Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết quả thu thập và đánh giá một nguồn gen Lúa cạn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
130.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1815

Kết quả thu thập và đánh giá một nguồn gen Lúa cạn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 135 - 139

135

KẾT QUẢ THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT NGUỒN GEN LÚA CẠN

TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Nguyễn Đức Thạnh*

Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đề tài đã thu thập được 284 mẫu giống lúa cạn tại 63 xã thuộc 32 huyện của 12 tỉnh miền núi phía

Bắc. Các mẫu giống lúa cạn thu được nhiều ở tỉnh Hà Giang 69 mẫu, Bắc Kạn 57 mẫu, Cao Bằng

54 mẫu.... Trên cơ sở tên gọi, đặc điểm hình thái của các giống, một số giống thu trùng lặp đã

được loại bỏ còn lại 223 giống. Trong tổng số giống thu được giống lúa nếp có tỷ lệ cao hơn chiểm

59,5%, giống lúa tẻ chiếm 40,5%, Tại các tỉnh giống lúa nếp chiếm tỷ lệ cao hơn lúa tẻ. Số lượng

loài phụ Japonica chiếm tỷ lệ lớn 70,9% , loài phụ Indica chiếm tỷ lệ 29.1%. Trong đó đối với loài

Japonica nhóm lúa nếp có số lượng và tỷ lệ cao hơn lúa tẻ và ngược lại. Về chất lượng gạo có

56,1% không bạc bụng, ở điểm 1 bạc bụng ít có 34,7%, trong khi đó số lượng giống có độ bạc

bụng nhiều chỉ chiếm 1% và số lượng giống có độ bạc bụng trung bình chiếm 8,2%. Các nhóm

giống lúa có độ phân hủy kiềm trung bình là nhiều nhất chiếm 82,1%, nhóm có độ phân hủy kiềm

thấp không có, nhóm có độ phân hủy kiềm cao là 17,9%.

Từ khóa: Lúa cạn, Loài phụ lúa, Chất lượng gạo

MỞ ĐẦU

*

Việt Nam là một đất nước đa dạng sinh học

nông nghiệp, trong nửa thế kỷ qua, Việt Nam

đã trải qua một giai đoạn lịch sử phức tạp, hậu

quả của chiến tranh đã ảnh hưởng to lớn đến

đa dạng sinh học. Nhà nước Việt Nam đã có

những nỗ lực to lớn để ngăn chặn suy giảm đa

dạng sinh học nói chung và tài nguyên di

truyền thực vật nói riêng [1].

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh,

thiên tai như lũ lụt, hạn hán và do tác động

của các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội, yếu tố

sinh học nhiều giống lúa địa phương quí hiếm

có nguy cơ cao bị xói mòn nguồn gen [2].

Nhằm góp phần sử dụng bền vững nguồn gen

giống lúa, trong đó có nguồn gen lúa cạn, bảo

vệ các tri thức bản địa và sự đa dạng sinh học

đối với cây lúa, chúng tôi thực hiện đề tài thu

thập và đánh giá nguồn gen cây lúa cạn tại

một số tỉnh miền núi phía Băc Việt Nam và

bước đầu đánh giá nhanh một số tính trạng

của tập đoàn đã thu thập.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

THÍ NGHIỆM

Nội dung nghiên cứu

- Thu thập các giống lúa cạn tại một số tỉnh

phía Bắc Việt Nam;

*

Tel: 0989.153.954

- Phân loại lúa nếp và lúa tẻ;

- Phân loại các loài phụ;

- Đánh giá một số đặc điểm về chất lượng.

Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập các giống lúa theo mẫu sưu tập

giống.

- Đánh giá các chỉ tiêu:

+ Phân loại lúa nếp lúa tẻ bằng dung dịch I￾KI 1%.

+ Phân loại loài phụ của lúa theo phương

pháp phân loại nhanh của Oka (1958) [5]

+ Xác định nhiệt độ hóa hồ, độ bạc bụng của

hạt, dạng tinh bột của nội nhũ theo phương

pháp Quốc tế của IRRI [3].

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả thu thập

Để bảo tồn sự đa dạng di truyền nguồn gen

lúa cạn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cần thu

thập nguồn tài nguyên quý này, chúng tôi tiến

hành thu thập các giống lúa cạn trên cơ sơ

điều tra những địa phương có nhiều giống lúa

để thu thập và một phần dựa vào lực lượng

sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái

Nguyên thu thập tại một số địa phương. Sau

khi xác định được những địa phương có

nguồn gen lúa cạn khá phong phú, chúng tôi

tiến hành liên hệ, hướng dẫn những sinh viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!