Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết quả thử nghiệm giâm hom Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) nhằm phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen thực vật rừng quý, hiếm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
La Quang Độ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 69 - 73
69
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM GIÂM HOM BÁCH VÀNG (XANTHOCYPARIS
VIETNAMENSIS Farjon & Hiep) NHẰM PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN
NGUỒN GEN THỰC VẬT RỪNG QUÝ, HIẾM
La Quang Độ*
, Trần Thị Thu Hà, La Thu Phương
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) là loài duy nhất của chi Xanthocyparis
thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae), đây là loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam
phân hạng CR B1+2b,c,e và danh lục đỏ IUCN phân hạng CR B2ab(v). Cây thường mọc trên các
đỉnh núi đá vôi, có số lượng cây tái sinh rất ít và khả năng tái sinh tự nhiên cũng như sinh trưởng
rất kém. Hiện nay chưa có cơ sở nghiên cứu và sản xuất nào nhân giống trên diện đại trà thành
công bằng hạt loài cây này, nên việc nhân giống vô tính bằng giâm hom cành để bảo tồn nguồn
gen quý, hiếm mới chỉ phát hiện ở Việt Nam là việc làm rất có ý nghĩa. Từ kết quả thí nghiệm
giâm hom cho thấy Bách vàng là loài cây rất dễ ra rễ, ngay cả với cành không có chất kích thích
cũng cho tỷ lệ ra rễ đạt 84,67%. Các chất kích thích ra rễ là α-Naphthalene acetic acid (α-NAA),
indole-3-acetic acid (IAA), Indole-3-butyric acid (IBA) sử dụng ở 3 nồng độ khác nhau (50ppm,
100ppm, 200ppm) tác động tới tỷ lệ ra rễ là khác nhau. Chất kích thích ra rễ NAA, IBA cho tỷ lệ
ra rễ 78 - 100% cao hơn so với đối chứng, chất kích thích IAA có tỷ lệ ra rễ thấp hơn so với đối
chứng. Việc nhân rộng giâm hom loài cây Bách vàng bằng 2 loại chất kích thích ra rễ NAA ở nồng
độ 200ppm và chất IBA ở nồng độ 200ppm và IBA 50ppm là rất khả quan.
Từ khoá: Bách vàng, bảo tồn, giâm hom.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Bách vàng hay Bách vàng Việt Nam, Hoàng
đàn vàng Việt Nam, Trắc bách Quản Bạ hoặc
cây Ché (tên gọi địa phương) là một loài cây
thân gỗ mới thuộc họ Hoàng đàn
(Cupressaceae), có nguồn gốc ở khu vực
huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang thuộc miền
Bắc Việt Nam. Đây là loài đặc hữu của Việt
Nam, được tìm thấy vào năm 1999, và khi đó đã
được mô tả như là một chi mới và có danh pháp
khoa học là Xanthocyparis vietnamensis [2].
Trên hiện trường thực tế, Bách vàng có ra
nón và kết hạt nhưng không tìm thấy cây con
tái sinh. Như vậy cho dù khoanh vùng bảo vệ
tốt, loài này vẫn đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng. Theo tiêu chuẩn của IUCN thì hiện
trạng của loài này được xếp ở cấp CR
(Critically Endangered – Cực kỳ nguy cấp).
*
Tel: 0914608369; Email: [email protected]
Bách vàng được đánh giá là đang bị tuyệt
chủng trầm trọng do phân bố hẹp, nơi sống
hạn chế và các tác động của việc chặt chọn
lọc và cháy rừng...
Năm 2012, trên vùng núi đá vôi ở độ cao
1200-1250m so với mực nước biển tại xã Ca
Thành huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, [1]
đã gặp một quần thể nhỏ cây Bách vàng gồm
29 cây Bách vàng trưởng thành có chiều cao từ
6-15m, đường kính từ 4 - 25cm, đặc biệt có
những cây Doo = 4cm, Hvn = 3,8m đã có nón,
Bách vàng tập trung chủ yếu trên đỉnh núi.
Trong số 33 cây Bách vàng tái sinh, các cây tái
sinh có nguồn gốc chủ yếu từ hạt và duy nhất
có 1 cá thể tái sinh từ cành rơi rụng. Cây tái
sinh hầu hết có chất lượng xấu và không có
cây nào có chiều cao vượt 0,5m. Xuất phát từ
phát hiện này, nên việc nhân giống bằng giâm
hom đối với loài cây này là rất cần thiết cả về
lý luận khoa học và thực tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn