Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác các giá trị làng nghề huyện điện bàn, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch địa phương.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ỌC N N
ỌC SƢ P M
K OA LỊC SỬ
K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC
Khai thác các giá trị làng nghề huyện iện Bàn, tỉnh
Quảng Nam để phát triển du lịch địa phƣơng
Sinh viên thực hiện : Lê Ngọc ậu
Ngƣời hƣớng dẫn : Lê Thị Thu iền
à Nẵng, tháng 5/ 2013
2
P ẦN MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay khi đời sống con người ngày càng nâng cao thì du lịch ngày càng phổ
biến. Nhưng nhu cầu của du khách không chỉ dừng lại ở việc vui chơi và nghỉ dưỡng mà
nhu cầu của du khách ngày càng tiến xa hơn. Một trong những loại hình du lịch được du
khách quan tâm hiện nay chính là du lịch làng nghề. Làng nghề truyền thống là loại hình
sản xuất có mặt hầu hết ở mọi địa phương, gắn bó và có vai trò rất quan trọng trong
đời sống sinh hoạt, lao động của người dân. Làng nghề đã góp phần vào sự phát triển
của kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, sản xuất ra nhiều sản
phẩm có giá trị.
Việt Nam, nơi có nhiều làng nghề làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc
đáo, không những đáp ứng nhu cầu trong sinh hoạt hằng ngày mà còn trở thành các tác
phẩm nghệ thuật, mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa dân tộc và là sản phẩm du
lịch đặc trưng của mỗi làng nghề. Phần lớn làng nghề đều có cảnh quan nên thơ, giàu
chất trữ tình, với nét đặc trưng là cây đa, bến nước, đình, chùa, đền, miếu gắn liền với
các sinh hoạt văn hóa, lễ hội dân gian. Vì vậy, tham quan làng nghề Việt Nam không
chỉ là cơ hội để du khách được khám phá, tìm hiểu quy trình kỹ thuật của nghề mà còn
được thâm nhập cuộc sống cộng đồng với những phong tục, tập quán và các nghi thức
phường, hội riêng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Các làng nghề Việt Nam đã
thực sự mang đến cho du khách trong và ngoài nước những phút giây thư thái và hiểu
hơn về cuộc sống của người nông dân Việt.
Huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam được biết đến là vùng đất có các làng nghề với
hàng trăm năm hình thành và phát triển, đời này nối tiếp đời kia những nghệ nhân tài
hoa của huyện Điện Bàn đã tạo nên bao sản phẩm độc đáo và nổi tiếng, góp phần rất
lớn trong việc tạo dựng các giá trị văn hóa và thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát
triển. Trong những năm gần đây, những làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Chính
quyền nơi đây đã mạnh dạn đưa du khách đến với một số làng nghề thủ công truyền
thống của huyện và bước đầu đã có được những thành công. Có thể nói, du lịch làng
nghề đang là một hướng đi mới hứa hẹn nhiều thành công trên con đường phát triển
của huyện Điện Bàn nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung. Tuy nhiên, để loại hình
3
du lịch này phát triển tương xứng với tiềm năng của mình thì vẫn còn rất nhiều điều
cần được quan tâm. Đặc biệt là việc nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất của làng
nghề gắn với hoạt động du lịch, từ đó có những giải pháp để đưa làng nghề tiến lên
trên con đường phát triển kinh tế chung của huyện Điện Bàn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Khai thác các giá trị làng nghề
huyện iện Bàn, tỉnh Quảng Nam để phát triển du lịch địa phƣơng” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến hôm nay, làng nghề không đơn thuần là nơi sản xuất ra những mặt hàng
thủ công truyền thống mà hơn nữa nó còn được nhiều quốc gia đưa vào các tour du
lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách tham quan. Hiện nay, rất nhiều quốc gia trên
thế giới đã quan tâm đến việc xây dựng và phát triển làng nghề để phục vụ khách du
lịch, tiêu biểu như Thái Lan. Không những thế, loại hình du lịch làng nghề cũng được
các quốc gia khác như là Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia ... quan tâm đầu tư phát
triển.
Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề trên
đất nước ta đang ngày càng phát triển mạnh và thu hút nhiều du khách tham gia bởi
những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi
vùng. Nhiều du khách nước ngoài đã rất thích thú khi tham gia các tour du lịch làng
nghề vì được ngắm nhìn phong cảnh làng quê yên bình, được tìm hiểu về các vị tổ
nghề, làm quen với những nghệ nhân, nông dân và có khi còn được trực tiếp tham gia
vào các quy trình sản xuất sản phẩm thủ công. Một trong những tỉnh thành hiện nay
có làng nghề nhiều nhất đó chính là tỉnh Quảng Nam. Theo thống kê của Sở Công
thương tỉnh Quảng Nam, hiện toàn tỉnh có trên 61 làng nghề thủ công truyền thống
hình thành trên 100 năm và 40 làng nghề hình thành dưới 100 năm. Vì thế đã có rất
nhiều tác phẩm các công trình, nghiên cứu về các làng nghề đất Quảng, cụ thể như:
Tác phẩm “Chuyện làng nghề đất Quảng” của tác giả Phạm Hữu Đăng Đạt, “Nghề và
làng nghề truyền thống đất Quảng” (tập 4 ) hội văn nghệ dân gian Đà Nẵng hay luận
văn thạc sỹ“Các giải pháp phát triển làng nghề tại Hội An” của tác giả Phan Văn Tú,
hoặc bài viết “Bảo tồn làng nghề đất Quảng” của báo Văn hóa điện tử thuộc bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch số ra 09/09/2011. Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các
4
bài viết trên sách báo này đều đề cập đến lịch sử hình thành, thực trạng của các làng
nghề xứ Quảng, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của làng
nghề, giải quyết công ăn việc làm cho các cư dân tại làng nghề đó.
Đối với đề tài “Khai thác các giá trị của làng nghề huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam để phát triển du lịch địa phương” là một đề tài còn khá mới mẻ cho đến hiện nay
vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Cụ thể trong báo cáo thực tập tốt nghiệp “Giải pháp bảo tồn và phát triển làng
nghề truyền thống đúc đồng Phước Kiều tại huyện Điện Bàn – Quảng Nam” của sinh
viên Trà Mỹ Hạnh, khoa Việt Nam Học thuộc Đại học Sư phạm Huế đã đề cập đến
thực trạng và hướng giải pháp để phát triển làng nghề Đúc đồng Phước Kiều tại huyện
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Bên cạnh đó, trên trang web chính thức của huyện Điện Bàn (www.dienban.gov.vn) đã
giới thiệu một cách sơ lược về thực trạng phát triển các làng nghề của huyện Điện Bàn
như bài viết: “Quảng Nam: Làng nghề đúc đồng Phước Kiều trước nguy cơ mai một”
của tác giả Nguyễn Ái Xuân (10/2010) hay “Trăn trở làng nước mắm Hà Quảng” của
tác giả Nguyễn Quang Việt (2011)… Các bài báo này cũng đã đề cập đến chủ yếu là
giá trị sản phẩm của các làng nghề và nguy cơ của chúng đang đứng trước sự mai một,
từ đó đưa ra giải pháp để khôi phục các giá trị của làng nghề. Tuy nhiên, các bài viết
vẫn chưa đề cập đến các giá trị khác của làng nghề và việc khai thác chúng nhằm mục
đích phục vụ khách du lịch và cải thiện cuộc sống của người dân nơi đây.
Cho đến nay, vẫn chưa có một tác phẩm nghiên cứu nào viết về du lịch làng nghề
huyện Điện Bàn. Có chăng chỉ là những bài báo ngắn như “Du lịch nhà vườn Triêm
Tây” của tác giả Hà Thủy Vân (8/2012) là có đề cập đến du lịch làng nghề của huyện
Điện Bàn.
