Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác các giá trị văn hoá làng bhơ hôồng, xã sông kôn, huyện đông giang, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG BHƠ HÔỒNG,
XÃ SÔNG KÔN, HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
Chuyên ngành : Việt Nam học
Lớp : 12CVNH
Người hướng dẫn : TS. Trần Thị Mai An
Đà Nẵng, tháng 05/2016
2
Lời cảm ơn ..............................................................................................................4
A – PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................6
3. Phạm vi, đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .......................................................8
3.1. Phạm vi, đối tượng...........................................................................................8
3.2. Mục tiêu ...........................................................................................................8
4. Đóng góp của đề tài ............................................................................................8
4.1. Về mặt thực tiễn...............................................................................................8
4.2. Về mặt khoa học ..............................................................................................8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................8
5.1. Nguồn tư liệu ...................................................................................................8
5.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................9
6. Cấu trúc của đề tài ..............................................................................................9
B – PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ LÀNG BHƠ HÔỒNG,
XÃ SÔNG KÔN, HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM...................10
1.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................10
1.1.1. Khái niệm du lịch........................................................................................10
1.1.2. Quan niệm về văn hóa ................................................................................12
1.1.3. Quan niệm về văn hóa làng ........................................................................14
1.2. Tổng quan về làng Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam...........................................................................................................21
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................21
1.2.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội .......................................................................22
1.2.3. Lịch sử hình thành làng ..............................................................................23
1.2.4. Đặc điểm dân cư của làng ..........................................................................23
3
CHƯƠNG 2: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG BHƠ HÔỒNG CÓ THỂ KHAI
THÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH....................................................................25
2.1. Văn hóa vật chất ............................................................................................25
2.1.1. Ẩm thực .......................................................................................................25
2.1.2. Trang phục..................................................................................................37
2.1.3. Cư trú ..........................................................................................................41
2.2. Văn hóa tinh thần...........................................................................................44
2.2.1. Văn học, nghệ thuật dân gian.....................................................................44
2.2.2. Lễ hội ..........................................................................................................48
2.2.3. Phong tục ....................................................................................................51
2.3. Khai thác các giá trị văn hóa làng Bhơ Hôồng để phát triển du lịch.............52
2.3.1. Khai thác các giá trị văn hóa vật chất........................................................52
2.3.2. Khai thác các giá trị văn hóa tinh thần......................................................53
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LÀNG BHƠ
HÔỒNG THÀNH ĐIỂM DU LỊCH VĂN HÓA .................................................55
3.1. Tài nguyên du lịch làng Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam...........................................................................................................55
3.2. Thực trạng việc khai thác và bảo tồn các giá trị văn hóa làng Bhơ Hôồng để
phát triển du lịch ...................................................................................................56
3.3. Định hướng và giải pháp khai thác, bảo tồn các giá trị văn hóa làng Bhơ
Hôồng để phát triển du lịch...................................................................................60
3.3.1. Định hướng phát triển du lịch văn hóa làng Bhơ Hôồng...........................60
3.3.2. Giải pháp khai thác gắn với bảo tồn, phát triển nhằm xây dựng làng Bhơ
Hôồng thành điểm du lịch hấp dẫn.......................................................................63
3.4. Những kiến nghị, đề xuất việc khai thác các giá trị văn hóa làng Bhơ Hôồng
...............................................................................................................................66
C. PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................68
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................70
4
Lời cảm ơn
Sau một khoảng thời gian tìm hiểu, xâm nhập thực tế và nghiên cứu, xử lý
tài liệu. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng đến nay đề tài khóa luận của tôi
cũng đã hoàn thành. Bên cạnh sự nổ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp
đỡ từ nhiều nơi.
Trước tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn – TS
Trần Thị Mai An, người đã tận tình hướng dẫn theo sát tôi trong suốt quá trình
hoàn thành khóa luận.
Nhân đây tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo bộ môn,
ban chủ nhiệm khoa Lịch Sử của trường ĐHSP Đà Nẵng đã tận tình chỉ bảo góp ý
để khóa luận có hướng đi đúng và tránh được nhiều thiếu sót.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn đến các cơ quan và các cô chú ở địa
phương đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi tìm kiếm tư liệu.
Do thời gian có hạn, nguồn tư liệu chưa thật đầy đủ nên không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn
để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Hạnh
5
A – PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, từng bước khẳng định được vị
trí quan trọng của nó trong cơ cấu kinh tế. Thời gian qua không chỉ các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch mà ngay cả người dân cùng với chính quyền các ban
ngành luôn cố gắn để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cấp chất lượng dịch vụ nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và cao của du khách. Du lịch Việt Nam thời gian
qua đã đem lại nguồn lợi thu nhập lớn cho quốc gia, dân tộc, tạo ra nhiều việc làm
và giúp con người được vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, học hỏi hay thử thách với
chính bản thân mình… Xuất phát từ những nhu cầu của con người mà loại hình du
lịch cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Từ những loại hình du lịch thể
thao mạo hiểm đến các loại hình du lịch tham quan, chữa bệnh, nghỉ dưỡng… đều
đang phát triển và tạo sự hấp dẫn cho mọi khách du lịch khi đến với Việt Nam.
Đối với Quảng Nam, vùng đất “Thánh nhân địa kiệt” thì hoạt động du lịch
cũng đang ngày càng phát triển. Với hai di sản thế giới Thánh địa Mỹ Sơn và Phố
cổ Hội An đã thúc đẩy hoạt động du lịch của tỉnh ngày càng mạnh hơn với nhiều
loại hình du lịch khác nhau. Đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động du lịch
về với làng bản của đồng bào dân tộc các huyện miền núi để tìm hiểu, khám phá
những bản sắc văn hóa của họ đã được chú trọng đầu tư và phát triển.
