Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác các tiềm năng về lịch sử văn hóa trong du lịch việt nam hiện nay ppsx
MIỄN PHÍ
Số trang
99
Kích thước
615.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
998

Khai thác các tiềm năng về lịch sử văn hóa trong du lịch việt nam hiện nay ppsx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong phát triển du lịch, để đáp ứng được yêu cầu của du khách là muốn tham quan nhiều nơi, đòi hỏi các đơn vị kinh doanh

trong ngành du lịch phải xây dựng được các chương trình du lịch qua nhiều địa phương, kết nối các điểm thu hút của các địa phương

để xây dựng nên các tuyến du lịch chủ đề khác nhau, không còn rào cản của địa phương này với địa phương khác, giữa vùng này với

vùng khác.

Với mong muốn thúc đẩy du lịch Việt Nam nói chung, du lịch miền Trung nói riêng phát triển hơn nữa, trên cơ sở tiềm năng

thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của mình, được sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch và nhiều địa phương, tuyến du lịch chủ đề "Con đường di

sản thế giới" được hình thành với Quảng Nam & Đà Nẵng là hai trong nhiều tâm điểm chính của tuyến.

Quảng Nam & Đà Nẵng là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch. Tại đây hội tụ của nhiều bãi biển đẹp, khu nghỉ mát nổi tiếng, đặc

biệt, là nơi duy nhất tại Việt Nam có đến 2 di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận

vào năm 1999. Đây là một tiềm năng vô cùng to lớn và quý giá để du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng phát triển.

Tuy du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng trong thời gian qua có những bước phát triển nhất định, song kết quả kinh doanh chưa

xứng với tiềm năng vốn có, còn đang thiếu sự đầu tư cho các khu, điểm du lịch, thiếu sự liên kết để cùng nhau có thể thu lợi lợi ích

lớn hơn.

Để góp phần vào sự phát triển du lịch của Quảng Nam & Đà Nẵng, tôi thực hiện đề tài:

"Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" nhằm phục vụ cho việc phát triển

du lịch tại Quảng Nam & Đà Nẵng"

Đề tài dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm ra các giải pháp hợp lý cho việc khai thác, phát triển tuyến tại Quảng

Nam & Đà Nẵng, nhằm tạo ra những kết quả kinh doanh cao hơn cho mỗi địa phương.

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần:

Phần 1: Cơ sở lý luận chung về tuyến du lịch chủ đề.

Phần 2: Thực trạng khai thác tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" & tiềm năng phát triển du lịch tại Quảng Nam

& Đà Nẵng.

Phần 3: Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" nhằm phục vụ phát triển du

lịch tại Quảng Nam & Đà Nẵng.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo - Tiến sĩ Trương Sĩ Quý đã giúp đỡ phát triển đề tài một cách tốt nhất cùng quý cơ

quan Đại diện văn phòng Tổng cục du lịch tại miền Trung đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc xâm nhập thực tế để hoàn thành tốt đề

tài này.

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN PHỤC VỤ CHO ĐỀ TÀI:

1.1.1. Tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở phát triển của ngành du lịch.

Theo Pháp lệnh du lịch: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần

khôi phục thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng phục vụ cho nhu

cầu gián tiếp và trực tiếp của việc sản xuất dịch vụ du lịch.”

Tài nguyên du lịch có hai dạng là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch có đặc điểm:

 Khối lượng các nguồn tài nguyên là cơ sở xây dựng tiềm năng du lịch.

 Việc khai thác tài nguyên du lịch mang tính thời vụ, đặc biệt là tài nguyên du lịch ở dạng tự nhiên.

 Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác nơi được phân bố.

 Nếu biết tôn tạo, bảo vệ, trùng tu thì các tài nguyên du lịch có khả năng được sử dụng lâu dài và bền vững.

1.1.2. Điểm du lịch :

Điểm du lịch là một nơi, một khu vực, một vùng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân cư ngoài địa phương và gây ra những

thay đổi nhất định trong đời sống kinh tế của vùng đó do hoạt động kinh doanh du lịch tạo ra.

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị phân vùng du lịch, có quy mô nhỏ, diện tích, không gian riêng biệt. Điểm

du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa lịch sử, kinh tế xã hội …) hay một loại công trình nhân tạo hoặc

là sự kết hợp cả hai yếu tố trên phục vụ du lịch.

Ví dụ: Điểm du lịch Ngũ Hành Sơn, phố cổ Hội An…

Điểm du lịch tồn tại dưới hai dạng là điểm du lịch tài nguyên và điểm du lịch chức năng.

Thời gian lưu lại của du khách tại điểm du lịch là tương đối ngắn (1-2 ngày) bởi do hạn chế về đối tượng du lịch chỉ trừ một số

trường hợp là điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ…

Một điểm du lịch tốt cần có môi trường tự nhiên và văn hóa lành mạnh, có các điều kiện đảm bảo dịch vụ tối thiểu cho khách

du lịch như khách sạn, thông tin liên lạc, cửa hàng ăn uống, dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm…

Về mặt không gian, các điểm du lịch được kết nối với nhau bằng tuyến du lịch và được tổ chức thuận tiện, khoa học và mang

tính kinh tế cao.

1.1.3. Tuyến du lịch:

Tuyến du lịch là sự tập hợp các điểm thu hút, hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ trên một tuyến hành trình tạo nên các

chương trình du lịch phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.

Các tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt dựa vào các điểm hút; các cửa khẩu kinh tế quan trọng; hệ thống

đường bộ, đường sắt, đường không, đường thuỷ; hệ thống đô thị; các cơ sở lưu trú cũng như giá trị đặc biệt của các điểm du lịch để

hình thành nên các chương trình du lịch theo tuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong vùng, trong nước và quốc

tế. Do vậy, có thể xem tuyến du lịch là đơn vị tổ chức không gian du lịch được tạo bởi nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mô, chức

năng, sự đa dạng của các đối tượng du lịch khác nhau trên một lãnh thổ.

Cơ sở tiền đề cho tuyến du lịch là điểm du lịch và hệ thống giao thông bao gồm tuyến đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và

đường hàng không.

Về mặt lãnh thổ, trong một quốc gia, tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng hoặc tuyến liên vùng.Trong một tỉnh có tuyến du

lịch nội tỉnh và tuyến du lịch ngoại tỉnh.

1.1.4. Tuyến du lịch chủ đề:

Tuyến du lịch chủ đề là tập hợp các điểm thu hút, hệ thống các cơ sở dịch vụ trên tuyến hành trình khai thác trên cơ sở một loại

hình hay một nét đặc trưng thu hút nào đó.

Trong một vùng du lịch, nơi có nhiều tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có khả năng phát triển nhiều điểm du lịch thường

xuất hiện các cụm du lịch. Các cụm du lịch là sự kết hợp về mặt lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại với một trung

tâm liên kết du lịch có điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đảm bảo thời gian lưu trú của khách từ 2-3 ngày.

Ví dụ: Tuyến du lịch “Con đường rượu Vang”- Pháp đã đi qua nhiều vùng trồng nho dùng nấu rượu đặc sắc của Pháp.

Tuyến du lịch “Con đường lịch sử KanSai”- Nhật đã đi qua nhiều di tích lịch sử nổi tiếng của Nhật.

1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHỦ YẾU KHI XÂY DỰNG TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ:

1.2.1. Giá trị của các loại tài nguyên du lịch phục vụ cho tuyến du lịch theo chủ đề:

Giá trị của các tài nguyên du lịch trên tuyến du lịch chủ đề chính là cơ sở tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo đặc thù riêng

cho tuyến, có ý nghĩa đặc biệt về mặt thu hút khách du lịch.

Tính thống nhất theo chủ đề và sự đa dạng của tài nguyên du lịch để bổ sung cho chủ đề thể hiện qua:

 Tính độc đáo của di sản thể hiện trong phong cách kiến trúc, loại hình kiến trúc, chức năng công trình cũng như tính

riêng có, duy nhất của công trình.

 Các loại hình hoạt động văn hóa và nội dung của nó như lễ hội, âm nhạc, nghề thủ công, lối sống, cách sinh hoạt của

cộng đồng.

 Điều kiện cảnh quan tự nhiên trên tuyến du lịch chủ đề.

Tài nguyên du lịch được kiểm kê bao gồm cả hai dạng là tài nguyên du lịch thiên nhiên (khí hậu, hệ động thực vật, địa hình,

nguồn nước…) và tài nguyên du lịch nhân văn (di tích lịch sử, di tích văn hóa, lễ hội, làng nghề…)

1.2.2. Thị trường khách du lịch quan tâm đến sản phẩm của tuyến du lịch chủ đề:

Khi xây dựng tuyến du lịch chủ đề cần xác định rõ đối tượng khách muốn hướng đến (những khách hàng đó là ai?; thuộc loại

khách hàng nào?; họ có đặc điểm gì?…).Từ những phân tích về khách hàng, căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch, người ta xây dựng

những sản phẩm du lịch cho phù hợp. Thường thì các đối tượng khác nhau có nhu cầu khác nhau về từng loại sản phẩm du lịch.

Những sản phẩm du lịch chuyên đề về lịch sử, về văn hoá, về sinh thái… được tạo ra cho phù hợp với từng loại thị trường khách du

lịch. Những thị trường khách du lịch là những người có sự hiểu biết cao và có thu nhập cao thường quan tâm đến sản phẩm du lịch

của tuyến du lịch chủ đề hơn.

1.2.3. Cơ sở hạ tầng & điều kiện sẵn sàng đón tiếp trên tuyến du lịch chủ đề:

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành phải đảm bảo như giao thông thuận tiện, cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn,

vận chuyển đủ độ an toàn…Đồng thời phải đạt được những yêu cầu sau:

 Phù hợp đặc điểm khách hàng nghĩa là các cơ sở kinh doanh du lịch phải đáp ứng được yêu cầu của khách, phù hợp

với đặc điểm tâm lí cũng như khả năng chi trả của khách.

 Phù hợp với quy mô đoàn khách tức là phải có khả năng đón tiếp, chất lượng phục vụ đảm bảo tốt cho nhiều đoàn

khách trong cùng một thời điểm.

 Cơ sở hạ tầng tại điểm lưu trú và dừng chân phải có khả năng phục vụ tốt cho mọi mục đích du lịch của du khách như

tình trạng hoạt động tốt của hệ thống giao thông, đường xá, thông tin liên lạc, nhất là các trung tâm giải trí, vui chơi.

Việc nối liền các điểm thu hút với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được lựa chọn một cách khéo léo sẽ tạo nên sự cân

đối và hợp lý về không gian cũng như thời gian cho cả tuyến du lịch chủ đề.

1.2.4. Đội ngũ nhân viên phục vụ & hướng dẫn viên trên tuyến du lịch chủ đề:

Đội ngũ nhân viên phục vụ và hướng dẫn viên phải đảm bảo về số lượng và giỏi về nghiệp vụ. Bởi vì những nhân viên phục vụ ở

khu vực tiền sảnh, khu nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch được xem là người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khách du lịch, là

những người quyết định phần lớn chất lượng của các dịch vụ, các chương trình du lịch trên tuyến cũng như việc trở lại với tuyến trong

các lần đi du lịch sau. Do đó, đây là đội ngũ nhân viên cần chú trọng trong việc đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề

nghiệp.

1.3. NHỮNG NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG & KHAI THÁC TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ:

1.3.1. Kiểm kê và đánh giá tài nguyên du lịch trên tuyến du lịch chủ đề:

Kiểm kê tài nguyên du lịch phục vụ cho một tuyến du lịch chủ đề người ta chú ý nhiều đến loại hình du lịch khai thác, các bộ

phận cấu thành các tài nguyên, tập hợp các điểm thu hút xung quanh chủ đề thể hiện được những giá trị nhất định và khả năng phù

hợp với khách hàng.

Để kiểm kê một cách đầy đủ và có hệ thống, hiểu rõ bản chất sức lôi cuốn của các tài nguyên du lịch cần phải phân loại và sắp

xếp chúng theo từng loại, thứ, kiểu theo bảng sau:

Bảng 1.3.1: Kiểm kê & đánh giá tài nguyên du lịch trên tuyến du lịch chủ đề

Loại hình thu

hút

Thứ thu hút Kiểu thu hút Điểm thu

hút

Tài nguyên du

lịch tự nhiên

Thắng cảnh & các bộ

phận hợp thành

1. Địa chất

2. Khí hậu

3. Thuỷ văn

4. Địa hình

5. Hệ động thực vật

Tài nguyên du

lịch nhân văn

Những điểm thu hút

của quá khứ

Thời kỳ hiện đại

1. Lịch sử

2. Nghệ thuật

3. Truyền thống

1. Khoa học kỹ thuật

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!