Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Khảo sát các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ hồ xuân hương và thơ xuân quỳnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ MỸ HẠNH
KHẢO SÁT CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT
VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG NGÔN NGỮ THƠ
HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ XUÂN QUỲNH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ HỌC
ĐÀ NẴNG - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm-ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Sáng
Phản biện 1: PGS.TS. Võ Xuân Hào
Phản biện 2: TS. Bùi Trọng Ngoãn
Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học họp tại trường Đại học Sư
phạm - ĐHĐN vào ngày 30 tháng 9 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
24
có cấu tạo chiếm ưu thế nhất, khác với trong thơ Xuân Quỳnh thì các
danh từ làm BTCV lại chiếm đa số.
Về quan hệ kết hợp, ở cấp độ cụm từ, thơ Hồ Xuân Hương sử
dụng nhiều các cụm từ cố định (thành ngữ, quán ngữ …), còn trong
thơ Xuân Quỳnh chủ yếu là cụm từ tự do (32.73%). Các BTCV đảm
nhiệm làm thành phố phụ trong cấu tạo của các ngữ danh từ là chủ
yếu. Ở cấp độ câu, các BTCV làm thành phần chủ ngữ chiếm tỷ lệ
cao (Thơ Hồ Xuân Hương chiếm 53,71%, Thơ Xuân Quỳnh:
75,51%) so với các thành phần còn lại. Khi làm chủ ngữ, các BTCV
cả trong thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh kết hợp đa dạng với
các loại vị từ làm trung tâm vị ngữ, như: trạng thái tồn tại, trạng thái
tâm lý, đặc điểm, tính chất, nói năng…
3. Trên bình diện cái được biểu đạt, luận văn đã phân lập được
3 nhóm HQC khác nhau của các BTCV về người phụ nữ, đó là: Chiếu
vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới tự nhiên; Chiếu vật về
người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới nhân tạo; Chiếu vật về người
phụ nữ trên hệ quy chiếu thế giới con người.
Trong thơ Hồ Xuân Hương, chiếm tỷ lệ cao nhất là HQC con
người (79.15%) và HQC thiên nhiên (73.89%). Ở thơ Xuân Quỳnh,
HQC về thiên nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất (36.1%) so với 2 HQC còn lại.
Trên HQC thiên nhiên, thơ Hồ Xuân Hương viết về thiên nhiên thật đậm
đà, thắm thiết với cảnh vật non sông đất nước, cho thấy toát lên vẻ đẹp
của người phụ nữ. họ là những người phụ nữ bình thường nhất, sống với
những khao khát, những bản năng rất con người và rất đàn bà. Thấu hiểu
được điều này bà đã thổi hồn vào những vần thơ Nôm viết về thiên
nhiên làm cho thiên nhiên ấy sống động, đầy nữ tính.
4. Từ các kết quả khảo sát, miêu tả, phân tích và so sánh trên
hai bình diện cái biểu đạt và cái được biểu đạt của các BTCV, luận
văn của chúng tôi cũng chỉ ra vai trò, giá trị cơ bản của các BTCV đó
trong thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh đối với việc xây dựng
khắc họa hình tượng người phụ nữ.
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Luận văn của chúng tôi tìm hiểu về các yếu tố ngôn ngữ, tức
các biểu thức chiếu vật, dưới ánh sáng của lý thuyết chiếu vật của
ngữ dụng học: đặt chúng trong các biểu thức chiếu vật được sử dụng
trong diễn ngôn. Việc nghiên cứu về thi pháp-ngôn ngữ của hai nhà
thơ này cũng có rất nhiều cách tiếp cận. Do đó, nghiên cứu, khảo sát
các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân
Hương và thơ Xuân Quỳnh là hướng tiếp cận hoàn toàn mới và có
tính khoa học, thực tiễn cao.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên có công giới thuyết lý thuyết
ngữ dụng học một cách hệ thống và đầy đủ nhất và tiêu biểu nhất ở
Việt Nam. Cuốn Đại cương ngôn ngữ học, tập 2: Ngữ dụng học-Đỗ
Hữu Châu đã dành trọn một chương đề cập đến chiếu vật và chỉ xuất.
Nguyễn Thiện Giáp cũng đã dành một phần nghiên cứu về lý thuyết
chiếu vật xem đó là một nhân tố, một phương châm trong hoạt động
giao tiếp và quy chiếu được hiểu là hành động trong đó người nói và
người đọc nhận diện một cái gì đó.
Tài liệu nước ngoài được tiếp nhận và giới thiệu sớm nhất ở
Việt Nam có lẽ là công trình Dụng học của G.Yule do Diệp Quang
Ban biên dịch. Đây là một trong những giáo trình quan trọng về ngữ
dụng học, đề cập ngắn gọn những đầy đủ về lý thuyết dụng học,
trong đó có lý thuyết chiếu vật. Đặc biệt, cho đến nay, chúng tôi có
thể khẳng định chưa có một công trình nào nghiên cứu về các biểu
thức chiếu vật về hình tượng người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ
Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh như đề tài của chúng tôi.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
2
Luận văn cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa các các biểu thức
chiếu vật với ý nghĩa biểu trưng của chúng gắn với từng hệ quy chiếu
khác nhau cũng như với những đặc trưng văn hóa dân tộc và quan
điểm xã hội, cách nhìn của hai tác giả về người phụ nữ trong hai thời
đại khác nhau.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Xác lập các tiêu chí để xác định và phân loại các biểu thức
chiếu vật về người phụ nữ cũng như đối tượng được quy chiếu của
chúng trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Quân Quỳnh; Phân
tích, miêu tả đặc điểm của các biểu thức chiếu vật được khảo sát trên
bình diện cái biểu đạt và cái được biểu đạt; tìm hiểu, so sánh các đặc
điểm của các biểu thức chiếu vật trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ
Xuân Quỳnh; Phân tích, so sánh giá trị biểu đạt của các biểu thức
chiếu vật theo hệ quy chiếu đối với việc thể hiện ý nghĩa biểu trưng
của chúng trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: các biểu thức chiếu vật về người phụ
nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phương diện nghiên cứu: luận văn tiến hành khảo sát và
nghiên cứu đối tượng kể trên ở các phương diện: cấu tạo, quan hệ kết
hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác trong ngôn cảnh, sự vật được quy
chiếu trong ngữ cảnh sử dụng và so sánh chúng với các biểu thức chiếu
vật về phụ nữ tương ứng trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh.
Về tư liệu khảo sát: luận văn chỉ khảo sát trên thơ Nôm truyền
tụng, thơ chữ Nôm trong “Lưu Hương ký” của Hồ Xuân Hương và thơ
Xuân Quỳnh các tuyển tập sau: Tuyển tập thơ Xuân Quỳnh: Không
bao giờ là cuối, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội (2011) và Thơ Hồ Xuân
Hương, NXB Thời Đại, Minh Vy và Vương Tâm sưu tầm (2012).
