Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo hoàng sa - trường sa ở huyện đảo lý sơn - quảng ngãi.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN
ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA Ở HUYỆN ĐẢO
LÝ SƠN – QUẢNG NGÃI
Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Ly Na
Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử
Lớp : 11SLS
Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Xuyên
Lời cảm ơn
Sau quá trình thu thập tài liệu, tìm hiểu, mặc dù gặp một số
khó khăn nhưng đến nay khóa luận của tôi đã hoàn thành. Để có được
một khóa luận hoàn chỉnh như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía cá nhân, đơn vị.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới
ThS. Nguyễn Xuyên, người đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát tôi trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa
Lịch sử trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng; các sở, phòng
ban và phòng thư viện của các trường ở Đại học ở Huế và Đà Nẵng
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo sát
và khai thác tư liệu liên quan đến đề tài khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do những hạn chế về điều
kiện, thời gian, trình độ chuyên môn và kiến thức còn hạn chế nên
khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tôi kính mong
nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô giáo để khóa luận
của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Ly Na
1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................0
MỤC LỤC ............................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................................6
5.2. Nguồn tư liệu ..................................................................................................................6
5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.............................................................6
6. Đóng góp của đề tài..........................................................................................................7
7. Bố cục của đề tài...............................................................................................................7
NỘI DUNG...........................................................................................................................8
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI..........8
1.1. Vị trí địa lí......................................................................................................................8
1.2. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................8
1.3. Lịch sử hình thành và dân cư ......................................................................................9
1.4. Kinh tế, văn hóa - xã hội.............................................................................................10
1.4.1. Kinh tế........................................................................................................................10
1.4.2. Văn hóa – xã hội........................................................................................................13
Chương 2: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO HOÀNG SA –
TRƯỜNG SA Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – QUẢNG NGÃI..........................................15
2.1. Giai đoạn thời kỳ phong kiến (1558 – 1945).............................................................15
2.1.1. Chúa Nguyễn (1558-1777) và nhà Tây Sơn (1778-1802)..........................................15
2.1.2. Nhà Nguyễn (1802-1884)...........................................................................................18
2.1.3. Thời kì 1884-1945.....................................................................................................23
2.2. Năm 1945 đến nay.......................................................................................................26
2.2.1. Năm 1945-1975..........................................................................................................26
2.2.2. Năm 1975 đến nay .....................................................................................................28
2.2.2.1. Về an ninh – quốc phòng đất nước .........................................................................28
2.2.2.2. Về kinh tế ................................................................................................................30
2.2.2.2.1. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa .........30
2
2.2.2.2.2. Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội liên quan đến Hoàng
Sa, Trường Sa. .....................................................................................................................32
2.3. Một số các di tích lịch sử, văn hóa và lễ hội liên tiêu biểu.......................................34
2.3.1. Di tích văn hóa vật thể...............................................................................................34
2.3.1.1. Đình làng An Hải - di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa...................................34
2.3.1.2. Âm linh tự - nơi thờ các tử sĩ hy sinh vì Hoàng Sa - Trường Sa.............................36
2.3.1.3. Chùa Hang..............................................................................................................37
2.3.2. Di tích văn hóa phi vật thể ......................................................................................38
2.3.2.1. Lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa, mộ gió, hình nhân............................................38
2.3.2.2. Một số lễ hội khác...................................................................................................43
2.4. Đánh giá, nhận xét......................................................................................................45
2.3.1. Tích cực......................................................................................................................45
2.3.2. Hạn chế ......................................................................................................................47
KẾT LUẬN.........................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................50
PHỤ LỤC............................................................................................................................53
3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số liệu thống kê các xã trên huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi ..............10
Bảng 2: Thống kê vua triều Nguyễn khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo
Hoàng Sa – Trường Sa.......................................................................................20
Bảng 3: Thống kê thưởng phạt của vua Minh Mệnh với việc thi hành nhiệm vụ
của.....................................................................................................................22
Bảng 4: thống kê sự kiện liên quan đến việc thực hiện chủ quyền ở quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa thời Pháp thuộc đến hết chiến tranh thế giới thứ hai.......25
Bảng 5: Thống kê khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa..........................................................................................................27
Bảng 6: Thống kê Tổng GTSX một số ngành năm 2014......................................31
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km, từ xa xưa, biển đảo là một bộ
phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các hải đảo, quần đảo
cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta.
Biển đảo có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế bởi nguồn tài
nguyên tiềm tàng mà khi biết khai thác sẽ làm cho đất nước ta ngày càng giàu và
mạnh lên từ biển; càng có tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Phát triển biển, đảo là chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế
– xã hội của đất nước. Trước xu hướng chung đó, Quảng Ngãi có nhiều lợi thế và
cơ hội, đặc biệt là biển đảo Lý Sơn nằm trên tuyến đường biển từ Bắc vào Nam,
đồng thời là con đường ra biển Đông của khu vực kinh tế quan trọng của miền
Trung qua cửa khẩu Dung Quất. Với vị trí như trên, Lý Sơn trở thành một đơn vị
hành chính có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển biển đảo của cả nước,
có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội và đây cũng là nơi
có nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng về chủ quyền biển đảo Trường Sa,
Hoàng Sa của Tổ quốc.
Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là
“cù lao có nhiều cây Ré”. Nằm về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền
khoảng 15 hải lý, Lý Sơn được xem là một vùng đất “đặc biệt” bởi những gì đã và
đang có trong lịch sử và hiện tại. Hòn đảo tiền tiêu này không chỉ nổi tiếng là minh
chứng trong công cuộc khai thác và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam với quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa mà còn ở sự kiện kiên cường bám biển của những người dân
không chịu khuất phục hiểm nguy.
Với tổng chiều dài đường bờ biển trên 25km, cách đường hàng hải quốc tế 90
hải lý, cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) khoảng 121 hải lý, cách đảo
Trường Sa khoảng 445 hải lý, Lý Sơn trở thành đơn vị hành chính và có vị trí rất
quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, giữ vững toàn vẹn lãnh
thổ đất liền và trên biển, điều này không chỉ được thể hiện trong suốt chiều dài lịch
sử mà vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay.