Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác các giá trị di tích lịch sử văn hóa và làng nghề ở huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
20.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1471

Khai thác các giá trị di tích lịch sử văn hóa và làng nghề ở huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ NGỌC TUẤN

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ

LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM

ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÀNH VIỆT NAM HỌC

Đà Nẵng – Năm 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ NGỌC TUẤN

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ

LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM

ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 8310630

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. LƯU TRANG

Đà Nẵng – Năm 2021

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................4

6. Đóng góp của đề tài .................................................................................................4

7. Bố cục đề tài ............................................................................................................5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MẢNH ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ CÁC DI TÍCH LỊCH

SỬ VĂN HÓA, LÀNG NGHỀ HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM............. 6

1.1. Tổng quan về mảnh đất và con người huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam 6

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ..........................................................................................6

1.1.2 Sơ lược lịch sử.................................................................................................8

1.1.3 Đặc điểm dân cư..............................................................................................9

1.1.4. Tình hình kinh tế-xã hội...............................................................................10

1.2. Các di tích lịch sử văn hóa và làng nghề ở huyện Duy Xuyên......................16

1.2.1 Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội....................................................................16

1.2.2. Những làng nghề truyền thống.....................................................................26

1.2.3. Một số nhận xét về các di tích lịch sử văn hóa và làng nghề huyện Duy

Xuyên .....................................................................................................................30

Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ

VĂN HÓA VÀ LÀNG NGHỀ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN

DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM.........................................................................32

2.1. Thực trạng việc tổ chức, khai thác các giá trị di tích lịch sử văn hóa phục

vụ phát triển du lịch ở huyện Duy Xuyên..............................................................32

2.1.1. Tổ chức quản lí các di tích lịch sử văn hoá..................................................32

2.1.2. Thực trạng việc khai thác các di tích lịch sử văn hoá để phát triển du lịch ở

huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam......................................................................33

2.2. Thực trạng việc tổ chức, khai thác du lịch từ các làng nghề ở huyện Duy Xuyên......... 37

2.2.1. Tổ chức quản lí du lịch các làng nghề .........................................................37

2.2.2. Thực trạng việc khai thác du lịch từ các làng nghề......................................39

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................44

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH

LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH

QUẢNG NAM ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ...........................................................46

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ....................................................................................46

3.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và địa phương về văn hóa và

khai thác văn hóa để phát triển du lịch...................................................................46

3.1.2. Dự án quy hoạch tổng thể kinh tế du lịch huyện Duy Xuyên đến năm 2025

tầm nhìn đến 2035..................................................................................................49

3.2. Các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hoá và làng

nghề ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam để phát triển du lịch......................55

3.2.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp bảo tồn phát huy và khai thác các giá trị di

tích lịch sử văn hoá và làng nghề ở huyện Duy Xuyên để phát triển du lịch ........55

3.2.2. Các giải pháp chung.....................................................................................58

3.2.3. Các giải pháp bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hoá ..................62

3.2.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống................................69

3.2.5. Giải pháp bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống .........................71

Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................76

KẾT LUẬN ..................................................................................................................77

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80

PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầu đủ

01 UBND Ủy ban nhân dân

02 GTSX Gía trị sản xuất

03 NLTS Nông lâm thủy sản

04 CNXD Công nghiệp xây dựng

05 DTLS Di tích lịch sử

06 VHTT Văn hóa thông tin

07 DTKCH Di tích khảo cổ học

08 DTKTNT Di tích kiến trúc nghệ thuật

09 VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch

10 HĐND Hội đồng nhân dân

11 KT-XH Kinh tế xã hội

12 QLTTXD Quản lý trật tự xây dựng

13 UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

bảng biểu

Tên bảng Trang

Bảng I.1 Giá trị sản xuất giai đoạn 2011-2016 11

Bảng I.2 Tốc độ tăng Giá trị sản xuất giai đoạn 2011-2016 12

Bảng I.3 Giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2020 13

Bảng I.4 Tốc độ tăng Giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2020 13

Bảng I.5 Danh mục làng nghề huyện Duy Xuyên 27

Bảng II.1

Thống kê khách tham quan các di tích lịch sử văn hóa Duy Xuyên

giai đoạn 2011-2016

34

Bảng II.2

Thống kê khách tham quan di tích lịch sử văn hóa Duy Xuyên giai

đoạn 2016-2020

35

Bảng II.3 Thống kê du lịch làng nghề Duy Xuyên 2016-2020 42

Bảng III.1 Dự báo các chỉ tiêu phát triển về du lịch đến 2025 51

Bảng III.2 Định hướng quy mô phát triển du lịch đến 2030 tầm nhìn đến 2045 61

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể

thiếu trong xã hội, là ngành kinh tế quan trọng không chỉ trên bình diện thế giới, mà

còn ở Việt Nam. Nói đến du lịch, nhiều người ví như là “con gà đẻ trứng vàng” là

ngành công nghiệp không khói đem lại lợi ích to lớn về nhiều mặt kinh tế trong xã hội.

Ở Việt Nam, du lịch được xem là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng,

hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, phát triển du lịch

với mục đích đơn thuần về kinh tế đã và đang đe dọa các vấn đề về môi trường sinh

thái và nền văn hóa bản địa. Hậu quả của các tác động này sẽ ảnh hưởng đến sự phát

triển lâu dài trong ngành du lịch. Trong khi đó, du lịch là một trong những ngành kinh

tế “hết sức phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên, các đặc trưng văn hóa, lịch sử - xã

hội của cư dân bản địa”.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, du lịch đã

đạt được những thành tựu đáng kể và ngày càng có nhiều tác động tích cực hơn đối với

nền kinh tế. Sự phát triển này đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho nền kinh tế của đất

nước. Ngành du lịch được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là “Một ngành kinh

tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước” với mục tiêu:

“Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ

trong khu vực”.

Nằm trên con đường di sản miền Trung, Quảng Nam được biết đến là nơi “Một

điểm đến – Hai di sản”, mảnh đất Quảng Nam nói chung và Duy Xuyên nói riêng có

nhiều điều kiện và thế mạnh để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn cho huyện Duy Xuyên và tỉnh Quảng Nam.

Duy Xuyên là vùng đất màu mỡ, nằm dọc theo hạ lưu sông Thu Bồn có chiều dài

hơn 45km nối liền từ Tây sang Đông; hằng năm được phù sa bồi đắp, mảnh đất được

thiên nhiên ban tặng. Nếu phía Tây có di sản thế giới Mỹ Sơn, khu nghĩ dưỡng Phan

Ngọc Anh, hay kinh đô Trà Kiệu (Simhapura), đập Vĩnh Trinh, núi Hòn Tàu gắn liền

di tích lịch sử cách mạng Đặc khu ủy Quảng Đà, khu rừng sinh thái (Trà lý), có thủy

điện Duy Sơn; phía Đông với vùng sông nước Trà Nhiêu (Duy Vinh) với hệ thống

kênh rạch chằn chịt như một song nước miền Tây Nam bộ thu nhỏ, cùng với đó là bờ

biển dài và đẹp của vùng Duy Hải, Duy Nghĩa. Tất cả như hòa quyện vào nhau bổ

sung cho nhau tạo ra nhiều điều thú vị gắn với nhiều di tích lịch sử văn hóa và lễ hội

dân gian; các làng nghề và văn hóa ẩm thực truyền thống với nhiều sản vật nổi tiếng

và có giá trị, mang đậm đặc trưng riêng. Hòa cùng với đó thì nhiều loại hình nghệ

thuật dân gian cũng được hình thành và lưu giữ đến ngày nay, như dân ca Khu V với

trò hô hát bài chòi, hát sắc bùa, hát bả trạo, hay nghệ thuật tuồng cổ…, tạo cho Duy

2

Xuyên một bức tranh đẹp đẽ với nhiều tiềm năng cho ngành công nghiệp không khói

này phát triển trong tương lai.

Nhân dân Duy Xuyên có truyền thống đấu tranh cách mạng từ lâu đời gắn liền

với quá trình khai hoang phục hóa phát triển sản xuất. Từ vùng đất ven sông Thu Bồn,

trải qua hàng ngàn năm với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, con người Duy

Xuyên từ đời này sang đời khác với tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo đã

vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, chống lại

những âm mưu hủy diệt của quân thù để bồi dựng nên những vùng đất màu mỡ, phì

nhiêu, kiến lập nên cuộc sống phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa riêng

trong nền văn hóa dân tộc, tạo nên những cảnh quan đẹp đẽ và những di tích kỳ vĩ của

con người.

Cùng với văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa có vị trí

trọng yếu trong tiến trình lịch sử dân tộc, các di tích văn hóa Sa Huỳnh, Champa ở

Duy Xuyên là một bộ phận quan trọng trong hệ thống du lịch tại Duy Xuyên. Trên cơ

sở đó, nhận thức về văn hóa Sa Huỳnh và các di tích lịch sử văn hóa khác ở Duy

Xuyên được nâng lên một bước mới toàn diện và sâu sắc.

Trải qua suốt chặng đường cùng với sự phát triển chung của đất nước trong giai

đoạn đổi mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Duy

Xuyên luôn phát huy tốt tinh thần đoàn kết thống nhất, đổi mới tư duy, tăng cường kêu

gọi sự đầu tư nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống

nhân dân huyện nhà, mà trong đó đặc biệt chú trọng đến phát triển du lịch có sự gắn

kết với Hội An và các vùng lân cận. Tuy Duy Xuyên ngày nay phát triển khá mạnh

mẽ, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm đáng kể, thu nhập bình quân đầu người tăng theo

hằng năm, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch mạnh từ nông nghiệp sang công nghiệp và

thương mại dịch vụ, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới khang trang. Nhưng hoạt

động du lịch ở Duy Xuyên trong thời gian qua chỉ dừng lại ở việc khai thác một vài

điểm nổi tiếng như Khu đền tháp Mỹ Sơn, hay Kinh đô Trà Kiệu chứ chưa có sự tận

dụng triệt để và khai thác hết tiềm năng các loại hình văn hóa, lịch sử hiện có để phục

vụ phát triển du lịch theo hệ thống liên kết. Chính vì lẽ đó mà để góp phần cùng với

huyện nhà, suy nghĩ tìm ra giải pháp khai thác nguồn lực sẵn có để đẩy mạnh phát

triển du lịch trong thời gian tới tôi đã chọn đề tài “Khai thác các giá trị di tích lịch sử

văn hóa và làng nghề ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam để phát triển du lịch”

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đề cập đến các loại hình

văn hóa của mảnh đất Duy Xuyên như: Luận văn Phát triển du lịch tại Khu đền Tháp

Mỹ Sơn của Nguyễn Đức Phúc – thực hiện năm 2014. Luận văn này tác giả tập trung

nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa

Chăm gắn với phát triển du lịch; Luận văn: Một số giải pháp phát triển làng nghề

truyền thống tại làng nghề dệt lụa Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!