5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
5.1. Thủ pháp thống kê, phân loại: Được chúng tôi vận
dụng để thống kê các biểu thức chiếu vật hình tượng người phụ nữ
23
để thổ lộ tâm tình nhưng không có một nhà thơ nào lại thể hiện tình
yêu mãnh liệt của mình qua thơ như Xuân Quỳnh.
b. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ phản ánh điểm
nhìn nghệ thuật của tác giả:
* Quan niệm về tình yêu của người phụ nữ:
* Quan niệm về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ:
* Quan niệm về tính cách, phẩm chất của người phụ nữ
* Quan niệm về thân phận của người phụ nữ
3.4. TIỂU KẾT
KẾT LUẬN
Nghiên cứu và thực hiện đề tài “Khảo sát các biểu thức chiếu
vật về người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ
Xuân Quỳnh”, chúng tôi đi đến một số kết luận sau đây:
1. Việc khảo sát trong luận văn dựa trên việc vận dụng những
khái niệm cơ bản của lý thuyết chiếu vật và lý thuyết hoạt động giao
tiếp, làm rõ các khái niệm: BTCV, CV và HQC. Theo đó, chúng tôi
nhìn nhận mỗi BTCV tồn tại trong hoạt động giao tiếp với tư cách là
một loại tín hiệu ngôn ngữ, vì thế bất cứ BTCV nào cũng có có tính
hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt.
Phần khảo sát, chúng tôi đã thống kê, phân loại 619 BTCV (121
BTCV trong thơ Hồ Xuân Hương; 498 BTCV trong thơ Xuân Quỳnh)
và trình bày trong tổng số 17 bảng số liệu và 3 biểu đồ so sánh.
2. Trên bình diện cái biểu đạt, các BTCV về người phụ nữ
trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh có những đặc
điểm chính sau:
Về cấu tạo, trong thơ Hồ Xuân Hương có 3 kiểu cấu tạo là
danh từ, ngữ danh từ và quan hệ ở cấp độ câu, cụm từ và quan hệ kết
cấu sóng đôi; trong đó, BTCV có kiểu cấu tạo ngữ danh từ và danh từ
22
3.3.1. Điểm tương đồng
a. Các biểu thức chiếu vật với việc xây dựng và khắc họa
hình tượng người phụ nữ
Điểm chung trong thơ của họ đó là tiếng nói thật lòng của
người phụ nữ dám yêu, dám sống hết mình, dám nói thật lòng mình
với tình yêu, với cảm xúc, vẫn rung động trước cảnh đẹp, vẫn thương
cảm trước nỗi đau của những người khác.
b. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ với việc phản
ánh đặc trưng văn hóa dân tộc
Từ khảo sát các BTCV về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân
Hương và Xuân Quỳnh, chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng tín ngưỡng
dân gian “Thờ Mẫu” đã xuất hiện từ rất sớm trong đời sống văn hóa
của người Việt, có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ, khi người mẹ,
người vợ giữ vị trí quan trọng trong gia đình. Trong văn học, hình
tượng người phụ nữ mang đến cho bạn đọc cảm giác khác nhau thông
qua những tác phẩm khác nhau, tập trung làm nổi bật hình tượng
người phụ nữ với số phận bất hạnh nhưng ẩn sâu những vẻ đẹp tâm
hồn của người phụ nữ Việt Nam với khát khao hạnh phúc mãnh liệt.
3.3.2. Điểm khác biệt
a. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ phản ánh quan
điểm của xã hội qua từng thời đại khác nhau
* Quan điểm của xã hội cũ trong thời đại Hồ Xuân Hương
Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã
hội phong kiến nói chung đều là những con người với số phận bi đát,
phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu,
trắc trở.
* Quan điểm của xã hội hiện đại trong thời đại của Xuân Quỳnh
Thời đại Xuân Quỳnh là thời đại mà người phụ nữ được tự
do sống, tự do yêu như một quyền lợi mà họ được hưởng. Có rất
nhiều nhà thơ nữ cùng thời với Xuân Quỳnh, hầu hết các chị làm thơ
3
trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh; phân loại các biểu
thức chiếu vật thống kê được theo những tiêu chí cụ thể.
5.2. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ: Sau khi thống kê,
phân loại; phân tích, miêu tả đặc điểm cấu tạo các biểu thức chiếu vật
về người phụ nữ và đưa ra những nhận xét, đánh giá với các thủ pháp
nghiên cứu sau: thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp, thủ pháp phân
tích vị từ-tham thể (vị tố-tham thể), thủ pháp phân tích ngôn cảnh/văn
cảnh và thủ pháp phân tích vai nghĩa... từ đó, rút ra những vấn đề
khoa học có ý nghĩa thực tiễn cao qua từng chương, mục tiêu của
luận văn.
6. Đóng góp của đề tài
- Về lý luận: Củng cố và hệ thống hoá được các vấn đề cơ bản
của lý thuyết chiếu vật của ngôn ngữ học; xác lập được một số cơ sở và
thao tác để xác định các biểu thức chiếu vật được sử dụng trong hoạt
động giao tiếp; gợi mở và bước đầu vận dụng hướng nghiên cứu liên
ngành ngôn ngữ - văn hóa - văn học vào nghiên cứu chiếu vật của Việt
ngữ, đặc biệt là chiếu vật trong tác phẩm văn chương.
- Về thực tiễn: Cung cấp thêm tư liệu và kết quả phân tích
mới cho việc nghiên cứu và giảng dạy lý thuyết chiếu vật trong ngôn
ngữ thơ nói riêng và trong giao tiếp tiếng Việt nói chung; cung cấp
thêm cơ sở và phương tiện ngôn ngữ cho việc khám phá các giá trị và
nét độc đáo của ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh.
7. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và
tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan.
Chương 2: Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ trong
ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh nhìn từ bình diện
cái biểu đạt.
Chương 3: Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ trong
ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh nhìn từ bình diện
cái được biểu đạt.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. LÝ THUYẾT CHIẾU VẬT
1.1.1. Sự chiếu vật (reference)
Theo Đỗ Hữu Châu: “Chiếu vật chính là quan hệ giữa phát
ngôn (diễn ngôn) với các bộ phận tạo nên ngữ cảnh được gọi là sự
chiếu vật… Chiếu vật là hiện tượng ngữ dụng học đầu tiên bởi vì nhờ
chiếu vật mà ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh, từ đó mà có căn cứ đầu
tiên để xác định nghĩa của đơn vị ngôn ngữ đang thực hiện chức
năng giao tiếp” [8, tr.186-187]. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp có cách
nhìn nhận khác: “Quy chiếu là một hành động trong đó người nói
hoặc người viết dùng các hình thức ngôn ngữ cho phép người nghe,
người đọc nhận diện cái gì đó. Những hình thức ngôn ngữ ấy là
những biểu thức quy chiếu” (referring expression) [24, tr.28].
Như vậy, trên cơ sở tiếp thu những quan niệm khác nhau về
sự chiếu vật, chúng tôi đưa ra khái niệm về sự quy chiếu (hay chiếu
vật): đó là sự tương ứng giữa từ (hoặc giữa các đơn vị ngôn ngữ) với
các sự vật, con người, hoạt động, tính chất trong hiện thực được nói tới.
1.1.2. Biểu thức chiếu vật (referring expression)
a. Khái niệm biểu thức chiếu vật ?
Theo cuốn Từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt và cuốn Cơ sở ngữ
nghĩa học từ vựng của tác giả Đỗ Hữu Châu thì kết cấu ngôn ngữ (từ,
cụm từ, câu) được dùng để chiếu vật được gọi là biểu thức chiếu vật.
Chúng tôi đồng tình với quan niệm cho rằng “Cũng như các tín hiệu
ngôn ngữ, BTCV có cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt của
BTCV là các đơn vị ngôn ngữ tạo nên nó. Cái được biểu đạt là sự vật
được quy chiếu hay CV tương ứng.” [8, tr.187]. Như vậy, các BTCV
có trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh sẽ được luận
văn này miêu tả trên hai bình diện: bình diện cái biểu đạt (hình thức
cấu tạo và quan hệ kết hợp cả về ý nghĩa và cú pháp); bình diện cái
được biểu đạt (sự vật được quy chiếu hay CV).
21
3.2.2. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế
giới nhân tạo
a. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật là trang y phục
Chủ yếu trong thơ Xuân Quỳnh, hình tượng chiếc nón (chiếc
nón, dáng nón) và áo (tà áo xuất hiện 3 lần, áo mẹ, màu áo, sơ mi, áo
tứ thân, chiếc áo cưới, áo chị) xuất hiện tuy không nhiều (tỷ lệ
17.64%) nhưng thể hiện nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ.
3.2.3. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế
giới con người
a. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật bằng tên riêng
Toàn tập thơ chỉ có 2 lần nhắc đến tên Quỳnh trong cùng 1
bài thơ Tháng Ba, viết cho chị; trang 165, 166 (câu 16, 28) và 1 nhân
vật Ngọc Tường trong bài thơ Những năm tháng không yên; trang
141 (câu 165).
b. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật qua bộ phận cơ thể
Các BTCV bộ phận cơ thể xuất hiện nhiều nhất trong thơ
Xuân Quỳnh với số lượng là 15, chiếm tỷ lệ 3.37%/TS 498 BTCV
trong đó lòng em (24 lần), bàn tay (10 lần), chân (4 lần), vai, trái tim
(8 lần), gương mặt, mái đầu, tóc (4 lần), máu (2 lần)... Các BTCV
qua bộ phận cơ thể trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ khắc họa hình
dáng, dáng vẻ, những vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ mà sâu sắc
hơn là đời sống tâm hồn cao quý, thuần khiết đầy tin yêu.
c. Biểu thức chiếu vật về người phụ nữ qua biểu thức xưng hô
Trong số 27 đại từ nhân xưng được dùng trong thơ Xuân
Quỳnh, có 24/27 đại từ nhân xưng “đồng quy chiếu” đến nhân vật
Xuân Quỳnh (88.88%). Điều này cũng không có gì là khó lý giải bởi
Xuân Quỳnh xuất hiện hầu hết trong các cuộc giao tiếp với các nhân
vật khác trong tập thơ.
3.3. SO SÁNH CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI
PHỤ NỮ TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ XUÂN
QUỲNH TRÊN BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT
20
những hình ảnh về vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ, chiếm tỷ lệ cao
trong nhóm hệ chiếu vật về thế giới con người (28%).
c. Biểu thức chiếu vật về người phụ nữ qua biểu thức xưng hô
Qua ngữ liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy: Bà chúa thơ
Nôm cũng rất giỏi sử dụng các đại từ nhân xưng, dùng để xưng hô
(chỉ xuất nhân xưng) (thiếp, mình,..), diễn tả đặc điểm ngoại hình,
thân phận, số phận, tâm lý, tình cảm, thậm chí cả địa vị, gia cảnh…
3.2. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT
VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
3.2.1. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế
giới tự nhiên
a. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật động vật:
Thơ Xuân Quỳnh ít sử dụng hình tượng động vật để quy
chiếu đến hình tượng người phụ nữ, chỉ có 2 hình tượng “con cò và
con vạc” được nhà thơ nhắc đến trong 2 bài thơ [Bài thơ Nỗi buồn
anh; trang 98, câu 4] và [Bài thơ Thơ vui về phái yếu; trang 203, câu
31], chiếm tỷ lệ 5.55/TS 498 các BTCV được khảo sát.
b. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật thực vật
Có thể nói, thế giới các loài hoa trong thơ Xuân Quỳnh
không phong phú, chị thường gửi lòng mình vào những loài hoa bình
dị: hoa ngâu, hoa cúc, hoa dại, hoa tigon..., tỷ lệ 8.33%. Xuân
Quỳnh đã đem đến cho chúng ta một thế giới thiên nhiên mang đậm
cá tính, bộc lộ rõ cái nhìn sắc nét của tác giả về cuộc sống, trở thành
một hình tượng vừa gợi cảm vừa đa dạng.
c. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật hiện tượng thiên nhiên
Các BTCV hiện tượng thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh chủ
yếu: “biển” (xuất hiện 8 lần), tiếp đến là “sóng” với 9 lần xuất hiện,
ngoài ra còn có các yếu tố khác trong nhóm: dòng sông, mùa hạ (2
lần). Với hình tượng thiên nhiên, thơ Xuân Quỳnh đã thể hiện một ý
thức sâu sắc về hạnh phúc hiện tại và có thực. Những gì đã có, những
gì sẽ mất đi sẽ khiến chúng ta trân trọng hơn cái chúng ta đang có.
5
Theo lý thuyết ngữ dụng học, không chỉ các sự vật, hiện
tượng mới được quy chiếu bằng ngôn ngữ và trở thành CV của
BTCV. BTCV không chỉ cấu tạo dưới dạng danh từ, đại từ hay ngữ
danh từ mà còn có các động từ/ngữ động từ, tính từ/ngữ tính từ, các
cấu trúc mệnh đề (cụm C-V). Trong phạm vi của luận văn này, khi
tiến hành khảo sát và miêu tả các BTCV về hình tượng người phụ nữ
trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi
chỉ dừng lại ở việc khảo sát các BTCV có cấu tạo là một trong 3 kiểu:
danh từ, ngữ danh từ và quan hệ kết hợp.
b. Tiêu chí xác định biểu thức chiếu vật
- Tiêu chí thứ nhất-tiêu chí cấu trúc: Xét đến tính hoàn chỉnh, độc
lập tương đối của nó về mặt cấu tạo: hoặc là một từ, hoặc là một cụm từ.