Hơn nữa trong xu hướng giao lưu và hội nhập như hiện nay của đất nước ta
thì vấn đề hướng về cội nguồn, hướng về văn hóa làng xã – nơi nuôi dưỡng văn
hóa dân tộc thì việc tìm hiểu văn hóa truyền thống của các ngôi làng của đồng bào
dân tộc miền núi để từng bước bảo tồn và tiến hành phục dựng các giá trị văn hóa
là một việc làm vô cùng cấp thiết. Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống của làng bản hiện nay còn nhiều hạn chế do điều kiện kinh tế,
xã hội và sự nhận thức của con người còn nhiều bất cập so với yêu cầu đặt ra. Vì
vậy vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở làng hiện nay
cần được nghiên cứu cả trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn.
Từ những lí do thiết yếu trên cùng với mong muốn tìm hiểu thêm những giá
trị văn hóa đặc sắc của làng bản tôi chọn đề tài: “ Khai thác giá trị văn hoá Làng
Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam để phát triển du
lịch” làm đề tài khóa luận hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu, khai thác
6
các giá trị văn hóa ở đây, góp thêm chút tư liệu trong nghiên cứu lịch sử - văn hóa
Quảng Nam và đặc biệt là để phục vụ cho việc phát triển ngành du lịch đang ngày
càng tạo ra những hiệu quả kinh tế to lớn này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, việc nghiên cứu văn hóa các làng bản được tiến hành khá sớm,
gắn với sự ra đời, phát triển của bộ môn Dân tộc học. Còn ở Việt Nam, bộ môn
Dân tộc học ra đời khá muộn so với thế giới, nhưng đến nay cũng đã có nhiều công
trình nghiên cứu khá công phu, tỉ mĩ về văn hóa làng, cho ta nhiều cách tiếp cận
khác nhau từ các công trình.
Có thể kể đến các công trình như: “Việt Nam Phong Tục” của Phan Kế Bính
[11]; “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Quốc Vượng [12]; “Việt Nam văn hóa
sử cương” của tác giả Đào Duy Anh [3]; hay trong cuốn “Mấy vấn đề văn hóa làng
xã Việt Nam trong lịch sử” của Phan Đại Doãn [13]… Đây được xem là những
công trình tiêu biểu, có đóng góp to lớn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa
làng của người Việt. Đồng thời, đây cũng là những công trình đóng vai trò gợi mở,
định hướng cho người nghiên cứu trong quá trình thực hiện khóa luận.
Ở những công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hóa vật chất và tinh thần
ở làng xã. Nhiều tác giả đã đề cập đến hội làng, nếp sống, phong tục, tôn giáo, sân
khấu dân gian, văn hóa nghệ thuật dân gian…Một số chuyên luận không chỉ có ý
kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa mà còn
nêu lên những điểm tích cực và cả những tiêu cực của làng xã trong quá trình dựng
nước và giữ nước.
Với các làng xã miền núi Quảng Nam trong quá trình hình thành và phát
triển của mình, con người đã tạo cho mình vốn văn hóa truyền thống vô cùng đặc
sắc, vừa mang tính tương đồng, vừa có những điểm khác biệt so với các đồng bào
khác ở Việt Nam. Đó là những nét văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng thể hiện
rõ trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần. Điều này đã được một số nhà dân
tộc học, văn hóa học, văn nghệ dân gian đi sâu tìm hiểu và cũng đã có nhiều công
trình nghiên cứu tầm cỡ được viết thành sách, công báo trên các tạp chí, báo, các
chuyên luận và khóa luận tốt nghiệp đại học như: “Lễ hội và văn hóa dân gian xứ
Quảng” của tác giả Lê Duy Anh, nhà xuất bản Quân đội nhân dân, năm 2010 đã đề
cập và làm rõ một số lễ hội, tập tục cưới hỏi của dân tộc Cơ tu; hay trong cuốn:
7
“Tiếp cận văn hóa nghệ thuật miền Trung”, Viện Văn hóa thông tin, phân viện
nghiên cứu văn hóa thông tin tại Huế, Nhiều tác giả, năm 2004 đã đề cập đến hai
vấn đề: “Về bản sắc dân tộc của văn hóa”, tác giả Nguyễn Tri Nguyên và “Việc
bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế - văn hóa làng, bản vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số ở Quảng Nam trong thời kì hiện đại”, tác giả Nguyễn Tri Hùng…hay một
số bài viết trên các báo, tạp chí (báo Quảng Nam, tạp chí Đất Quảng…)… Các tác
giả này cũng đã trình bày khá đầy đủ mọi mặt về làng xã.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu hay hội thảo trên đều nghiên cứu,
đề cập được hết những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của các làng bản, dân tộc miền
núi Quảng Nam. Tuy nhiên, với việc nghiên cứu các loại hình và giá trị văn hóa
của làng Bhơ Hôồng để phục vụ cho vấn đề phát triển du lịch như hướng nghiên
cứu của đề tài thì vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách kĩ lưỡng,
sâu sắc. Mà chủ yếu được thể hiện ở các bài viết trên các tạp chí, các bài báo hay
một số video của kênh truyền hình về chủ đề kiến trúc, lễ hội, phong tục tập quán
của làng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa làng trong sự phát triển du lịch trên
địa bàn miền núi tỉnh Quảng Nam một cách toàn diện và sâu sắc nhằm định hướng
cho việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa lâu dài, đồng thời định
hướng cho việc phát triển du lịch là một việc làm hết sức bức thiết.