Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức dạy học nhóm một số kiến thức phần Điện học, Điện từ học Vật lý lớp 9 THCS
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
712.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1223

Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức dạy học nhóm một số kiến thức phần Điện học, Điện từ học Vật lý lớp 9 THCS

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là mục tiêu quan trọng trong

đường lối xây dựng và phát triển của nước ta. Để thực hiện thành công mục

tiêu này, nhân tố quyết định chính là nguồn nhân lực. Nhận thức rõ tầm quan

trọng của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, từ Nghị

quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ vấn đề cần phải đổi mới phương

pháp dạy học (PPDH) nhằm phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo

của người học, đặc biệt coi trọng thực hành, thí nghiệm (TN).

Trong dạy học vật lý (DHVL) ở trường phổ thông, các nội dung kiến thức

chủ yếu là vật lý (VL) thực nghiệm (TNg), hầu hết các khái niệm, định luật,

thuyết VL được rút ra trên cơ sở khảo sát, phân tích các kết quả TN. DHVL ở

trường phổ thông không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh (HS) kiến thức mà

cần phải trang bị những kỹ năng (KN), kỹ xảo về thực hành TN như: gia công,

lắp ráp, tiến hành TN để thu thập và xử lý kết quả... Thực trạng DHVL hiện nay

ở các trường phổ thông vẫn nặng về thông báo, thuyết trình và diễn giải do đó

đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và chủ động trong học

tập của HS là một vấn đề có tính cấp thiết và thực tiễn.

Để thực hiện hiệu quả việc đổi mới PPDH đối với bộ môn VL thì luôn

cần có sự hỗ trợ của các thiết bị TN, phương tiện DH trực quan. Thực trạng cơ

sở vật chất ở các trường phổ thông hiện nay chưa đáp ứng hết nhu cầu DH

theo yêu cầu theo hướng đổi mới. Vì vậy, nghiên cứu khai thác, tự tạo và sử

dụng TN để hỗ trợ cho việc tổ chức hoạt động học tập của HS là vấn đề cần

thiết, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Đặc biệt, nội dung kiến

thức VL được DH ở THCS thường liên quan đến những hiện tượng, quá trình

VL cơ bản, đơn giản, định tính nên rất phù hợp với loại TN đơn giản mà giáo

viên (GV) và HS có thể tự tạo để sử dụng vào DH nhằm tích cực hóa hoạt

động nhận thức (NT) của HS, đó là thí nghiệm tự tạo (TNTT).

Các kiến thức phần Điện học, Điện từ học ở chương trình VL lớp 9 trung

học cơ sở (THCS) thường liên quan đến nhiều hiện tượng, quá trình VL đòi hỏi

phải được trực quan hóa thông qua các TN hoặc mô phỏng trên các phương tiện

trực quan trong quá trình DH. Nhưng thực tế, GV vẫn còn mất quá nhiều thời

gian để thuyết trình, diễn giải và mô tả hiện tượng nên hiệu quả DH vẫn không

cao. Với đặc điểm nội dung kiến thức phần Điện học, Điện từ học và đối tượng

HS lớp 9, GV cần tăng cường tổ chức hoạt động học tập theo nhóm để các em

được hợp tác, hỗ trợ nhau trong gia công, lắp ráp, tiến hành TN, thu thập, xử lý

thông tin, từ đó chủ động, tự lực tìm ra kiến thức cần nghiên cứu.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài:

“Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức dạy học nhóm một số kiến

thức phần Điện học, Điện từ học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở”.

2

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu khai thác, tự tạo TN và đề xuất quy trình tổ chức DH

nhóm với sự hỗ trợ của TNTT để vận dụng vào tổ chức DH một số kiến thức

trong phần Điện học, Điện từ học VL lớp 9 THCS nhằm tích cực hóa hoạt

động NT của HS.

3. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được quy trình tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của các

TNTT đã khai thác, tự tạo sẽ tích cực hóa hoạt động NT của HS, qua đó góp

phần nâng cao chất lượng và hiệu quả DHVL ở trường phổ thông.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hoạt động dạy và học VL ở trường THCS, trong đó đi sâu khai thác, tự tạo

và sử dụng TN hỗ trợ tổ chức DH nhóm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động

của HS trong DH một số kiến thức phần Điện học, Điện từ học VL 9 THCS.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài tập trung thực hiện

những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH

nhóm theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động hoạt động NT của

HS trong DHVL.

- Nghiên cứu nội dung chương trình và sách giáo khoa (SGK) bộ môn

VL, trong đó tập trung những nội dung liên quan đến các thiết bị TN, PP sử

dụng thí nghiệm vật lý (TNVL) trong DH phần Điện học, Điện từ học VL lớp 9.

- Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng TNVL nói chung, TNTT nói

riêng và vấn đề vận dụng tổ chức DH nhóm của GV vào DHVL ở một số

trường THCS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Đề xuất quy trình khai thác, tự tạo TN trong DHVL, quy trình sử

dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm và quy trình thiết kế tiến trình DH theo

hình thức này.

- Khai thác và tự tạo TN trong phần Điện học, Điện từ học VL lớp 9 THCS.

- Thiết kế tiến trình DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT trong một số

kiến thức phần Điện học, Điện từ học VL 9 THCS.

- TNg sư phạm nhằm kiểm nghiệm và đánh giá: tính khả thi của

TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm; tính khoa học, hiệu quả của các quy trình,

tiến trình DH đã đề xuất.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

- Phương pháp thống kê toán học.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!