Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ võ quảng viết cho thiếu nhi.
PREMIUM
Số trang
112
Kích thước
893.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
777

Khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ võ quảng viết cho thiếu nhi.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

VŨ THỊ DUNG

Khảo sát các phương tiện tu từ và biện

pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết

cho thiếu nhi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ii

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành khóa luận, xin được gửi lời cảm ơn sâu

sắc nhất đến cô giáo - thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Nga, người đã luôn

tận tình hướng dẫn, dìu dắt chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện

đề tài.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Giáo dục

Tiểu học - Mầm non đã dạy dỗ, trang bị cho chúng tôi những kiến

thức và kỹ năng trong suốt 4 năm học Đại học.

Xin cảm ơn các cán bộ và nhân viên thư viện Trường Đại học

Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi

tham khảo tài liệu trong quá trình thực hiện đề tài.

Cuối cùng, xin cám ơn những người thân, bạn bè, đặc biệt là các

thành viên lớp 08STH đã luôn gần gũi, quan tâm, giúp đỡ và động

viên chúng tôi hoàn thành khóa luận này.

Do thời gian không cho phép và trình độ còn hạn chế, đề tài

không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự

đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn

thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Võ Thị Dung

iii

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................3

5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4

6.Giả thuyết khoa học………………………………………………………………..4

7. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................4

PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................5

1.1. Giới thiệu về nhà thơ Võ Quảng ..........................................................................5

1.1.1. Vài nét về tiểu sử...............................................................................................5

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Võ Quảng .......................................................5

1.2. Thơ Võ Quảng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học ..................................6

1.3. Phương tiện tu từ..................................................................................................7

1.3.1. Định nghĩa .........................................................................................................7

1.3.2. Các phương tiện tu từ Tiếng Việt......................................................................7

1.4. Biện pháp tu từ ...................................................................................................11

1.4.1. Định nghĩa .......................................................................................................11

1.4.2. Các biện pháp tu từ Tiếng Việt .......................................................................13

1.5. Các phương tiện và biện pháp tu từ được sử dụng trong chương trình Tiểu học......16

1.5.1. Các phương tiện tu từ được sử dụng trong chương trình Tiểu học.................16

1.5.2. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong chương trình tiểu học......................17

1.6. Năng lực cảm thụ văn học của học sinh Tiểu học .............................................18

1.6.1. Khái niệm cảm thụ văn học.............................................................................18

1.6.2. Một số yêu cầu rèn luyện cảm thụ văn học ở Tiểu học ..................................18

Chương 2. KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG TIỆN TU TỪ VÀ

BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG THƠ VÕ QUẢNG VIẾT CHO THIẾU NHI....23

2.1. Mục đích khảo sát ..............................................................................................23

2.3. Khảo sát các biện pháp tu từ được sử dụng trong thơ Võ Quảng viết cho

thiếu nhi…………………………………………………………………………….23

iv

2.2.1. Bảng thống kê .................................................................................................23

2.2.2. Nhận xét ..........................................................................................................24

2.3. Khảo sát các biện pháp tu từ được sử dụng trong thơ Võ Quảng viết cho

thiếu nhi.....................................................................................................................39

2.3.1. Bảng thống kê .................................................................................................39

2.3.2. Nhận xét ..........................................................................................................39

Chương 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC

ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC.........51

3.1. Mục đích xây dựng hệ thống bài tập cảm thụ văn học ......................................51

3.2. Nội dung xây dựng hệ thống bài tập cảm thụ văn học.......................................52

3.2.1. Bài tập phát hiện phương tiện tu từ và đánh giá giá trị của chúng trong việc

biểu đạt ......................................................................................................................52

3.2.2. Bài tập phát hiện biện pháp tu từ và đánh giá giá trị của chúng trong việc

biểu đạt ......................................................................................................................60

3.2.3. Bài tập yêu cầu học sinh chỉ ra giá trị biểu cảm của các phương tiện tu từ

và biện pháp tu từ......................................................................................................67

3.2.4. Bài tập vận dụng..............................................................................................70

PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................73

1. Kết luận .................................................................................................................73

2. Một số ý kiến đóng góp.........................................................................................73

3. Một số triển vọng nghiên cứu sau đề tài ...............................................................74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75

PHỤ LỤC.................................................................................................................76

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Võ Quảng là một nhà văn, nhà thơ lớn trong nền văn học thiếu nhi. Ông là

tổng biên tập đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng, và cũng là một trong những

người đặt những viên gạch đầu tiên cho lĩnh vực văn học này. Trong hơn bốn mươi

năm liên tục viết cho thiếu nhi, ông đã xuất bản trên hai mươi tập thơ, truyện, kịch

bản phim và dịch một số tác phẩm văn học nước ngoài ra tiếng Việt. Tác phẩm của

ông được bạn đọc nhỏ tuổi rất yêu thích và đón nhận nhiệt tình. Trong suốt quá

trình sáng tác, ông luôn tâm nguyện: “Viết cho thiếu nhi là tình yêu, lẽ sống của

tôi”. Bởi vậy, ông đã đem tất cả những tình cảm, tâm huyết và tài năng để phục vụ

cho thiếu nhi. Nhà phê bình văn học Phong Lê đã khẳng định: “ Võ Quảng - cả một

đời văn cho thiếu nhi”.

Thơ Võ Quảng chủ yếu viết cho lứa tuổi mầm non và đầu tiểu học. Chính vì

vậy, ngôn ngữ trong thơ ông mang những nét đặc thù cho lứa tuổi này. Trong những

bài thơ, ông thường sử dụng những từ ngữ chọn lọc, trong sáng, dễ hiểu, đặc biệt

nhiều từ tượng hình, tượng thanh, nhiều động từ, tính từ miêu tả, tính từ chỉ màu

sắc… tạo nên sắc thái vui tươi, nhộn nhịp tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm

của các em thiếu nhi. Đặc biệt, ông thường dùng những câu thơ ngắn và sử dụng

vần trắc. Võ Quảng cũng tạo ra những từ tượng thanh đặc sắc để mô phỏng tiếng

kêu của các con vật và tiếng động của cỏ cây. Tất cả đã tạo cho thơ ông không khí

vui tươi, nghịch ngợm phù hợp với tâm hồn trẻ nhỏ. Đặc biệt, cái tài của Võ Quảng

là cách sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ độc đáo.

Những phương tiện tu từ và biện pháp tu từ góp phần không nhỏ vào sự

thành công của thơ Võ Quảng. Với các biện pháp và phương tiện tu từ như: nhân

hóa, so sánh, điệp từ ngữ..v..v, ngôn ngữ trong thơ ông trở nên bay bổng, lung linh

đầy âm thanh, màu sắc, nhịp điệu. Những cái hay, cái đẹp do các phương tiện và

biện pháp tu từ mang lại làm cho nội dung của mỗi bài thơ thêm mới lạ, hấp dẫn, dễ

đi vào lòng trẻ thơ. Chúng kích thích trí tưởng tượng, óc tư duy của trẻ, bồi dưỡng

nhân cách đạo đức cũng như lòng đam mê nghệ thuật trong các em.

Đối với học sinh Tiểu học, việc hiểu và cảm nhận một tác phẩm văn chương

phụ thuộc vào năng lực cảm thụ văn học của các em. Cảm thụ văn học chính là việc

các em đọc, hiểu và phân tích cái hay cái đẹp của các giá trị nội dung cũng như

2

nghệ thuật của một tác phẩm. Việc phát hiện và phân tích giá trị của các phương

tiện tu từ và biện pháp tu từ được sử dụng trong thơ Võ Quảng là cách giúp học sinh

hình thành khả năng cảm thụ văn học tốt nhất. Qua đó, học sinh tích lũy được vốn

từ ngữ cho bản thân, đồng thời biết vận dụng các phương tiện và biện pháp tu từ vào

bài viết của mình để làm cho bài viết thêm sinh động và có sức thuyết phục. Từ đó,

kích thích hứng thú viết văn trong các em, giúp các em thêm yêu tiếng Việt và biết

giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát các phương tiện tu từ

và biện pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi” để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề

Những tác phẩm của Võ Quảng không chỉ có giá trị về mặt nội dung, nghệ

thuật mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc. Chính vì vậy, thơ văn của ông được

nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác

nhau. Trong phần này, chúng tôi điểm lại một số công trình nghiên cứu tiêu biểu

sau:

Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong bài viết Vài nét về ngôn ngữ cho thiếu nhi

của Võ Quảng được in trên báo Sài Gòn giải phóng số 2236, tháng 8/1982, đã phân

tích khá đầy đủ những yếu tố ngôn ngữ trong thơ Võ Quảng như: thể loại, vốn từ

vựng, ngôn ngữ đối thoại… Đặc biệt, tác giả còn phân tích về đặc điểm cú pháp

như: kết cấu chủ vị, cách đảo trật tự danh từ (hoặc động từ) - danh từ… trong thơ.

Vân Thanh, Tác gia văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa,

Hà Nội, 2006, đã giới thiệu sơ lược về cuộc đời, con người nhà thơ Võ Quảng.

Đồng thời, tác giả cũng đã đề cập đến những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật

trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi như: vần trắc, từ tượng thanh, từ tượng hình,

nhịp điệu, âm thanh…

Các bài viết nghiên cứu về thơ của nhà thơ Võ Quảng trên các báo và tạp chí

như: Nguyên An, Từ phó chủ tịch thành phố thành nhà thơ của thiếu nhi trên báo

Điện tử, tháng 7/2007; Vũ Tú Nam, Tài năng miêu tả của Võ Quảng, NXB Kim

Đồng, 1983; Nguyễn Nhã Tiên, Võ Quảng - nhà văn của tuổi thơ trên báo Quảng

Nam ngày 06/07/2007. Các tác giả này đều đề cập đến nội dung cũng như nghệ

thuật trong thơ Võ Quảng.

Phương Thảo, Võ Quảng - Con người, tác phẩm”, nhà xuất bản Đà Nẵng,

năm 2008, đã giới thiệu chi tiết về chân dung nhà thơ Võ Quảng. Đồng thời, tác giả

3

cũng đã giới thiệu một số bài viết của Võ Quảng về văn học thiếu nhi. Ngoài ra, tác

giả còn tập hợp các bài tiểu luận, bình phẩm, phân tích… về tác phẩm thơ văn Võ

Quảng của các nhà nghiên cứu chuyên và không chuyên trên các báo và tạp chí.

Nhìn chung, tất cả các bài viết được tác giả Phương Thảo tập hợp đưa vào cuốn

sách đều đã đề cập đến nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ Võ Quảng.

Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình văn học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm, 2009,

ngoài phần nghiên cứu về tiểu sử cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Võ

Quảng, tác giả còn đi sâu phân tích các khía cạnh nội dung và nghệ thuật trong thơ

và văn xuôi. Theo tác giả, nội dung thơ Võ Quảng gồm hai phần chính là thế giới

thiên nhiên mới lạ, hấp dẫn và những bài học đầu tiên về cuộc sống. Về nghệ thuật

thơ, tác giả giới thiệu chi tiết các đặc điểm như: nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ và

nhạc điệu, những chi tiết hài hước và dí dỏm. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu một số

bài thơ và truyện đồng thoại của Võ Quảng viết cho thiếu nhi.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều đã đề cập đến những nét cơ

bản về nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ Võ Quảng. Nhưng vấn đề về các

phương tiện tu từ và các biện pháp tu từ được sử dụng trong thơ của ông thì chưa có

công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Song, đây cũng là

những tài liệu tham khảo bổ ích cho chúng tôi thực hiện đề tài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu

nhi.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong tập thơ Anh Đom

Đóm của nhà thơ Võ Quảng và Tuyển tập thơ văn Võ Quảng, Phong Lê, Nxb Văn

học, 1998.

Trong các phương tiện và biện pháp tu từ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu

các phương tiện và biện pháp tu từ sau:

- Phương tiện tu từ: nhân hóa, điệp từ ngữ, đảo ngữ.

- Biện pháp tu từ: so sánh, sóng đôi, câu hỏi tu từ.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

4

- Khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết

cho thiếu nhi.

- Xây dựng hệ thống bài tập cảm thụ văn học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn

tiếng Việt ở Tiểu học.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm

vụ sau:

- Nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.

- Khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết

cho thiếu nhi.

- Xây dựng hệ thống bài tập cảm thụ văn học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn

tiếng Việt ở Tiểu học.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, cụ

thể như sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: thống kê số lần sử dụng các

phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi.

- Phương pháp phân tích, chứng minh: làm rõ ý nghĩa và giá trị biểu cảm của

phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi.

- Phương pháp tổng hợp, khái quát.

6. Giả thuyết khoa học

Việc nghiên cứu và thực hiện đề tài sẽ giúp cho người đọc, đặc biệt là các em

học sinh và giáo viên Tiểu học có cái nhìn toàn diện hơn về các phương tiện và biện

pháp tu từ được sử dụng trong thơ Võ Quảng. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo bổ

ích cho giáo viên tiểu học trong công tác hình thành và rèn luyện khả năng cảm thụ

văn học cho các em học sinh.

7. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.

- Chương 2: Khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ viết

cho thiếu nhi của Võ Quảng.

- Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập cảm thụ văn học để bồi dưỡng học

sinh giỏi môn tiếng Việt ở Tiểu học.

5

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Giới thiệu về nhà thơ Võ Quảng

1.1.1. Vài nét về tiểu sử

Võ Quảng sinh ngày 1/3/1920 tại làng Thượng Phước, xã Đại Hòa, huyện

Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, bên dòng sông Thu Bồn. Cha của ông là một nhà Nho.

Mẹ ông làm ruộng, chăn tằm.

Từ nhỏ, Võ Quảng là một cậu bé hiếu động, thông minh. Năm 1935, Võ

Quảng rời quê hương ra học tại trường Quốc Học Huế. Trong thời gian này, ông

tham gia tổ chức thanh niên Phản đế. Tháng 9/1941, ông bị chính quyền Pháp bắt

giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn tại quê nhà.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên

Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức

vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến

1954, ông làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt

Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi.

Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi

đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người

tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời

gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm

1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về

công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm

chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này

đến khi về hưu.

Ông qua đời năm 2007 tại Hà Nội.

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Võ Quảng

Võ Quảng sáng tác trên nhiều thể loại, cụ thể như: thơ, truyện, kịch bản phim

hoạt hình, dịch... Nhưng dù ở thể loại nào ông cũng là một Võ Quảng của thiếu nhi.

Ông đã xuất bản được các tác phẩm như:

* Thơ:

- Gà mái hoa (1957), Thấy cái hoa nở (1962), Nắng sớm (1965), Anh đom

đóm (1970), Măng tre (1972), Quả đỏ (1980), Ánh nắng sớm (1993), Tôi đi (2004)

6

* Văn xuôi

- Cái lỗ cửa (1959), Cái thăng (1961), Chỗ cây đa làng (1964), Cái mai (1967),

Những chiếc áo ấm (1970), Quê nội (1973), Bài học tốt (1975), Tảng sáng

(1978),Vượn hú (1993), Kinh tuyến, vĩ tuyến (1975), Chuyện kể ở Đầm vạc (2002),

Tuyển tập Võ Quảng - 2 tập (NXB Hội nhà văn), Tuyển tập Võ Quảng (NXB Đà

Nẵng).

* Kịch bản phim hoạt hình

- Sơn Tinh, Thủy Tinh, Những chiếc áo ấm, Con 2

* Dịch: Đông kisốt (NXB Kim Đồng), Người anh hùng rừng Xecvut (NXB

Kim Đồng), Một số truyện ngắn của Marcel Proust

Ngoài những thể loại trên, Võ Quảng còn viết những bài tiểu luận, phê bình,

phân tích. Hầu hết các thể loại của ông đều viết cho thiếu nhi.

Ông được Nhà nước trao tặng nhiều giải thưởng cao quý.

1.2. Thơ Võ Quảng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học

Theo khảo sát của chúng tôi, trong chương trình Tiểu học, thơ của Võ Quảng

xuất hiện không nhiều, cụ thể như sau:

Lớp 1: Bài Ai dậy sớm

Bài Cốc! Cốc! Cốc!

Lớp 3: Bài Anh Đom Đóm.

Lớp 2, 3, 4: Thơ Võ Quảng không được đưa vào chương trình.

Những bài thơ đưa vào sách giáo khoa đều là những bài thơ hay mang nhiều

tính giáo dục sâu sắc giúp các em tích lũy được cho mình những bài học quý giá về

cuộc sống như: biết ngủ dậy sớm mỗi buổi sáng để đón những điều tốt đẹp nhất mà

thiên nhiên đang chào đón, biết khi người khác vào nhà chơi phải nói và có thái độ

như thế nào để thể hiện sự thân thiết, hiếu khách của mình hay sự chuyên cần, sự

lao động miệt mài để đem đến bình yên cho người khác.

Tuy nhiên, ba bài trong chương trình Tiểu học là một con số còn hạn chế.

Cho nên, thơ Võ Quảng chưa thực sự đến được với các em thiếu nhi đặc biệt là các

em vùng sâu, vùng xa - không có điều kiện để đọc và tìm hiểu thêm ngoài sách giáo

khoa. Chính vì vậy, giá trị trong thơ cũng như tình cảm của nhà thơ Võ Quảng dành

cho thiếu nhi chưa được khai thác sâu sắc.

7

1.3. Phương tiện tu từ

1.3.1. Định nghĩa

Hiện nay, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về vấn đề định nghĩa

phương tiện tu từ.

Đinh Trọng Lạc cho rằng: Phương tiện tu từ là những yếu tố ngôn ngữ thuộc

các cấp độ khác nhau được đánh giá tu từ học trong giới hạn của một cấp độ nào

đó của ngôn ngữ.

(Đinh Trọng Lạc, 300 bài tập phong cách học, NXB Giáo dục, 1999, tr.282)

Trong một công trình nghiên cứu khác, ông lại cho rằng: Phương tiện tu từ

bao giờ cũng nằm trong thế đối lập tu từ học với phương tiện tương liên có tính

chất trung hòa của hệ thống ngôn ngữ.

(Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ, NXB Giáo dục, 1995, tr.5)

Theo Hoàng Tất Thắng: Phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ gồm các

đơn vị âm thanh, từ ngữ, các kết cấu cú pháp được vận dụng nhằm mục đích tu từ

biểu cảm.

(Hoàng Tất Thắng, Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2001, tr.28)

Phan Phương Dung cho rằng: phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà

ngoài ý nghĩa cơ bản, chúng còn có màu sắc tu từ.

(Phan Phương Dung, Tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm, 2007, tr.102)

Tuy nhiên, chúng tôi chọn định nghĩa của Đinh Trọng Lạc để làm căn cứ, cơ

sở lý luận để nghiên cứu đề tài.

“Phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản ( ý

nghĩa sự vật - logic ) ra, chúng còn mang ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ”.

(Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học Tiếng Việt, NXB GD Hà Nội, tr 58)

Ví dụ: Từ “đứa trẻ” là phương tiện trung hòa, từ “em bé” là phương tiện tu từ

(ở cấp độ từ vựng) vì ngoài ý nghĩa cơ bản là “đứa trẻ” ra, từ “em bé” còn bao hàm

một màu sắc tu từ là tỏ vẻ âu yếm. Ngoài ra, còn có các phương tiện tu từ khác là

“đứa trẻ con, đứa con nít” tỏ vẻ xem thường, “ranh con, nhãi con” tỏ vẻ khinh thị,

ghét bỏ, “thằng nhóc, nhóc con” tỏ vẻ bỡn cợt.

1.3.2. Các phương tiện tu từ Tiếng Việt

a. Phương tiện tu từ từ vựng

Phương tiện tu từ từ vựng là những đơn vị từ vựng mà ngoài ý nghĩa cơ bản

ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!