- Tiêu chí thứ hai-tiêu chí chức năng: Một biểu thức ngôn
ngữ được coi là BTCV khi biểu thức ngôn ngữ đó chỉ ra được một
đối tượng, một thực thể cụ thể nào đó, trong thế giới khả hữu-hệ quy
chiếu của BTCV đang được tác giả hoặc nhân vật nói tới.
1.1.3. Chiếu vật và hệ quy chiếu
a. Khái niệm chiếu vật (referent)
Theo Đỗ Hữu Châu: “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để
chỉ phương tiện, nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngữ vi với
biểu thức này nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một
cách đúng đắn thực thể nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định
nói đến”. [7, tr.61].
b. Nghĩa, ý nghĩa, chiếu vật
Xét về mặt tín hiệu học thì thứ nhất từ ngữ âm là cái biểu hiện
của nghĩa của từ (cái được biểu hiện); thứ hai, từ ngữ âm cùng với
nghĩa của mình lại là cái biểu hiện của cái sở chỉ; thứ ba, trong những
phát ngôn cụ thể, toàn bộ tam giác ngữ nghĩa còn có thể đóng vai trò là
một tín hiệu của một sự vật khác. Như vậy, nghĩa (sense) và sở chỉ là
cái được biểu hiện. Nhưng ý nghĩa (meaning) không phải là cái được
6
biểu hiện mà là mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện.
[25, tr. 310-311]. Ý (meaning) của từ (cũng như của các đơn vị ngôn
ngữ khác) là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó.
c. Hệ quy chiếu
Nói đến hệ quy chiếu là nói đến sự tồn tại của sự vật, hiện
tượng trong thế giới. Việc phân loại và miêu tả CV của các BTCV
trong luận văn này cũng dựa vào việc xác định đúng thế giới khả hữu –
HQC mà ở đó các sự vật được quy chiếu tồn tại. Theo đó, thế giới hư
cấu trong thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh có thể được phân chia
thành các bộ phận– HQC khác nhau như sau: thiên nhiên, con người,
thực vật, động vật, ẩm thực, đồ dùng gia đình...Sau khi nhận diện CV
cụ thể của BTCV, để phân loại và miêu tả các biểu thức chiếu vật về
người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân
Quỳnh, chúng tôi xác định HQC mà vật được quy chiếu tồn tại và
được người sử dụng biểu thức đó hướng đến.
d. Chiếu vật trong tác phẩm văn chương
Để giải mã được toàn bộ hệ quy chiếu xuất hiện trong các tác
phẩm văn chương, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học không chỉ thấy được
sự tương ứng giữa từ (hoặc giữa các đơn vị ngôn ngữ) với các sự vật,
con người, hoạt động, tính chất trong hiện thực được nói tới mà còn đòi
hỏi phải có một vốn hiểu biết sâu về lịch sử, văn hóa thời đại ra đời tác
phẩm (ngữ cảnh rộng); cuộc đời, sự nghiệp của tác giả (ngữ cảnh hẹp),
ngữ cảnh trực tiếp,…để có được những tiền giả định chính xác, lập
thành một hệ quy chiếu phù hợp và đưa ra những ý nghĩa xác đáng nhất.
1.2. LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
1.2.1. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp
a. Ngữ cảnh (situational context; context of situation)
Theo Đỗ Hữu Châu: “Bối cảnh ngoài ngôn ngữ của một phát
ngôn hay là những thông tin ngoài ngôn ngữ góp phần tạo nên nghĩa
(của phát ngôn)” [8, tr.97]
19
phấn son, trâm cài lược chải, yếm đào...Vì vậy mà khi khảo sát tập
thơ Nôm truyền tụng và Lưu Hương Kí của Hồ Xuân Hương, chúng
tôi đặc biệt lưu tâm đến các BTCV này, trong đó “phấn son” xuất
hiện 3 lần ở 3 bài khác nhau.
b. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật là ẩm thực:
Các BTCV là ẩm thực trong thơ Hồ Xuân Hương gắn liền
với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân như “xôi, khoai,
bánh trôi nước…”. Đây là các món ẩm thực dân dã, dễ gặp ở mọi
miền đất nước và khi đề cập đến thơ Hồ Xuân Hương, người đọc
nghĩ ngay đến 2 bài thơ nổi tiếng là “Bánh trôi nước” và “Quả mít”
(đã phân tích trong Chương 2) chiếm tỷ lệ 20.83%/TS 121 BTCV.
c. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật là vật dụng, sinh hoạt
gia đình
Các BTCV ở nhóm này tần số xuất hiện cũng ít, chiếm tỷ lệ
29.16%/TS 121 các BTCV. Các chiếu vật là vật dụng, sinh hoạt trong
gia đình trong thơ Hồ Xuân Hương cho thấy một lần nữa, bà luôn đề cao
thân phận và phẩm chất, về giá trị của người phụ nữ trong xã hội xưa.
3.1.3. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế
giới con người
a. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật bằng tên riêng
Các BTCV ở dạng tên riêng được Hồ Xuân Hương sử dụng rất
ít, chiếm tỷ lệ 6%; tuy nhiên, thể hiện rõ nét dấu ấn cá nhân, là một sự
phá cách độc đáo, cũng đủ khẳng định: phụ nữ phải luôn nhận thức về
mình, tin tưởng ở thế mạnh, tài sắc, đức độ của mình và vững tâm đấu
tranh vượt qua dần những rào cản bất công, phi nghĩa của xã hội.
b. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật qua bộ phận cơ thể
Xuất phát từ cơ sở của văn hoá phồn thực, Xuân Hương coi
thân thể của người phụ nữ là vẻ đẹp thiên phú, là sản phẩm vốn có
của tự nhiên nên việc miêu tả những gì thuộc về người phụ nữ cũng
là lẽ đương nhiên. Với tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện và những
hình ảnh ẩn dụ, Hồ Xuân Hương đã đem đến cho người đọc hàng loạt
18
mưa bên ruộng đồng, bầu bạn cùng người nông dân, đó là con cò
trắng phau, mấp máy suốt đêm thâu hay con ốc nhồi lăn lóc đám cỏ
hôi, luôn sống trong cảnh thấp thỏm lo âu, chờ đợi và chưa một lần
được quyền quyết định về tương lai.
b. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật thực vật:
Các BTCV về người phụ nữ từ nhóm chiếu vật thực vật trong
thơ Hồ Xuân Hương mặc dù chiếm tỷ lệ tương đối ít (tỷ lệ
21.73%/TS 121 BTCV) nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng
người tiếp nhận.Trong thế giới ấy, có thể nói “liễu” là thực thể phổ
biến trong thơ Hồ Xuân Hương 7 lần xuất hiện ở những ngữ cảnh
khác nhau hay quy chiếu đến người con gái, phụ nữ. Ngoài ra, còn có
các BTCV khác như “bèo non”, “quế, cành gấm, lá ngọc, lá thắm…”
cũng được Hồ Xuân Hương sử dụng để nói đến thân phận hẩm hiu
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
c. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật hiện tượng thiên nhiên:
Trong thơ Hồ Xuân Hương, các BTCV hiện tượng thiên
nhiên quy chiếu về người phụ nữ có các từ “xuân”, “nguyệt” (xuất
hiện 6 lần). Từ “xuân”, “trăng”, “nguyệt” xuất hiện ở ngữ cảnh
khác nhau sẽ khác nhau với nhiều loại từ và miêu tả tố đi kèm khác
nhau trong cấu trúc của BTCV: loại từ đứng trước “trăng” thì có
“bóng, vầng”; miêu tả tố đi kèm phía sau thì có thu,…Hình tượng
thân thể mang vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ
Xuân Hương toát lên sự thanh tân, thánh thiện.
3.1.2. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế
giới nhân tạo
a. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật là trang y phục:
Những trang thơ viết về người phụ nữ không thể thiếu những
từ ngữ viết về trang sức, y phục, bởi họ được ví von là phái đẹp.
Chính sự chỉnh chu từ bên ngoài đã phần nào thể hiện phẩm chất,
tính cách con người và đối với người phụ nữ, làm sao thiếu được
7
Ngữ cảnh tình huống là ngữ cảnh của một hiện tượng ngôn
ngữ, của một văn bản, của một trường hợp cụ thể của ngôn ngữ. Ngữ
cảnh tình huống là thế giới xã hội và tâm lý trong đó, ở một thời điểm
nhất định người ta sử dụng ngôn ngữ. Ngữ cảnh văn hóa là ngữ cảnh
của ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống. Nó bao gồm hàng loạt
nhân tố văn hóa như phong tục, tập quán, các chuẩn mực, quan niệm,
sự kiện lịch sử, những tri thức về tự nhiên và xã hội, về chính trị và
kinh tế. [24, tr.24, 25]
b. Ngôn ngữ (language)
“Diễn ngôn được nói hay viết ra trong những biến thể đó một
cách hỗn đồng (có nghĩa là một diễn ngôn đồng thời được sản sinh
ra dưới ảnh hưởng của các biến thể của một ngôn ngữ nhất định).
Những nhân tố biến thể và nhân tố loại thể nhất định để lại những
dấu vết đối với diễn ngôn về hình thức, về nội dung, chi phối diễn
ngôn cả về phía sản sinh và phía tiếp nhận” [8, tr.122]. Các nhân tố
về ngữ cảnh và ngôn ngữ kể trên cần thiết được các đối ngôn lĩnh
hội, hiểu biết về chúng và có ý thức đưa chúng vào hoạt động giao
tiếp. Như vậy, xét cho cùng, nhân tố con người (mà ở đây cụ thể là
các đối ngôn) vẫn giữ vai trò trung tâm, quyết định đối với các nhân
tố còn lại.
c. Diễn ngôn (discourse)
“Diễn ngôn là bộ phận hợp thành sự kiện lời nói và tổ hợp các
sự kiện lời nói hình thành một cuộc giao tiếp.Các chức năng giao tiếp
được thực hiện bằng các diễn ngôn và cụ thể hóa thành phần của diễn
ngôn” [8, tr. 198]. Diễn ngôn có hai phương diện: hình thức và nội
dung. Hình thức của diễn ngôn bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ
(thuộc ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng…) và các yếu tố phi ngôn
ngữ (yếu tố kèm lời và phi lời) được dùng khi các đối ngôn tạo ra diễn
ngôn. Nội dung của diễn ngôn gồm hai thành phần: thành phần nội dung
thông tin (hay nội dung miêu tả) “Thực hiện chức năng thông tin của
8
giao tiếp, thuộc lĩnh vực nghĩa học của tín hiệu học và bị quy định bới
tính đúng-sai logic” [8, tr.148].
1.2.2. Các nhân tố giao tiếp và chiếu vật trong tác phẩm
văn chương
a. Đối ngôn (tác giả và bạn đọc)
Trong giao tiếp văn chương, quá trình tiếp nhận và độc giả
đóng vai trò quan trọng. Độc giả đóng vai trò tích cực, không chỉ
tham gia trong việc lĩnh hội tác phẩm sau khi nhà văn hoàn thành nó
mà chi phối ngay từ khi tác phẩm được thai nghén và ở trong quá
trình sáng tác. Xét về mối quan hệ giữa tác giả và độc giả, giữa quá
trình sáng tác và quá trình tiếp nhận và độc giả góp phần sự sống của
tác phẩm. Khi nào có sự tiếp nhận của độc giả thì khi đó có tác phẩm
mới thực sự có cuộc sống của nó và chừng nào còn người đọc thì
chừng đó tác phẩm còn tiếp tục sự sống.
b. Ngữ cảnh, tình huống giao tiếp
Tình huống giao tiếp là trạng thái trực tiếp do tác động của
các nhân tố giao tiếp trong một cuộc giao tiếp cụ thể mà có. Mỗi tác
phẩm trong tập thơ Không bao giờ là cuối của Xuân Quỳnh hay trong
tập Thơ Hồ Xuân Hương đều có tư cách như là sản phẩm của các hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ (giao tiếp nghệ thuật) và trong hoạt động
đó luôn tồn tại sự tương tác giữa các nhân tố giáo tiếp như các đối
ngôn (tác giả và bạn đọc), ngữ cảnh, tình huống giao tiếp và ngôn ngữ
(ngôn ngữ nghệ thuật). Tất cả các nhân tố này đều được vận dụng
trong việc nhận diện các BTCV và CV của chúng trong luận văn.
c. Ngôn ngữ nghệ thuật
Văn chương là loại hình nghệ thuật dùng ngôn ngữ làm chất
liệu. Là nghệ thuật ngôn từ hay ta có thể nói cách khác ngôn ngữ là
yếu tố thứ nhất của nghệ thuật văn chương: không có ngôn ngữ
không có nghệ thuật văn chương. Sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nghệ
thuật văn chương, tác giả (và cả độc giả) thực hiện hoạt động nhận
17
hẳn so với hai nhóm còn lại trong thơ Xuân Quỳnh; còn thơ Hồ Xuân
Hương thì 2 nhóm BTCV về người phụ nữ thuộc về thế giới tự nhiên
và thế giới con người hầu như không chênh lệch nhiều.
- Thứ hai, kết quả so sánh cho thấy, các BTCV có cấu tạo
ngữ danh từ trong thơ Xuân Quỳnh chiếm ưu thế và chênh lệch khá
rõ thì trong thơ Hồ Xuân Hương không chênh lệch nhiều. Có thể
thấy, các BTCV có kết cấu sóng đôi thể hiện nét độc đáo, sáng tạo và
có giá trị biểu đạt riêng trong thơ Xuân Quỳnh (23 cặp) trong khi thơ
Hồ Xuân Hương chiếm một tỉ lệ ít hơn (17 cặp).
- Thứ ba, việc sử dụng các BTCV là từ đơn trong thơ Xuân
Quỳnh chiếm ưu thế rõ rệt (gấp gần 3 lần so với từ ghép). Trong khi
đó, trong thơ Hồ Xuân Hương, tỷ lệ chênh lệch nhau giữa từ đơn và
từ ghép là không đáng kể.
2.4. TIỂU KẾT
CHƯƠNG 3
CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG NGÔN NGỮ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ
XUÂN QUỲNH NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT
3.1. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT
VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
3.1.1. Chiếu vật về người phụ nữ trên hệ quy chiếu thế
giới tự nhiên
a. Ý nghĩa biểu trưng qua chiếu vật động vật:
Qua khảo sát, chúng tôi nhận ra, các BTCV về người phụ nữ
từ nhóm chiếu vật động vật chiếm tỷ lệ rất ít (21.73%/TS 121
BTCV). Tiềm thức cùng sự am hiểu, gắn bó lâu dài với cuộc sống
“bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” khiến bà chúa thơ Nôm tự ẩn
cuộc đời mình vào những thân phận nhỏ bé, thấp hèn, bươn chải nắng
16
* Quan hệ kết hợp ở cấp độ câu: Thống kê BTCV làm
thành phần chủ ngữ trong câu: Từ dữ liệu thống kê cho thấy BTCV
làm thành phần chủ ngữ trong câu trong thơ Xuân Quỳnh chiếm tỷ lệ
khá cao 78.51%/TS 498 BTCV được khảo sát. Phần lớn danh từ và
đại từ giữ chức vụ là chủ ngữ trong câu.
* Quan hệ kết hợp sóng đôi: Các BTCV là kết cấu sóng đôi
cũng phần nhiều là do sự tổ hợp của các bộ phận mang động từ
(chiếm tỷ lệ 34.78 %) và danh từ (chiếm tỷ lệ 39.13%) tạo nên,
thường quy chiếu về cái tôi, thể hiện tình cảm, và nỗi khát vọng tình
yêu của Xuân Quỳnh.
2.3. SO SÁNH CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI
PHỤ NỮ TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ XUÂN
QUỲNH TRÊN BÌNH DIỆN CÁI BIỂU ĐẠT
2.3.1. Điểm tương đồng
Về cấu tạo, các BTCV được khảo sát trong thơ Hồ Xuân
Hương và Xuân Quỳnh có 3 kiểu cấu tạo: ngữ danh từ, danh từ và
quan hệ kết hợp ở: cụm từ, câu và quan hệ kết hợp sóng đôi trong đó
các BTCV là danh từ có 2 kiểu cấu tạo chính (từ đơn và từ ghép); các
BTCV là ngữ danh từ có các yếu tố ngôn ngữ thuộc 3 nhóm có thể
làm trung tâm hoặc làm thành tố phụ; các kết cấu sóng đôi đều có số
lượng và tỷ lệ thấp nhất và được tạo do sự kết hợp giữa hai thành tố
đều là danh từ/ngữ danh từ hoặc động từ/ngữ động từ tạo nên.
Về quan hệ kết hợp, các BTCV được khảo sát trong thơ Hồ
Xuân Hương và Xuân Quỳnh đều có khả năng kết hợp với các yếu tố
ngôn ngữ khác để trực tiếp làm thành phần cấu tạo ở cấp độ cụm từ
hoặc cấp độ câu. Khi tham gia vào các quan hệ kết hợp để trực tiếp
làm thành phần câu, các BTCV có khả năng lớn nhất trong việc giữ
chức vụ chủ ngữ trong câu.
2.3.2. Điểm khác biệt
- Trước hết, kết quả so sánh cho thấy nhóm BTCV về người
phụ nữ thuộc thế giới con người chiếm tỷ lệ cao nhất và chênh lệch
9
thức, tư duy. Có điều hoạt động nhận thức tư duy trong nghệ thuật có
đặc tính riêng, mang tính nghệ thuật nên thường được gọi là tư duy
hình tượng để phân biệt với tư duy bằng ngôn ngữ trong sinh hoạt
hàng ngày hay trong lĩnh vực khoa học.
1.3. GIỚI THIỆU VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ XUÂN QUỲNH
1.3.1. Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương và tập Lưu Hương Kí
Hồ Xuân Hương được biết đến là một người thông minh, có
tài, rất mong mỏi được một người chồng xứng đáng nhưng đường
tình duyên trắc trở, đầy đau khổ.
Về thơ văn của Hồ Xuân Hương còn lại cho đến nay là do
lưu truyền và người đời sau ghi chép lại. Theo các nhà nghiên cứu
cho rằng sáng tác của Hồ Xuân Hương có hải mảng: thơ Nôm truyền
tụng và Lưu Hương ký. Về Thơ Nôm truyền tụng có rất nhiều ý kiến
khác nhau về số lượng bài. Về Lưu Hương Ký: Hàng trăm năm đã
trôi qua, bà được biết đến là bà chúa Thơ Nôm. Lưu Hương Ký là
một tập thơ chủ yếu về tình yêu với một giọng trữ tình, tất cả toát lên
một tình cảm rất chân thành, thiết tha, cởi mở của một người muốn
yêu và được yêu, nhiều bài thơ là một tiếng thở dài ngậm ngùi, như
khắc khoải cho những mối tình không trọn vẹn.
1.3.2. Xuân Quỳnh - người đàn bà làm thơ
Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất
sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, chị được bà nội nuôi dạy
từ nhỏ đến khi trưởng thành.
Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ
niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình... Tập thơ “Không bao giờ là cuối” là
tuyển tập thơ giới thiệu một cách đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp thi
ca của nữ thi sĩ tài hoa bạc mệnh Xuân Quỳnh.Phần đầu của cuốn
sách có tên gọi “Dẫu biết chắc rằng anh trở lại”. Phần 2 của cuốn
sách là những trăn trở, suy ngẫm của tác giả về “Những năm tháng
không yên của đất nước và lòng người”. Phần cuối cùng của tuyển
10
tập - “Bầu trời trong quả trứng”. Một nhà nhiên cứu đã từng viết:
“Tiếng thơ Xuân Quỳnh là một tiếng nói mới của thơ dân tộc, tiếng
nói phản ảnh chiều sâu của văn hóa dân tộc”. Và đến Xuân Quỳnh,
người đọc mới cảm nhận thế giới cuộc sống phong phú, đa dạng đã
được chị đưa vào thơ một cách tự nhiên và rất đỗi chân thành.
1.4. TIỂU KẾT
CHƯƠNG 2
CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
NGÔN NGỮ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ XUÂN
QUỲNH NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CÁI BIỂU ĐẠT
2.1. CẤU TẠO CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI
PHỤ NỮ TRONG NGÔN NGỮ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
2.1.1. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ phân theo
nhóm chủ đề
a. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ thuộc hệ chiếu
vật thế giới tự nhiên
Qua phân tích dữ liệu, chúng tôi nhận thấy, nhóm chiếu vật
hiện tượng thiên nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất (30.43%), điều đó chứng
tỏ thơ Hồ Xuân Hương viết về thiên nhiên thật đậm đà, thắm thiết với
cảnh vật non sông đất nước. Qua các nhóm chiếu vật về thế giới tự
nhiên, Hồ Xuân Hương muốn đề cao vẻ đẹp cũng như khẳng định giá
trị, phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam.
b. Các biểu thức chiếu về về người phụ nữ thuộc hệ chiếu
vật là thế giới nhân tạo
Từ số liệu đã phân tích chúng tôi nhận thấy, các tiểu nhóm
đều có số lượng gần như ngang nhau, điều đó cho thấy việc sử dụng
ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương rất gần gũi với đời sống hàng
ngày, với người lao động bình thường. Nhóm chiếu vật là trang, y
15
Các nhóm BTCV về người phụ nữ từ HCV thế giới con người
trong ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh chủ yếu xuất hiện nhiều nhất là các
chiếu vật qua bộ phận cơ thể con người (3.37%) và qua biểu thức
xưng hô được Xuân Quỳnh sử dụng nhiều nhất, có biểu thức xưng hô
em (tần số xuất hiện 225 lần), tiếp đến là biểu thức xưng hô tôi (103
lần), ta (928 lần).
2.2.2. Cấu tạo của các BTCV về người phụ nữ trong thơ
Xuân Quỳnh
a. Biểu thức chiếu vật có cấu tạo là ngữ danh từ: Từ dữ
liệu đã phân tích cho thấy, thành tố trung tâm của các ngữ danh từ
làm các BTCV chiếm tỷ lệ cao nhất (ngữ danh từ nào cũng có thành
tố trung tâm) so sới các thành tố phụ trước và thành tố phụ sau trong
thơ Xuân Quỳnh.
b. Biểu thức chiếu vật có cấu tạo là danh từ: Qua dữ liệu đã
thống kê, phân loại, chúng tôi nhận thấy, các BTCV có cấu tạo là
danh từ đơn và danh từ ghép có tỷ lệ chênh lệch tương đối; số các
BTCV là từ đơn chiếm ưu thế hơn số các BTCV là từ ghép.
* BTCV có cấu tạo là từ đơn: Theo ngữ liệu của luận văn,
các BTCV là từ đơn có tỷ lệ cao hơn so với từ ghép (177/230=76.95
%) và chiếm 35.52 % trong tổng số 498 các BTCV được khảo sát.
Các từ đơn này quy chiếu đến nhiều sự vật khác nhau trong những
ngữ cảnh khác nhau, trên những HQC khác nhau.
* BTCV có cấu tạo là từ ghép: Chiếm tỷ lệ thấp hơn so với
từ đơn và chiếm tỷ lệ rất thấp (10.64 %) trong tổng số các BTCV.
c. Quan hệ kết hợp của các biểu thức chiếu vật về người
phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh
* Quan hệ kết hợp ở cấp độ cụm từ: Xét quan hệ kết hợp
của các BTCV được khảo sát ở bậc cụm từ, chúng tôi nhận thấy quan
hệ kết hợp trong cụm từ cố định trong thơ Xuân Quỳnh không có,
chủ yếu là các cụm từ tự do, chiếm tỷ lệ 32.73%/TS 498 BTCV.
14
- Các biểu thức chiếu vật làm thành phần trạng ngữ trong
câu: số liệu thống kê rất ít
* Quan hệ kết hợp sóng đôi : Các BTCV là kết cấu sóng đôi
cũng phần nhiều là do sự tổ hợp của các bộ phận mang danh từ tạo
nên (22/23 = 95.65%). Các BTCV ở dạng này trong thơ Hồ Xuân
Hương thường quy chiếu về thân phận hoặc đặc điểm của nhân vật:
duyên - nợ, duyên - kiếp, bụng - thân, thịt - da, chàng-thiếp, lòng-dạ,
giai nhân-tài tử, chân-gối, trầu-cau, hoa-cành.
2.2. CẤU TẠO CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NGƯỜI
PHỤ NỮ TRONG NGÔN NGỮ THƠ XUÂN QUỲNH
2.2.1. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ phân theo
nhóm chủ đề
a. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ thuộc hệ chiếu
vật thế giới tự nhiên
Khác với Hồ Xuân Hương, các BTCV về người phụ nữ từ
HCV thuộc nhóm hiện tượng thiên nhiên chiếm tỷ lệ cao hơn so với 2
nhóm còn lại (19.44%) (Biển, con sóng, hạt bụi, mùa hạ của tôi, con
cò, con vạc, thân cò, vườn hoa, màu hoa, cánh đồng hoa, hàng
cây…), nhóm chiếu vật về thực vật (chiếm tỷ lệ 11.11%), nhóm chiếu
vật về động vật có tỷ lệ thấp nhất (5.55%).
b. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ thuộc hệ chiếu
vật là thế giới nhân tạo
Qua khảo sát các bài thơ trong tập thơ “Không bao giờ là
cuối” của Xuân Quỳnh, chúng tôi không phát hiện các tiểu nhóm
chiếu vật là ẩm thực và nhóm chiếu vật là vật dụng, sinh hoạt gia
đình để quy chiếu đến người phụ nữ. Nhóm chiếu vật là trang, y phục
chiếm tỷ lệ 23.07% và nhóm chiếu vật là ẩm thực chỉ có tỷ lệ 7.69%
c. Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ thuộc hệ chiếu vật
là thế giới con người
11
phục (son phấn, ngọc, quần hồng, lược…) và nhóm chiếu vật về vật
dụng sinh hoạt gia đình (giếng, mõ, chuông, chén…) có tỷ lệ ngang
nhau (29.16%).
c. Các biểu thức chiếu vật vềngười phụ nữ thuộc hệ chiếu
vật là thế giới con người
Theo dữ liệu đã thống kê, phân loại, chúng tôi nhận thấy tiểu
nhóm chiếu vật qua bộ phận cơ thể con người chiếm tỷ lệ cao nhất
(28%) so với 2 nhóm còn lại là chiếu vật bằng tên riêng (6%) và người
phụ nữ nói chung qua xưng hô: biểu xưng hô chiếm tỷ lệ 21.56%.