Như vậy, có khá nhiều đề tài nghiên cứu về làng nghề đất Quảng với mục đích
phản ánh thực trạng để đề xuất các giải pháp nhằm khôi phục làng nghề và nâng cao
đời sống kinh tế cho người dân, trong đó tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các làng
nghề tại Hội An và Duy Xuyên của tỉnh Quảng Nam, còn các đề tài nghiên cứu về các
làng nghề tại huyện Điện Bàn, Quảng Nam thì khá khiêm tốn và càng khiêm tốn về
các đề tài nghiên cứu các giá trị làng nghề tại huyện Điện Bàn nhằm phục vụ cho du
5
lịch. Đây vừa là thuận lợi cũng vừa là khó khăn cho tôi trong việc thực hiện khóa luận
của mình.
3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu giá trị các làng nghề truyền thống ở huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam có thể khai thác để phát triển du lịch địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các làng nghề của huyện
Điện Bàn từ lúc hình thành cho đến nay.
- Giới hạn về mặt không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu bốn làng nghề
tiêu biểu ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là: Làng nghề đúc đồng Phước Kiều,
làng nghề bánh tráng Phú Triêm, làng nghề chiếu chẽ Triêm Tây, làng nghề nước
mắm Hà Quảng.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu về các giá trị làng nghề ở huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam, thực trạng phát triển của làng nghề trên cả lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh du lịch. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của các làng nghề, đưa ra
những giải pháp nhằm thúc đẩy loại hình du lịch làng nghề ở huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam ngày càng phát triển.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu, làm rõ các vấn đề:
- Những cơ sở lý luận chung về làng nghề và du lịch làng nghề
- Tìm hiểu về sáu làng nghề nổi bật ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trên các
khía cạnh: Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề, thực trạng sản xuất và khai
thác các giá trị làng nghề để phát triển du lịch.
- Đưa ra những giải pháp nhằm khai thác và phát triển tốt hơn loại hình du lịch
làng nghề ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, phát triển du lịch tương xứng với
những tiềm năng vốn có của các làng nghề.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
6
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Tài liệu thành văn
+ Các sách đại cương, sách chuyên ngành
+ Luận văn tốt nghiệp của các khoá trước
+ Những bài viết trong các sách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài
+ Tài liệu từ các trang web điện tử như: vietnamtourism.gov.vn, quangnam
quangnamnet.com.vn, dienban.gov.vn, langnghe.org.vn…
- Tài liệu điền dã, phỏng vấn: Đây là nguồn tài liệu được thu thập từ các phòng,
ban, cơ quan chuyên ngành, người dân địa phuơng, khách du lịch và sự quan sát đông
thời là sự đánh giá của bản thân người nghiên cứu và là nguồn tài liệu quan trọng
nhằm đánh giá một cách chính xác, khách quan thực trạng phát triển của các làng nghề
ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cả trên lĩnh vực sản xuất lẫn kinh doanh du lịch.
Từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm khai thác các giá trị làng nghề và thúc
đẩy loại hình du lịch làng nghề ngày càng phát triển.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Đây là phương pháp cơ bản nhằm thu thập một cách đầy đủ các thông tin cần
thiết cho đề tài. Nguồn tài liệu được thu thập từ nhiều cơ quan, ban ngành, sách báo,
tạp chí và các trang web khác nhau và tài liệu điền dã.
5.2.2. Phương pháp thực địa
Đây là một phương pháp rất quan trọng, đi khảo sát thực địa mang lại hiệu quả
cao trong việc tìm hiểu thực trạng tình hình phát triển của làng nghề ở huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đồng thời phương pháp này nhằm kiểm tra, đối chứng sự chính
xác của các thông tin, số liệu, áp dụng một cách nhanh chóng và có hiệu quả các thông
tin nghiên cứu vào thực tế. Phương pháp thực địa còn tạo ra cái nhìn khách quan trong
quá trình nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp giúp thu thập thông tin, lấy ý kiến của các nhà quản lý, các cơ quan
ban ngành địa phương. Đồng thời cũng lấy ý kiến từ khách du lịch và cư dân địa
phương nhằm đạt hiệu quả cao và tạo ra cái nhìn khách quan trong quá trình nghiên
cứu đề tài.