Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khám chấn thương sọ não – Phần 2 ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khám chấn thương sọ não – Phần 2
Bùi Quang Tuyển
1.2.5. Khám thần kinh thực vật:
1.2.5.1. Hô hấp:
Rối loạn hô hấp (RLHH) trong CTSN được chia ra: RLHH trung ương và
RLHH ngoại vi.
+ RLHH trung ương: do trung khu hô hấp ở hành tủy bị kích thích bởi chấn
thương (sóng dịch não tủy, phù não do giập não, chèn ép não do máu tụ), biểu hiện
thở nhanh, nông có thể 30 - 40 lần/phút. Có thể rối loạn nhịp thở kiểu CheyneStockes, nặng hơn rối loạn kiểu Biot (BN thở hời hợt, chuẩn bị ngừng thở).
+ RLHH ngoại vi: là tình trạng ứ đọng các chất tiết của đường hô hấp trên, các
chất nôn, máu chảy từ miệng và mũi xuống, do BN bị hôn mê không có khả năng
ho và nuốt, nên các chất trên sẽ gây bít tắc đường thở từ từ. Biểu hiện thở khò khè,
thở khó khăn và gắng sức, có dấu hiệu rút lõm hố thượng đòn.
Do đường hô hấp trên bị bít tắc, nên oxy vào phổi
và vào máu giảm, đồng thời tăng khí cacbonic (CO2)
trong máu. Khí CO2 tăng gây giãn mạch não, nước
thoát khỏi lòng mạch vào gian bào gây phù não. Phù
não tăng làm cho BN hôn mê ngày càng sâu hơn.
Não thiếu oxy, chuyển hoá trong tế bào não trở lên
yếm khí, các chất như axit pyruvic, axit lactic và các
gốc tự do được sinh ra nhiều làm cho tình trạng toan
hoá não tăng lên, tế bào não nhiễm độc và hôn mê ngày càng sâu hơn.
Do vậy, việc trước tiên là phải cắt bỏ được vòng luẩn quẩn bệnh lý nói trên,
nghĩa là phải giải quyết thông khí tốt ngay từ đầu, hút đờm rãi, chất nôn, làm
thông đường thở; cho thở oxy và mở khí quản sớm, thông khí nhân tạo.
1.2.5.2. Mạch:
Trong CTSN có thể mạch nhanh do đau đớn hoặc do choáng mất máu nếu có
rách da đầu hoặc chảy máu trong.
Trong CTSN mạch thường chậm. Người ta cho rằng do dây thần kinh X (thần
kinh phế vị) bị kích thích bởi tăng ALNS gây nên. Mạch chậm vừa có ý nghĩa
chẩn đoán, vừa có ý nghĩa tiên lượng.
Hình 3.5: Hình ảnh
liệt mặt ngoại vi