2.1.2. Cấu tạo của các BTCV về người phụ nữ trong thơ
Hồ Xuân Hương
a. Biểu thức chiếu vật có cấu tạo là ngữ danh từ
Ngữ danh từ (hay cụm danh từ) là tổ hợp tự do có quan hệ
chính phụ giữa thành tố chính và thành phố phụ trong đó thành tố
chính là danh từ. Các ngữ danh từ là dạng biểu thức ngôn ngữ có hiệu
quả quy chiếu cao nhất bởi khả năng “định danh” sự vật một cách cụ
thể, xác định do các yếu tố miêu tả (định tố) đi kèm danh từ trung
tâm mang lại. Các định tố-miêu tả càng nhiều thì hệ quả quy chiếu
càng cao.
Từ dữ liệu đã phân tích, chúng tôi nhận thấy thành tố trung
tâm của các ngữ danh từ làm các BTCV có tỷ lệ cao so với các thành
tố phụ trước và thành tố phụ sau trong thơ Hồ Xuân Hương.
* Đặc điểm của thành tố phụ trước trong các ngữ danh từ
làm BTCV
Số các BTCV là ngữ danh từ có thành tố phần phụ không
nhiều và cũng không phong phú về mặt vị trí, chủ yếu là vị trí (-2) -
chỉ lượng. Trong đó có cả các thành tố phụ trước chỉ lượng xác định
(Một, hai, trăm, nghìn…) và các thành tố phụ trước chỉ lượng ước
chừng (mấy…)
* Đặc điểm thành tố phụ sau trong các ngữ danh từ làm BTCV
12
Xét về cấu tạo (từ loại), thành tố phụ sau của các ngữ danh từ
có thể là danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ. Xét về tổ chức, thành
tố phụ sau có thể là 1 từ, một cụm từ theo các kiểu quan hệ C-V, đẳng
lập, chính phụ. Thành tố phụ sau có cấu tạo là một từ được dùng theo
lối ẩn dụ hoặc hoán dụ để biểu thị thuộc tính, trạng thái, đặc điểm (hiện
tượng chuyển loại lâm thời) của người hoặc các sự vật khác.
Nếu độc lập một mình đứng sau các danh từ trung tâm thì
phần lớn đều biểu thị một đặc điểm, thuộc tính mang tính “tích cực”
(tốt, đẹp) của sự vật được nêu ở danh từ trung tâm, như: (cân vàng,
giếng lạ lùng…). Nếu kết hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác để tạo
nên các từ ghép (trăng gió, ốc nhồi, …) hoặc các cụm từ (chính phụ,
sóng đôi hoặc C-V) thì chúng thường biểu thị đặc điểm, thuộc tính ít
nhiều “tiêu cực” (xấu, không may mắn) của thực thể được nêu ở danh
từ trung tâm, như: (phận ốc nhồi, tình trăng gió…).
b. Biểu thức chiếu vật có cấu tạo là danh từ
Để thấy được đặc điểm của cấu tạo của các BTCV là danh từ,
luận văn đã tiến hành phân loại chúng dựa trên tiêu chí phương thức cấu
tạo. Theo phương thức cấu tạo của tiếng Việt, các BTCV trong thơ Hồ
Xuân Hương mà luận văn tập trung khảo sát đó là từ đơn và từ ghép.
* BTCV có cấu tạo là từ đơn
Theo ngữ liệu của luận văn, các BTCV là từ đơn có tỷ lệ thấp
hơn so với từ ghép (29/66=43.93%) và chiếm 23.96 % trong tổng số
121 các BTCV được khảo sát. Các từ đơn này quy chiếu đến nhiều sự
vật khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau, trên những HQC
khác nhau: (kẻ, gái, nguyệt, mình, cô, dạ, mái tóc, má hồng, em, đầu
xanh, quế, ngọc, duyên, …)
* BTCV có cấu tạo là từ ghép
BTCV có cấu tạo là từ ghép chiếm tỷ lệ cao hơn so với từ
đơn và chiếm tỷ lệ 30.57% trong tổng số các BTCV.Ý nghĩa của các
từ ghép khi được dùng làm các BTCV trong ngữ cảnh cụ thể của diễn
13
ngôn đã trở nên cụ thể, rõ ràng, gắn với một đối tượng cụ thể (con
người/nhân vật) chứ không còn mang tính chất chung chung, khái quát.
c. Quan hệ kết hợp của các biểu thức chiếu vật về người
phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
* Quan hệ kết hợp ở cấp độ cụm từ
Cụm từ cố định và cụm từ tự do chúng đều có điểm giống
nhau: cả hai đều là cụm từ, được tạo lập bằng sự tổ hợp của các từ.
Nét giống nhau thứ hai là giống nhau về hình thức ngữ pháp. Điều
này dẫn đến hệ quả là quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố cấu tạo
cũng giống nhau.
Cụm từ cố định hiện diện với tư cách là đơn vị của hệ thống
ngôn ngữ, ổn định và tồn tại dưới dạng làm sẵn. Trong khi đó, cụm từ
tự do được đặt ra trong lời nói, trong diễn ngôn (discourse).Nó hợp
thành đấy, rồi phân chia ra đấy, vì nó không tồn tại dưới dạng một
đơn vị làm sẵn. Cụm từ tự do chỉ là một sự lấp đầu từ vào một mô
hình ngữ pháp cho trước mà thôi.
Vì tồn tại dưới dạng làm sẵn nên thành tố cấu tạo cụm từ cố
định có số lượng ổn định, không thay đổi. Ngược lại, số thành tố cấu
tạo cụm từ tự do có thể thay đổi tuỳ ý. Về ý nghĩa, cụm từ cố định có
ý nghĩa như một chỉnh thể tương ứng với một chỉnh thể cấu trúc vật
chất của nó. Có nghĩa là nó có tính thành ngữ rất cao, còn cụm từ tự
do thì không như vậy.
* Quan hệ kết hợp ở cấp độ câu:
- Thống kê BTCV trên cơ sở làm thành phần chủ ngữ trong
câu: Xét về cấu tạo, chủ ngữ thường được cấu tạo bởi một từ hoặc
một cụm từ. Xét về từ loại, chủ ngữ trong câu tiếng Việt thường do
danh từ, đại từ đảm nhận. Các thực từ khác như động từ, tính từ, số từ
cũng có thể làm chủ ngữ nhưng được sử dụng với tần số ít hơn. Xét
xề vị trí, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ MỸ HẠNH
KHẢO SÁT CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT
VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG NGÔN NGỮ
THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ XUÂN QUỲNH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN SÁNG
ĐÀ NẴNG, NĂM 2017