằm rèn kỹ năng viết các

thể loại văn bản. Ví dụ: văn bản nghệ thuật, văn bản hành chính,…

Dự án phát triển giáo viên Tiểu học. “Tiếng Việt thực hành”. NXB Đại

học Sư phạm và NXB Giáo dục, 2007 đã đưa ra những yêu cầu chung của việc

viết văn bản, mô tả các đặc điểm chính của các thể loại văn bản, xác định những

nét đồng nhất và những nét khác biệt trong việc viết các loại văn bản, hướng dẫn

5

vận dụng những lí thuyết về văn bản để tạo lập văn bản đúng theo yêu cầu, đưa

ra một số bài tập thực hành nhằm hướng dẫn rèn các kỹ năng viết văn bản đúng

phong cách.

Nguyễn Trí . “Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp

ở Tiểu học”. NXB Giáo dục, 2009 đã đề cập những kiến thức cơ bản về các thể

loại văn bản và phương pháp tạo lập văn bản. Đồng thời tác giả cũng đề cập đến

những vấn đề chung của việc dạy các văn bản trong chương trình và sách giáo

khoa Tiếng Việt Tiểu học.

TS. Hoàng Thị Mai. “Rèn luyện kỹ năng thực hành tiếng Việt cho học sinh

Tiểu học”. NXB Hà Nội, 2007 đã bổ sung và nâng cao một số kỹ năng thực

hành tiếng Việt trong đó đề cập đến vấn đề luyện kỹ năng viết văn bản cho học

sinh Tiểu học như: luyện kỹ năng viết văn miêu tả, luyện kỹ năng viết văn kể

chuyện, luyện kỹ năng viết một số văn bản thông thường. Bên cạnh đó, tác giả

đã nêu đặc điểm, bản chất của các thể loại văn bản và hoạt động viết văn bản ở

học sinh Tiểu học.

Dự án phát triển giáo viên Tiểu học. “Dạy lớp 2 theo chương trình Tiểu

học mới”. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2007 đã trình bày những điểm mới

về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Trong đó, đề cập đến

một số phương pháp dạy nhằm rèn kỹ năng viết văn bản cho học sinh lớp 2.

Lê Phương Nga – Nguyễn Trí. “Phương pháp học Tiếng Việt 2” và Nguyễn

Trí . “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học”. NXB Giáo dục, 2001 đã đi sâu vào

nhiều phương diện của việc dạy học Tập làm văn ở Tiểu học, trong đó có đề cập

đến một số phương pháp dạy học sinh Tiểu học rèn kỹ năng viết văn bản.

Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học Tập làm

văn ở Tiểu học. Nhìn chung các tác giả đều chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung

chương trình, phương pháp dạy học Tập làm văn ở các khối lớp cũng như phương

pháp dạy một số kiểu bài văn tiêu biểu. Tuy nhiên, ở các công trình mới chỉ đề

cập đến một cách sơ lược chứ chưa nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống

các thể loại văn bản trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học. Vì vậy, ở khóa luận

này, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu về vấn đề đó. Những công trình nghiên cứu

6

trên đây là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho chúng tôi trong quá trình thực

hiện đề tài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các thể loại văn bản trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Các thể loại văn bản trong phân môn Tập làm văn ở sách giáo khoa Tiếng

Việt Tiểu học.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm hiểu các thể loại

văn bản trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học; trên cơ sở đó xây dựng một số

bài tập bổ trợ nhằm rèn kỹ năng viết văn bản cho học sinh lớp 2. Qua đó, đề tài

có thể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Tập làm văn ở Tiểu

học nói chung và ở lớp 2 nói riêng.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.

- Thống kê, phân loại các thể loại văn bản trong dạy học Tập làm văn ở

Tiểu học.

- Xây dựng một số bài tập bổ trợ nhằm rèn kỹ năng viết văn bản cho học

sinh lớp 2.

5. Giả thuyết khoa học

Đề tài sẽ là tài liệu nghiên cứu toàn diện và có hệ thống các thể loại văn

bản trong dạy học Tập làm văn ở Tiểu học, góp thêm một phần tài liệu tham khảo

bổ ích cho giáo viên Tiểu học nói chung và sinh viên ngành sư phạm Tiểu học

nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

6. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!