Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

KHÁM CHẤN THƯƠNG, VẾT THƯƠNG NGỰC docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KHÁM CHẤN THƯƠNG, VẾT THƯƠNG NGỰC
1. Đại cương:
- Khái niệm về chấn thương, vết thương ngực:
+ Chấn thương ngực (hay chấn thương ngực kín): là chấn thương vào
ngực nhưng thành ngực vẫn kín, tức là khoang màng phổi không thông với
không khí bên ngoài.
+ Vết thương ngực (hay vết thương ngực hở): là chấn thương vào ngực gây
thủng thành ngực, tức là khoang màng phổi bị thông thương với không khí
bên ngoài.
- Chấn thương, vết thương ngực là một nhóm cấp cứu ngoại khoa thường gặp
(tuỳ theo cơ sở ngoại khoa), ví dụ chiếm khoảng 10 – 15 % số mổ cấp cứu tại
BV Việt Đức (trung tâm ngoại khoa lớn, có chuyên khoa sâu về phẫu thuật
lồng ngực - tổng kết dựa trên số mổ cấp cứu 6 tháng cuối năm 2003). Do chấn
thương gây ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy hô hấp tuần hoàn, nên có thể
nhanh chóng dẫn đến tử vong, vì vậy đây là loại cấp cứu được ưu tiên số 1
trong chẩn đoán, vận chuyển và xử lý.
- Nguyên nhân gây chấn thương ngực thường do tai nạn giao thông, ngã cao,
tai nạn lao động. Tuổi gặp nhiều nhất từ 20 – 50 tuổi, chủ yếu ở nam giới (trên
90 %). Có thể kèm theo thương tổn của các cơ quan khác, nên khi thăm khám
phải luôn tôn trọng nguyên tắc khám toàn diện tránh bỏ sót thương tổn.
- Nguyên nhân gây vết thương ngực thường do dao, vật nhọn đâm hay do hoả
khí nên dễ gây thương tổn các tạng trong ngực như tim, cơ hoành, mạch máu.
Tuổi gặp nhiều nhất từ 20 – 40 tuổi, đại đa số là nam giới (trên 90 %).
2. Nhắc lại giải phẫu lồng ngực và sinh lý hô hấp
Một số điểm nhắc lại về giải phẫu và sinh lý dưới đây có vai trò ứng dụng rất
quan trọng trong triệu chứng học, chẩn đoán và điều trị chấn thương, vết thương
ngực.
2.1. Giải phẫu lồng ngực:
- Thành ngực:
+ Khung xương cứng: xương ức ở phía trước, cột sống ở phía sau, nối với
nhau bằng các xương sườn. Phía ngoài xương sườn có các cơ và da che
phủ, sát mặt trong có lá thành màng phổi.